Pair of Vintage Old School Fru
Không bấm vùng phía trên kẻo mất tiền nhé!

Trong nhà lúc ấy còn nuôi thằng bé mồ côi Tôm Ha ghen được ba năm rồi. ông Trùm hỏi thằng này có dính vào đó không thì Clemenxa lắc. ông bèn cho xe đi rước cậu
cả về trụ sở hãng buôn Giencô Pu ra.
Lần đầu tiên trong đời ông Trùm chịu thất bại. Còn lại hai bố con, ông Trùm giở giọng Xinli ra chửi. Để chửi rủa, để trút cơn giận trong ruột ra thì không có thứ tiếng nào tiện như tiếng Xinli. ông chửi một thôi một hồi chán rồi mới hỏi:
-Ai cho phép mày làm thế? Mày học ở đâu cái thói ấy đấy
Thằng Xôny tấm tức đứng ngây như phỗng. ông Trùm khinh bỉ dài giọng chê:
- Ngu gì mà ngu quá! Được bao nhiêu mà làm. Mỗi thằng có được năm chục không ? Hai chục? Có hai chục bạc mà mày chịu thí thân hả, thằng kia?...
Làm như uống thuốc điếc, Xônni nói nhơn nhơn:
- Bố giết Phanuchi, con biết.
ông Trùm giơ tay lên trời, há mồm ớ - ớ một lúc rồi nặng nề ngồi phịch xuống ghế, chờ xem thằng ranh con còn nói gì nữa. .
Xôni tiếp:
- Lúc Phanuchi về, mẹ bảo lên nhà được rồi. Con thấy bố leo lên mái nhà nên cũng lên theo. Bố làm gì con thấy hết. Cả lúc bố tẩu cái ví với khẩu súng, con cũng thấy
ông Trùm thở dài:
Chả trách tao không bảo được mày. Nhưng chẳng nhẽ mày không thích học hành để ra làm luật sư hay sao? Một luật sư xách cặp còn ăn tiền hơn cả ngàn thằng bịt mặt cầm súng đấy, con ạ.
Xôni nhăn răng cười. nói kháy:
- Con sướng làm việc nhà. . .
Trông thấy mặt bố lạnh như kem, không thèm cười câu nói đùa của mình, nó vội vàng lấp bắp:
Bán dầu ôliu thì con học được.
ông Trùm không nói gì, mãi một lúc lâu mới nhún vai
- Thôi thì ai có phận nấy.
ông không nói toạc ra rằng số phận của thằng con đã được định đoạt từ hôm nó chứng kiến ông giết Phanuchi. ông quay mặt đi buông một câu:
- Mười giờ sáng mai đến đây, chú Giencô sẽ cắt việc cho mày.
Nhưng một consigiori tinh đời như Giencô Apbanđando làm gì không biết thâm ý ông Trùm? Vì vậy lão dùng Xônni chủ yếu như cận vệ của ông bố - một chức vụ giúp nó nắm được các bí mật của nghệ thuật làm ông Trùm. Bản thân don Côrleône cũng nổi máu sư phạm, suốt ngày dạy dỗ cậu cả khoa học tiến thân, hi vọng sẽ có ích cho nó.
Ngoài lời răn cửa miệng rằng ai có phận nấy, suốt ngày Xônni bị ông Trùm mắng là nóng nảy không biết kiềm chế. ông Trùm coi dọa nạt là cách ngu nhất bộc lộ mình, còn tính nóng nẩy mù quáng không ghìm được thì là trò dại dột hết sức nguy hiểm. Không một ai nghe thấy ở ông Trùm một lời đe dọa lộ liễu, không một ai trông thấy ông Trùm lên cơn điên giận không kìm nổi.
Đó là điều không thể chấp nhận được. Và ông Trùm ra sức dạy Xônni biết kiềm chế như mình ông luôn mồm nhắc nhở: "Hay nhất là mình lỗi một đối phương tưởng mười, hay nữa là mình giỏi mười bạn bè tường một".
Coporegime Clemenxa tận tình rèn cặp Xônni: dạy bắn, dạy xiết cổ. Xônni đã Mĩ hóa nhiều, hắn chê cái kiểu dây lụa xiết cổ theo lối xinli. Hắn ưa dùng súng lục hơn - thứ vũ khí này của người Ang lô - Xắc xông giản tiện, thông dụng và vô hình tích hơn nhiều - khiến ông thấy không vui Nhưng đi với bố thì chịu đi đều đều và thích thú lái xe cho ông, đỡ đần ông trong những việc vặt. Cứ thế suốt hai năm trời, nhìn vào chẳng có cái gì khác thường: cậu con dần dấn nắm được nghề bố, không mơ ước viển vông, không tỏ ra quá hăng hái, bằng lòng với công việc theo nguyên tắc biết tội thì tha.
Trong khi đó thằng bạn và anh em kết nghĩa Tôm Hagllen lại học lên đại học; Phređô sắp học xong trung học, Mai cơn lên cấp hai, con bé út Cônni mới cao chưa chạm mặt bàn - nó mới lên bốn. Nhà đã dọn sang Bronkx, đầy đủ tiện nghi. Don Côrleône trù tính mua nhà bên Long Ailơnd, nhưng chưa vội, muốn ghép việc mua bán này vào một hành động gì đó đã dự tính sẵn.
Vi tô Côrleône biết nắm bắt cái cốt lõi của những việc xảy ra quanh mình và đoán biết nó sẽ dẫn đến đâu. Các thành phố lớn của nước Mĩ đang bị xâu xé trong cuộc
tranh chấp của giới tội phạm. Lâu lâu lại có đổ máu; dân đao búa hám lợi nhăm nhe lấn đất của nhau: những người như Côrleône thì lo cố thủ lãnh địa và giữ miếng ăn. Don Côrleône thấy rõ báo chí và các cơ quan chính quyền đang ra sức đổ dầu vào lửa toan tìm cớ đưa ra những dự luật khắc nghiệt hơn và tung cảnh sát ra đàn áp thẳng tay hơn ông e ngại rằng sự công phẫn lên cao ắt tự do dân chủ gì cũng tạm thời dẹp hết - lúc đó thì ông và đồng bọn đi đời cả nút. Về đối nội thì đế quốc của ông vững chắc có thừa. Vì vậy ông Trùm quyết định phải hòa giải các nhóm đối địch ở Niu York và sau đó là trên toàn quốc.
Vitô Côrleône không tự huyễn hoặc mình; ông hiểu rõ gánh lấy một sứ mệnh như vậy nguy hiểm đến mức nào. ông dể hết năm đầu đi gặp thủ lĩnh các băng ở Niu Vork và chuẩn bị cơ sở. ông nắn gân từng người, đề nghị phân chia phạm vi ảnh hưởng, thành lập một hội đồng trên nguyên tắc tự nguyện để theo dõi việc thực hiện. Khốn nỗi mật ít ruồi nhiều, quyền lợi các bên va chạm nhau chan chát. Cứ kiểu này thì khó mà thống nhất được. Giống như nhiều lãnh chúa khác, don Côrleône hiểu rằng trật tự và yên ổn chỉ có được khi nào số các cường quốc tự chủ rút xuống còn ít nhất để
có thể kiểm soát được.
Trong thành phố chi có năm sáu "gia đình" có thế lực không dễ gì diệt được. Còn lại bao nhiêu bắt giải nghệ hết - đárn "Hắc thủ" hoành hành ngang ngược, bọn ăn tiền tép riu làm ăn không có sự che chở thích đáng, nghĩa là sự che chở mua được của các nhà chức trách, bọn này phải "đi", không một hai gì cả. Don Côrleône thực sự đã tiến hành những cuộc tảo thanh, tung toàn lực của mình vào cuộc tổng càn quét.
Việc bình định vùng Niu York tốn mất ba năm và don nhiều phen lao đao ra trò. Có phen don Côrleône suýt mất mạng. lần ấy đánh dẹp băng Irland xưa nay chuyên làm ăn lẻ. Nghe nói bị cánh Côrleône quyết định xóa sổ, bọn đầu gấu băng này sôi tiết một hai đòi chơi dốc túi, chết thì chết. Toán cận vệ của Vi tô Côrleône quét bọn kia dúi dụi, nhưng vẫn còn sót một thằng. Trước khi lĩnh trọn cơ số đạn vào mình, hắn còn kịp trả lại một viên - xuyên ngực ông Trùm.
ông bố ăn đạn phải năm một chỗ thì cậu cả Xônni Côrleône được dịp trổ tài. Hắn nhận chức caporegime, cầm đấu một toán riêng và đánh đường phố khét tiếng.
Hắn còn bộc lộ rõ sự tàn bạo không biết chùn tay, điều mà vì không có nên don Côrleône bị coi là một nhà chinh phạt chưa được hoàn hảo lắm.
Vẻn vẹn trong ba năm từ 1935 - 1937, xônni Côrleone thành danh là tay giết người gian hùng và không biết thương xót mà giới giang hồ xưa nay ít biết. Chỉ có con
quái vật Luca Bradiđi những ngón đòn tàn độc rùng rợn là được xếp trên hắn mà thôi.
Dạo ấy còn lọt được thằng Irland nào là Luca Bracli xách súng đi lùng xóa sổ bằng sạch. Một mình gã tỉa gần hết mấy băng vét đĩa, xác nằm như ngả rạ, khiến một ông Trùm có tiếng trong số sáu đại gia Niu York phải lên tiếng can thiệp. Vừa mở mồm khuyên giải là Luca hạ thẳng cẳng luôn. May mà sau đó don Côrleône kịp bình phục nên mới dàn xếp êm thấm.
Kể từ năm 1937, Niu York mới hết sóng gió, không kể những vụ xích mích nhỏ - tuy nhiều khi cũng có nguy cơ gây hậu quả ghê gớm.
Don Côrleône theo dõi sát sao tất cả những gì xảy ra bên ngoài giang sơn của mình, hệt như thời cổ đại các lãnh chúa chong mắt canh chừng dân man đi qua lại ngoài thành. Việc Hitler tiếm quyền, Tây Ban Nha mất nước, Đức o ép Anh ở Munich- tất cả đều không qua nổi mắt ông Trùm. Đứng ngoài cuộc nhìn vào, ông thấy rõ nguy cơ chiến tranh toàn cầu đang tràn đến và suy luận một cách đúng đắn hậu quả của nó. Thế giới riêng của ông chỉ càng thêm bất khả xâm phạm mà thôi Hơn nữa, nếu khôn ngoan thức thời thì chiến tranh càng dễ làm giàu. Có điều muốn được thế, phải theo
đúng phương châm: Thiên hạ đại loạn, nội gia đại trị.
Với lời kêu gọi đó, don Côrleône đi khắp nước du thuyết ông hội họp với đồng bào mình ở Los Angeles, ở Xan Phranxixcô và Clivlơnđ, ở Chicagô, Philadelphia, Maiami và Boxtơn. ông trở thành sứ giả hòa bình trong thế giới tội phạm và đến năm 1939 đã làm nên một kỳ tích mà ngay Giáo hoàng cũng không dàn xếp nổi giữa các quốc gia thù địch: các tổ chức bí mật có uy tín nhất nước Mĩ đã thỏa thuận được với nhau và cùng kí một hiệp ước. Giống như Hiến pháp Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, hiệp ước này thừa nhận các bên tham gia có toàn quyền tự quyết trong giới hạn bang mình hoặc thành phố mình. Hiệp ước chỉ đề cập việc phân chia khu vực ảnh hưởng và cam kết gìn giữ hòa bình.
Chính vì vậy mà năm 1939, khi thế chiến thứ hai bùng nổ, và năm 1941, khi Hoa kỳ tham chiếu, giang sơn của ông Trùm Côrleône vẫn thái bình và hoàn toàn sẵn sàng nhảy ra ăn hôi những quả vàng do sự phát triển của nền kinh tế Mỹ đem lại cùng với các ngành khác Nhà Côrlìeône nhúng tay vào tuồn ra chợ đen phiếu thực phẩm, bông xăng và thậm chí cả vé tàu. Nó vừa bảo đảm đơn dặt hàng quân sự cho một hãng này, vừa moi vải chợ den cho các hãng may khác thiếu nguyên liệu vì không được đặt hàng. ông Trùm còn thừa sức làm hơn thế: nhờ ông mà đám thủ hạ trẻ đến tuổi quân dịch khỏi phải đi chết trận cho những quyền lợi không phải của mình. Chỉ cần móc ngoặc với các bác sĩ, nhờ họ bảo giúp nên uống thuốc gì trước khi khám
tuyển hoặc thu xếp vào làm trong các xí nghiệp quốc phòng để khỏi phải đi lính là xong.
Vậy thì tại san ông Trùm Côrleône lại không có quyền tự hào? ai thần phục ta thì tha hồ mà vui chơi phè phỡn, còn ai phục tùng luật pháp thì cứ việc đi mà chết, chết chồng chết đống cả triệu mạng kia kìa! Chỉ có một cái gai đâm ông đau nhói: thằng con rứt ruột Mai cơn Côrleône lại từ chối sự che chở của cha, đâm đầu tình nguyện đi chiến đấu cho Tổ quốc. ông Trùm thầm kinh ngạc thấy mấy thằng ranh con cháu trong nhà cũng theo gương nó. Một đứa còn dám mở mồm phân bua với ông caporegime của mình rằng: "Đất nước này đã đem lại cho tôi bao nhiêu thứ . Nghe thật lạ, ông Trùm chửi: "Có. tao đem lại cho chúng mày thì có".
Bọn ranh này đáng lẽ đã phải khốn với ông, nhưng ông đã tha cho con rồi nên cũng đành tha luôn cho bọn chúng. Con cái nhà, chẳng đứa nào còn biết bổn phận đối với ông Trùm của chúng cũng như đối với chính bản thân chúng cả?
Đến cuối thế chiến, don Côrleône hiểu rằng cái thế giới của ông lại phải đổi lại các luật lệ, phải khôn khéo nương theo luật lệ của thế giới bên ngoài. ông tự tin là mình sẽ làm được mà không phải chịu thiệt hại gì.
CƠ sở cho lòng tự tin ấy ông rút ra từ chinh cuộc đời. Có hai việc trong kinh nghiệm sống của mình đã đưa ông đến một phát hiện quan trọng. Lâu rồi, hồi ông mới bắt đầu sự nghiệp kia, một hôm có người bạn cũ tên là Nadôrin tìm đến nhờ giúp đỡ. Anh chàng này lúc đó còn trẻ, đang làm chân chạy việc trong một lò bánh và đang nhăm nhe cưới vợ. Cùng với vợ chưa cưới, một cô gái đứng đắn con một gia đình người Italia gương mẫu, hai người dành dụm từng đồng, gom được một món tiền mà hồi đó là lớn lắm 300 đô la. Họ nhờ người giới thiệu đền gặp lão buôn đồ gỗ. Lão này vui vẻ cho phép hai người muốn chọn gì thì chọn - suốt ngày Nadôrin với vị hôn thê lang thang trong gian kho rộng chất đầy đồ gỗ, chọn cái này bỏ cái kia, quyết chí xây tổ ấm. Sau đó lão chủ nhận tiền - ba trăm đô la máu mủ kiếm được bằng mồ hôi nước mắt, - đút tọt vào túi rồi hẹn nội một tuần lễ là mọi thứ sẽ được đưa đến căn nhà mới thuê của Nadônn.
Nhưng ngay trong tuần đó cửa hàng tuyên bố vỡ nợ. Gian kho rộng lớn chất đầy gỗ bị kiểm kê và niêm phong để nay mai đem gán ít nhiều cho các chủ nợ. lão nhà buôn biến mất tăm để mặc các chủ nợ nhà ta mặc sức vung tay vung chân chửi trời oán đất Nadônn cũng nằm trong số đó. Đau quá, đi hỏi luật sư thì ông này bảo rằng trong khi tòa chưa quyết định thỏa mãn đơn khiếu nại của tất cả các chủ nợ thì chưa thể làm gì được.
Hoàn tất thủ tục phải mất chừng ba năm và may lắm Nadôrin sẽ được hoàn lại một phần mười số tiền.
Vi tô Côrleône vừa nghe vừa mồm cười ngờ vực: thế này thì hết nước, nó dựa pháp luật mà ăn cướp giữa ban ngày được à? Lão nhà buôn có biệt thự riêng không thua
gì một lâu đài sang trọng, tiếp khách trong trang ấp riêng ở Long Ai lơn, đi đâu một bước là có xe hơi bóng nhoáng, con cái cho học cao hết lượt. Nhẽ nào một người
như vậy lại quịt ba trăm đô la của thằng Nadôrin kiết xác mà không chịu trả số đồ họ đã trả mua. Để chắc ăn, Vi tô giao Giencô Apbandanđo hỏi lại các luật sư đang làm cho hãng Giencô Pu ra xem sự thực có đúng thế không
Mà lạ, đám luật sư lại khẳng định câu chuyện của Nadôrin lại có thật mới chết chứ? Toàn bộ gia sản của tay lái buôn đứng tên vợ lão. Cửa hàng đồ gỗ là thuộc công ti và lão ta không phải chịu trách nhiệm cá nhân về nó. Phải, lão nhà buôn biết trước mình sắp vỡ nợ, nhưng vẫn điềm nhiên bỏ túi món tiền của Nadôrin mới đểu Nhưng ở đời chuyện ấy thiếu gì? Luật pháp ở đây chỉ biết giương mắt mà nhìn, chẳng làm đếch gì được.
Dĩ nhiên chuyện lôi thôi dàn xếp xong ngay. Don Côrlône cử consiglion Apbanđanđo đến nói phải quấy với lão nhà buôn, và vị thương gia láu cá này biết là nuốt không trôi bèn vội vàng kiếm cho Nadorin đủ số đồ gỗ Nhưng đối với Vi tô Côrleône thì đó là một bài học đáng quí.
Vụ thứ hai để lại dấu ấn sâu sắc hơn trong nhận thức của ông Trùm. Năm 1939 don Côrleône quyết định dưa cả nhà ra ngoại ô. Như bất kì một bậc phụ huynh nào, ông muốn rằng con cái phải dược đi học ở trường nào tốt nhất, được kết bạn với những đứa bạn hợp tính hợp nết. Ngoài ra, do những động cơ thuần túy riêng tư, ông thích kiểu sống tách biệt ở ngoại thành, khi mà mình chẳng việc gì phải biết hàng xóm của mình là ai. ông tậu một khoảng đất trong vành đai rừng ở thị trấn Long Bich - ở đó mới có cả thảy bốn biệt thự mới xây, nhưng đất còn nhiều, đủ chỗ những người khác nữa. Xôni đã chính thức hứa hôn với Xanđra, ít lâu nữa là cưới, nên một ngôi nhà là dành cho hắn. Một nữa dành cho chính ông Trùm. Ngôi nhà thứ ba Giencô Apbanđanđo cùng gia đình chiếm. Ngôi thứ tư tạm thời để trống.
Mới dọn nhà được một tuần thì có một chiếc cam nhông le te chạy đến, trên xe chễm chệ ba bác thợ. Các bác tự xưng là chịu trách nhiệm về tình trạng hệ thống
lò sưởi trong khu vực thị trấn Long Bich. Tay vệ sĩ trong đội báo vệ riêng của ông Trùm đưa ba bác vào nhà nồi hơi. Vợ chồng ông Trùm cùng Xônni đang dạo chơi trong
vườn thở hít không khí biển trong lành.
ông Trùm rất bực mình khi bị tay vệ sĩ gọi vào nhà. Toán thợ - ba bác trâu mộng đang hí húi bên nồi hơi.
Dàn hơi bị gỡ, mỗi thứ quăng một nơi. Bác thợ cả to như đô vật nói chan chát như dao chém đá:
Cái lò nhà ông vứt đi thì vừa. Muốn sửa, chúng tôi sửa cho. Đúng trăm rưởi cả thảy, cả công lẫn tiền mua phụ tùng - cộng với khoản thù lao kiểm tra kĩ thuật. - Bác ta móc một tấm bìa màu đỏ. - Anh em chúng tôi mà cho vào đây một dấu son thì chẳng ai đòi xét nữa đâu.
Thấy hay hay, hơn nữa sau mấy tuần yên tĩnh chẳng phải mó tay đến "công việc vì bận dời nhà, nên ông Trùm đã hơi buồn chân buồn tay. Cố tình trọ trẹ - thường thì chỉ hơi đơn đớt thôi,- ông hỏi:
- Còn như tôi không trả tiền rồi lò sưởi làm sao?
Bác thợ cả nhún vai:
Thế thì đâu cứ nằm đấy, anh em chúng tôi xin kiếu - Bác ta đưa tay trỏ đống sắt thép lình kỉnh phác một cử chỉ đầy hàm ý.
ông Trùm nhũn nhặn nói:
Xin các ông chờ cho một lúc để tôi đi lấy tiền.
ông ra vườn bảo Xôni:
- Này, có mấy ông thợ đến làm trong buồng nồi hơi, tao chẳng thủng người ta cấn gì cả. Mày vào xem thế nào đi, con.
Đùa thì đùa thế chứ ông đã tính chuyện đưa thằng con lên làm phó cho mình, mà một khi đã nhằm giao việc thì trước tiên phải thử vài lần cái đã.
Cách xử trí của Xônni không vừa lòng ông bố chút nào - hắn lỗ mãng quá, thẳng thừng quá, thiếu hẳn cái tế nhị của Xixili. Hắn thích cái kiểu búa tạ chứ không
thích kiểu dùi xuyên. Số là vừa nghe qua yêu cầu của bác thợ cả, Xôni nhà ta không một hai gì hết, rút luôn súng ra rồi sai đàn em quất cho bác một trận no đòn.
Quát xong, lại bắt các bác ráp lại nồi hơi, thu dọn đâu ra đấy. Hắn soát người các bác - té ra các bác quả thực là người của công ti tu bổ các công trình nhà ở đóng tại quận Xa phốc. Hắn hỏi tên ông chủ công ty, sau đó quẳng cả ba bác lên cái xe tải. .
- Giờ hồn, chớ có láng cháng trước mặt ông! - Hắn ngọt nhạt dặn dò.- ông thì ông cấu đầu rút ruột chúng mày ra!
Dạo ấy Xantinô Côrleône chưa tàn nhẫn lắm như sau này và được cái rất chịu khó lo việc bảo đảm trật tự xã hội ở khu hắn sống. ông chủ công ty tu bổ các công trình
nhà ở phát rét, cấm có thấy lai vãng đến nữa. Sau khi bắt tay với ông cảnh sát khu vực thì nhất cử nhất động của dân chuyên nghiệp trong vùng Xônni đều có tờ trình
hàng ngày. Chưa đầy một năm mà Long Bich đâm ra lành mạnh nhất nước. Bọn du đãng, trộm cướp đều được nhắn trước liều liệu khăn gói đi nơi khác mà làm ăn.
Làm một cú là được cảnh cáo, lần thứ hai còn làm nữa coi như tuyệt tích giang hồ luôn. Bọn lừa đảo và đám chân gỗ nơi khác đến hành nghề được lịch sự thời đi, còn nấn ná rồi cũng phải đi thôi, nhưng bằng xe cứu thương cho thêm phần long trọng. Ngay cả bọn con ông cháu cha ăn no rừng mỡ phá phách cũng bị mời đi như thường để khỏi bôi nhọ danh dự gia đình cũng như tiếng tốt của thị trấn. Chả thế mà Long Bich trở thành ngọn cờ dầu trong phong trào bảo vệ trật tự trị an.
Chuyện ăn tiền của mấy bác thợ nọ vẫn nằm trong khuôn khổ pháp luật - đó chính là điều đã để lại ấn tượng sâu sắc cho don Côrleône. Rõ ràng một người cơ trí như ông chắc chắn sẽ có chỗ đứng trên đời, chỗ đứng mà ngày nào cậu bé thật thà trong tiệm tạp hóa đã mơ ước Và ông đã trổ tài để đứng được trong cuộc đời ấy.
Cứ như thế, ông sống bình yên trong trang ấp của mình ở gần Long Bich, vun đắp vương quốc của mình và mở rộng bờ cõi - cứ thế cho đến ngày chiến tranh thế giới đã qua lâu và Thằng Thổ Xôlôdô xé bỏ cam kết, tuyên chiến với cường quốc của don Côrleône, còn chính ông Trùm bị hắn quẳng vào nhà thương, sống dở chết dở.



***Xem trang:
[1][2][3][4][5][6][7][8][9][10][11][12][13][14][15][16][17][18][19][20]
[21][22][23][24][25][26][27][28][29][30][31][32][33][34][35][36][37][38][39][40][41][42][43]

TOP WAP WORLDWIDE


mobiV trang ch

© GIAITRI102.TK
Thanks to XTGEM