Không bấm vùng phía trên kẻo mất tiền nhé!

khác với phần lớn các ông trùm, Cuneô chưa bao giờ phải ngồi tù, thậm chí không ai có ý nghi ngờ thực chất của công việc hắn làm nữa. Chẳng những thế mọi người
đều coi hắn là một nhà làm ăn đàng hoàng đứng đắn, hắn họp hành liên miên trong đủ loại ủy ban, một lần còn được tiểu ban thương mại bầu là"Nhà doanh thương
số một của Niu York trong năm".
Tới dự hội còn có đồng minh thân cận nhất của cánh Tataglia - don Emiliô Bardini. Cánh này ôm đồm rất nhiều món: nào mở sòng bạc và các quán tiêu sầu ở Bruclin và Quinx, nào cung cấp bọn dâm thuê chém mướn hùng cứ hòn đảo Xteitơn Ailơnđ, nào mở các ổ đánh cá thể thao ở Bronkx và Vextchextơ, cả buôn bán ma túy cũng có cánh này chấm mút. Don Bardine quan hệ mật thiết với các băng ở Chvlơnd và ở miền Tây.
Giây máu ăn phần cả trong các cơ sở giải trí ở các thành phố bỏ ngỏ của bang Nevađa như Las Vegas và Ren chứng tỏ hắn cũng là đứa biết nhìn xa, đến tận Maiami
và Cua hắn cũng thò tay đến tranh ăn trong ngạnh du lịch. Cánh Bardini bận rộn đến thế cơ đấy. Sau cánh Côrleône có lẽ đây là cánh mạnh nhất trong tất cả các băng ở Niu York, có nghĩa là trong cả nước Mĩ. Bàn tay của Bardini còn thò sang tận Xixili nữa. Không có một nghề làm ăn phi pháp nào nhiều lãi mà hắn không mó đến. Nghe nói hắn còn bắt rễ vào cả phố Uôn. Ngay từ ngày đầu khởi chiến, hắn đã đem hết tiền bạc và ảnh hưởng của mình làm hậu thuẫn cho cánh Tataglia. Từ lâu hắn đã áp ủ tham vọng hạ bệ ông Trùm Côrleône và tự lập làm minh chủ của giới giang hồ nước Mĩ, nhân tiện báu xấu thêm một miếng trong mâm cỗ của don Côrleône. Hắn giống Bố Già ở nhiều điểm, thậm chí còn hơn ông về tài thích ứng với đòi hỏi của thời đại, cách làm ăn năng nổ hơn, xem xét sự việc phóng khoáng hơn. Ai chứ Emiliô thì không thể bảo là đồ chê chai đồng nát được. ở hắn toát ra mềm tự tin và sự táo tợn ngông nghênh của một tướng trẻ đầu bò đang lên mạnh và thấy ràng cờ đã đến tay. Hắn gây cho người ta ấn tượng của một cá nhân mạnh mẽ nhưng lạnh lùng chứ không tình cảm như don Côrleône - có lẽ giờ đây hắn là đứa "đáng nể nhất trong Ngũ Đại Gia.
Đến sau cùng là Philip Tataglia - kẻ cầm đầu băng đã ra mặt tranh giành quyền lực của cánh Côrleône bằng cách giúp đỡ Xôlôdô và suýt nữa đã thành công.
ấy thế mà các cánh khác trong Ngũ Đại Gia lại có vẻ ít nhiều coi thường hắn. Trước hết là vì hắn đã u mê để cho Xôlôdô xui dại mà ăn phải bả của thằng Thổ ranh ma ấy. Chính vì hắn mà ngày nay mới xẩy ra cái trò đánh giết nháo nhào này, gây khó khăn rất nhiều cho việc làm ăn thường nhật của các gia đình Niu York. Sau nữa, hắn - một lão lục tuần già khú? - là đứa háo ngọt, thấy gái là híp cả mắt. Gì chứ khoản này thì hắn tha hồ múa may. Chả là nghiệp nhà của cánh Tataglia là nuôi điếm mà. Thu nhập chủ yếu của hắn là nhờ mãi dâm. Ngoài ra hắn còn nắm trong tày hầu hết các hộp đêm của nước Mĩ, hễ có mầm non nào nhiều hứa hẹn là cánh này nhặt bằng hết, dù ở thành phố nào đi nữa.
Phi líp Tataglia không ngần ngại chơi bẩn để xỏ mũi một danh ca tài ba hay một kép hài nào đó và bắt ép các hãng đĩa hát phải chịu theo điều kiện của mình. Tuy nhiên, cần câu cơm chủ yếu của hắn vẫn là gái.
Bọn đồng minh của Phihp Tataglia không ưa tư cách hắn. Suốt đời hắn kêu ca than vãn làm ăn sa sút. Bọn kĩ nữ thì biếng nhác, õng ẹo - đứa trốn, đứa tự vẫn, không còn ra làm sao cả. Bọn ma cô dắt khách rặt một quân lừa đảo ăn bám, chẳng đáng một xu. Không kiếm đâu ra lấy một đứa biết làm ăn cho ra hồn. Bọn trẻ Xixili nhà mình thì chê bai hết lời, bảo rằng buôn bán và chà đạp phẩm giá đàn bà là Ô nhục - mà bọn chó chết ấy là cái quân giết người không biết ghê tay, chứ có hay hớm gì cho cam. Đó là cái kiểu Phillip Tataglia hay lê la than thở, mà cử tọa thì nghe hắn nửa phần khinh rẻ, nửa phần nhạo báng. Hắn kêu ca nhiều nhất là các quan chức nắm quyền cấm đoán hay cho phép bán rượu trong các hộp đêm và tửu điếm của hắn. Hắn thề sống thề chết rằng phố Uôn không đẻ ra nhiều triệu phú bằng một mình hắn nhờ những món vi thiềng mà hắn phải cúng cho bọn khốn nạn đang nắm hộp son con
dấu của Nhà nước.
Cũng lạ là tuy suýt nữa đánh gục được cánh Côrleône thế mà hắn vẫn chẳng được đứa nào vì nể. Ai cũng biết lúc đó sức mạnh của hắn là nhờ có Xôlôdô làm đội xung
kích và cánh Bardini hậu thuẫn. Đã thế, hắn lại còn không biết tận dụng ưu thế đánh bất ngờ mà thừa thắng quật ngã đối phương - thấy rõ là hắn kém tài. Nếu hắn khéo léo làm ăn hơn một chút thì bây giờ chẳng ai phải lôi thôi thế này. ông Trùm Côrleône mà chết là hết chuyện.
Là hai kẻ thù mỗi người đã mất một đứa con trong cuộc chiến, don Côrleône và Philip Tataglia gặp nhau chỉ gật đầu cao đạo. Đối với thủ lĩnh Ngũ Đại Gia, ông Trùm Côrleône là đối tượng chú ý đặc biệt - họ săm soi cố tìm ở ông một bằng chứng cho thấy ông đã chùn gân hay các dấu hiệu thương tích và nỗi đau mất mát. Việc ông muốn xóa bỏ hận thù sau cái chết của con là hết sức đáng ngờ. Hình như ông dã chịu thua, nếu vậy cánh Côrleône từ nay xuống dốc là cái chắc. Không sao, gắng
chờ một tí sẽ biết tất cả. -
Những lời chào mừng đã lắng xuống, khách khứa đã cạn mấy tuần rượu - .già nửa giờ trôi qua trước khi don Côrleône về vị trí chủ tọa đằng sau mặt bàn gỗ dẻ bóng lộn. Tôm Ha ghen khi đó kín đáo ngồi phía sau ông Trùm, hơi chếch về bên trái một chút. Đó là tín hiệu khai mạc - các ông trùm khác chia nhau ngồi cạnh bàn, đám cố vấn ngồi sau lưng ông chủ để lúc cần thì ghé tai thì thầm mấy câu.
Don Côrleône phát biểu trước tiên và ông nói bình thản như không có chuyện gì, như ông không hề bị trọng thương và thằng con cả của ông không hề bị giết, như giang sơn của ông không hề bị xâu xé bởi cuộc đâm chém đẫm máu, các con ông không trôi dạt mỗi đứa một phương: Phređô lánh sang miền Tây ăn nhờ ở đậu gia đình Môhnari, còn Mai cơn thì lẩn lút trong miền Xixili khỉ ho cò gáy. Dĩ nhiên ông nói bằng ngôn ngữ truyền thống của mafia - thổ âm Xixili.
- Thưa quí vị bằng hữu, trước hết xin cám ơn quí vị đã không quản khó nhọc đến dự hội. Tôi coi đây là một thịnh tình của quí vị dành cho bản thân tôi và thấy mình chịu ơn tất cả các bầng hữu có mặt hôm nay. Xin nói trước là tôi đến đây không phải để tranh cãi hay phân trần biện bạch gì hết. Mục đích duy nhất của tôi là bàn bạc, cân nhắc thật kĩ điều thiệt hơn để rồi sáng suốt thấy rõ lợi hại mà làm tất cả những gì cần làm, sao cho lúc chia tay chúng ta đã là những người bạn. Xin lấy lời nói của
tôi để làm bằng, những bằng hữu nào đã biết tôi sẽ làm chứng rằng không bao giờ tôi sai lời. Và chỉ nói thế là đủ xin phép vào việc luôn. Chúng ta không phải con nhà luật để mà tụ tập nhau, làm giấy cam đoan này nọ . Chúng ta là những người biết trọng chữ tín.
ông dừng lời. Không một ai lên tiếng. ở đây ai cũng biết nhẫn nại chờ đợi, thành thử cả bọn chỉ lẳng lặng hút xì gà hay nhấm uytxki, không nói không rằng. Có một cái gì đó đã liên kết những con người quái đản kì dị này, những kẻ không thừa nhận uy quyền của một xã hội có tổ chức, không chịu để ai sai khiến. Trên đời không một sức mạnh nào, không một con người nào bắt họ thần phục trái với ý muốn của họ. Bằng nhiễu loạn, bằng giết chóc, những kẻ đó dành cho mình quyền tự do muốn gì thì muốn. Chỉ cái chết mới lay chuyển nổi ý chí của họ. Nếu không thì phải là một lí trí cực kì sáng suốt.
Don Côrlene thở dài:
- Tại sao sự thể lại đến nông nỗi này Hỏi như vậy có phải là lên mặt dạy đời quá không? Xin thưa là không Bao nhiêu điều dại dột đáng buồn mà không ai cần đến. Xin phép được trình bày sự việc theo chỗ tôi hiểu để các quí bằng hữu phán xử.
ông đừng lại xem có ai phản đối việc ông đơn phương giải tích sự vụ hay không.
- ơn Chúa, tôi đã bình phục lại và có lẽ tôi sẽ tìm được lối thoát khôn ngoan chăng Có lẽ con trai tôi đã hành động quá nông nổi, cứ lao bừa, húc bừa chăng Cứ cho
là thế đi. Dù sao cũng xin thưa với quí bằng hữu cho nó có đầu có đuôi Số là Xôlôdô có đến gặp tôi với một đề nghị mượn vốn và thế lực để làm ăn. ông ta khẳng định
rằng đã được gia đình Tatagli hậu thuẫn. Việc này liên quan tới ma túy, một lĩnh vực mà tôi không ưa. Tôi vốn cầu an mà một việc kiểu này thế nào cũng làm tôi thấp
thỏm bận rộn. Tôi giải thích rõ ràng như vậy cho ông Xôlôdô hiểu, hết sức tỏ ra tôn trọng ông ta và gia đình Tatnglia Tôi buộc lòng phải từ chối và đã trình bày hết tình hết lí để ông ta thông cảm. Tôi còn nói thêm rằng việc ông ta làm không hề cản trở gì công việc của tôi nên tôi không phản đối ông ta kiếm tiền bằng cách đó . Nhưng
Xôlôdô lại đem lòng oán hận mà gây tai giáng họa cho mọi người. Đời là thế mà, biết làm sao được Trong chúng ta ai mà chẳng có ít nhiều bất hạnh. Tôi không định kể
lể ra đây những tai họa của mình.
Don Côrleône ra hiệu cho Ha ghen róc giúp ông ít nước suối và chỉ trong nháy mắt cốc ông đã đầy. ông Trùm nhấp một ngụm.
- Tôi muốn giải quyết cuộc tranh chắp này bằng hòa bình, - ông nói tiếp. - Nhà Tataglia mất một đứa con, tôi cũng mất một đứa con. Coi như hòa. Nếu ở đời ai
cũng đòi ăn miếng trả miếng bất chấp lí lẽ thiệt hơn thì thế gian còn gì nữa? Như thế khác nào trường kiếp nạn ở Xixili ta, đàn ông con trai đều làm mỗi một việc là tầm thù đòi nợ máu mà bỏ bẵng việc kiếm miếng cơm manh áo nuôi sống gia dình? Thế không phải điên rồ hay sao? Chính vì lẽ đó mà hôm nay tôi xin nói - phải đưa mọi việc trở về như cũ. Tôi đã không truy cứu kẻ nào phản bội và kẻ nào giết con tôi. Và tôi sẽ quên hẳn việc đó nếu hôm nay chúng ta giải quyết yên ổn vụ này. Tôi còn một đứa con nữa hiện còn phải lưu lạc - tôi muốn có được bảo đảm trong khi tôi thu xếp cho cháu được trở về bình yên thì sẽ không gặp bất cứ một sự khó dễ hay đe dọa nào từ phía chính quyền. Xong vụ này rồi lúc dó ta sẽ bàn sang những vấn đề tất cả đang quan tâm để cuộc gặp gỡ này trở nên có ích cho mỗi chúng ta, - bằng một cử chỉ đầy an phận, ông chắp tay để lên bàn. - Tôi chỉ muốn duy nhất có thế.
Bài phát biểu phải nói là rất khéo. Nó làm người ta thấy lại con người của don Côrleône thuở nào. Biết điều, ôn hòa, mềm mỏng. Nhưng không một ai bỏ qua những
lời Ông nói trắng ông đã hoàn toàn bình phục- như thế có nghĩa là bất chấp mọi tại ương đã đến với gia đình Côrleône, ông Trùm vẫn không cho phép ai dành đu với tinh. Cả cái ngụ ý rằng chừng nào người ta chưa cho cái ông đòi- tức là hòa bình- chừng đó đừng nói với ông về những chuyện khác làm gì. mất công. Cả lời đề nghị trở về nguyên vị cũng không bị bỏ sót-nghĩa là ông sẽ không chịu lùi một phân tuy năm vừa qua ông thiệt hại nặng nề hơn cả.
Nhưng đáp lại ông Trùm Côrleône không phải Tataglia, - Emiiliô Bardini lên tiếng trước: Giọng hắn khô khan, mạch lạc, nhưng không thể bảo là hắn ăn nói thô tục hay lăng mạ dược.
- Những lời ta vừa được nghe đây đều đúng cả, - hắn nói.- Nhưng chưa đầy đủ. Don Côreône quá khiêm đấy.
Bởi lẽ thiếu sự yểm trợ của don Córeône thì Xôlôdô và gia dình Tataglia không thể kham nổi việc này. Lời cự tuyệt của ông ta thực chất là làm hại họ. Tất nhiên ông
ta không cố ý. Tuy nhiên, sự thật là sự thật- các quan tòa và các chính khách xưa nay vẫn được don Côrleône ban phát ân huệ, ai thì không chứ riêng ông ta vàn cứ
nhờ vả được như thường, kể cả ma túy. Xôlôdô còn bị trói chân tay chừng nào chưa lắm được ít nhiều bảo đảm rằng thủ hạ anh ta sẽ được nương tay. Cái đó chúng ta
ai cũng hiểu cả. Không thế thì chỉ có đi ăn mày cả nút.
Thời buổi bây giờ án đã nặng thì chớ, bọn quan tòa và biện lí lại hay nói thách cao quá mỗi khi cánh ta sa sẩy vì chuyện ma tuý. Lĩnh hai chục năm thì ngay cả dân
Xixili chưa biết chừng cũng không giữ được omerta mà khai phăng ra hết. Nếu thế thì hỏng bét. Bộ máy hình pháp don Côrleône nắm trọn trong tay rồi. Từ chối không cho chúng tôi nhờ vả vào đó rõ ràng là một hành động thiếu thiện chí. Vậy là ông cướp miếng ăn của vợ con chúng tôi rồi còn gì . Thời buổi này có phải ai muốn làm gì thì làm mà được đâu Một khi tất cả các quan tòa Niu York đều nằm trong tay ông thì ông cũng nên cho chúng tôi nhờ một tí hoặc mở lối cho chúng tôi tiếp cận họ mới phải. Dĩ nhiên với một việc như vậy ông có quyền đòi thù lao- nói gì thì nói, mình có dở hơi đâu mà làm việc không công. Nhưng ông không có quyền một mình múc giếng. Đơn giản là không có quyền.
Bardini dứt lời, tất cả ngồi im. Nói đến thế là hết nhẽ rồi- không thể có chuyện trở về nguyên vị được. Nhưng cái chính là qua lời phát biểu của mình, hắn đã cho mọi người thấy rằng nếu thương lượng hòa bình không xong thì hắn sẽ ra mặt đứng về phe Tataglia để chống lại don Côrleône. Hơn nữa, hắn đã giành ưu thế rõ ràng ở một
điểm quan trọng. Cuộc sống và sự phồn vinh của toàn thể giới giang hồ xưa nay dựa vào sự cứu giúp lẫn nhau mà có- từ chối yêu cầu giúp đỡ của ai đó rõ ràng là một
hành dộng thù địch. Không dưng người ta đã chẳng đến nhờ và không dưng người ta đã chẳng từ chối.
Cuối cùng ông Trùm Côr!eône lên tiếng:
- Thưa quí vị bằng hữu, tôi từ chối không phải vì xấu chơi. Quí vị bằng hữu đã biết tôi quá rồi. Xưa nay tôi đã từ chối giúp dỡ ai bao giờ? Tính tôi không có thế.
Nhưng lần này tôi phải từ chối. Tại sao vậy? Đó là tại vì nếu chúng tôi dính vào ma túy thì chẳng mấy lúc mà chết. ở đất nước này mọi người đều chống nó quyết liệt
- người ta sẽ không tha thứ cho đâu. Rượu, gái, đánh bạc là một chuyện - cái đó nhiều người ham nhưng bị Nhà nước và Giáo hội cấm, còn ma túy là chuyện khác.
Đó là hiểm họa cho mỗi người dính vào nó. Nó có nguy cơ phá hỏng hết tất cả những ngành làm ăn khác của chúng ta. Rồi thế này nữa. Được coi là có quyền lực vô biên đối với các quan chức tòa án và những người
thừa hành pháp luật, phải nói là tôi rất hãnh diện. Giá mà được như thế thì còn nói làm gì! Đúng là tôi có đôi chút ảnh hưởng thật, nhưng nếu đả dộng dện ma túy thì những người xưa nay vẫn chịu nghe tôi sẽ thành ra điếc hết. Họ rất sợ dây vào cái thứ độc hại đó, vả lại chính bản thân họ cũng tối kị món này. Các tay chân cảnh sát đã bao che cho chúng tôi mở sòng bạc, ổ bao đánh cá hay các hộp đêm cũng sẽ không dám nhúng tay vào quảng bá ma tuý đâu. Chính vì vậy mà nhờ tôi giúp đỡ trong việc này khác nào hại tôi. Tuy nhiên, nếu tất cả các vị đều cho rằng điều đó là cần thiết, tôi xin sẵn sàng đáp ứng, cốt để dàn xếp cho xong cái chủ yếu.
ông dừng lại, không khí đã bớt căng- tiếng rì rầm nổi lên khắp phòng, người ta thì thào trao đổi với nhau quanh bàn. Don Côrleône đã chịu nhượng bộ trong điểm cốt lõi ông đã nhận là che chắn cho việc tổ chức tiêu thụ ma túy. Nói khác đi, ông đã đồng ý với những gì mà Xôlôdô đã đề nghị ngay từ đầu- với điều kiện là đại hội hôm nay chuẩn y yêu cầu đó. Đương nhiên ông sẽ không trực tiếp tham gia làm ăn hoặc bỏ vốn vào đấy. ông chỉ dùng ảnh hường của mình trong các cơ quan hình pháp mà che chắn các dịch vụ này thôi. Nhưng như thế đã là một nhượng bộ lớn rồi.
Người đầu tiên lên tiếng là ông trùm. Los Angieles Phrank Phancône:
- Mọi người muốn nhảy vào ma túy thì đâu có cách gì ngăn được. Có điều họ sẽ mạnh ai nấy làm, chẳng có tổ chức gì hết và thể nào cũng rơi. Lãi thế thì ai không lao. Đã thế nếu ta cứ đứng ngoài thì chỉ thiệt. ít ra ta có thể thu xếp cho hay hơn, phòng ngừa cho tốt hơn. Nói cho cùng vai trò của chúng ta cũng không phải vô ích lắm, mọi việc đều phải có nề nếp qui củ, cứ để ai muốn làm gì thì làm nháo nhào vô tổ chức là không được.
ông trùm Đơtroit, đồng minh tin cậy nhất của don Côrleône trong cuộc họp này, bây giờ cũng lên tiếng chống lại quan điểm của ông bạn mà kêu gọi xem xét sự việc một cách tỉnh táo.
- Bản thân tôi cũng ghét ma túy. Năm nào tôi cũng phải trả thêm ít nhiều cho thuộc hạ để khỏi dây dưa vào ma túy. Nhưng rốt cuộc vẫn không ăn thua. Các vị thử nghĩ xem, tự dưng có ai đến rì tai: "Tôi có bột đây, chịu khó bỏ ra ba bốn ngàn thể nào mình cũng kiếm được năm chục ngàn ngay". Nghe ngon lành thế tội gì cho qua? Thế là người ta bỏ bê hết công việc chính mà tôi trả lương cho họ làm để chạy đi đánh lẻ hết. Bởi lẽ ma túy có ăn hơn. Nhu cầu đối với nó mỗi ngày một lớn. Ngăn nó thì mình không ngăn được, cho nên nhiệm vụ của chúng ta là sắp xếp lại công việc, đưa nó vào qui củ. Không cho đem ma tuý vào trường học mà đầu độc trẻ con. Làm thế thì xấu xa quá, infamita. ở chỗ tôi, tôi sẽ cố gắng chỉ tiêu thụ trong tầng lớp da màu, bọn đen là chính. Loại khách hàng ấy là tốt nhất, lại khỏi lôi thôi phiền phức với chúng, vả lại đằng nào chúng cũng là giống súc vật ấy mà. Với thằng đen thì mọi thứ chẳng là cái quái gì cả- gia đình vợ con chẳng thiết, đến cả bản thân nó, nó cũng thây kệ. Thế thì cứ hốc cho đầy bột vào mà đầu độc linh hồn... Nhưng bỏ qua món này, cứ để nó muốn đến đâu thì đến không được - như thế chỉ có hại cho chính chúng ta mà thôi.
Mọi người ồn ào đồng tình với bài phát biểu của ông trùm Đơtroit. Hắn đã nói đúng tim đen.
Các ông trùm lần lượt phát biểu. Tất cả đều nhất trí rằng tiều thụ ma tuý là bẩn thỉu, mà rốt cuộc sẽ chẳng hay ho gì đâu, nhưng bỏ mặc nó đây cũng không xong.
Món này có ăn quá, thiếu gì đứa sẽ nhảy vào, mà toàn những đứa ấm ớ bạt tử, bất chạp hay dở nữa chứ. Bản chất con người là thế mà, đứa nào chả tham.
Rốt cuộc cuộc họp đã đi đến thỏa thuận. Mọi người có quyền buôn bán ma túy. Việc che chắn pháp luật bên miền đông sẽ do don Côrleône đảm nhiệm. Dĩ nhiên trên qui mô lớn chủ yếu là hai cánh Bardini và Tataglia sẽ làm. Bẩy được hòn đá chắn dòng ấy rồi, hội nghị chuyển sang các vấn đề khác. Còn nhiều thắc mắc đang cần được giải quyết lắm. Tất cả thỏa thuận rằng Lat Vegas. và Maiami sẽ là các vùng bỏ ngỏ, cánh nào muốn nhảy vào thì nhảy. Tất cả đều nhất trí rằng triển vọng của các thành phố này là rất lớn lao. Tất cả đều cam kết rằng trong những trường hợp bức thiết cần phải loại bỏ ai đó, nhưng có nguy cơ gây nhiều tai tiếng thì chỉ khi nào hội đồng cho phép mới được ra tay. Tất cả đồng ý sẽ khuyến cáo bọn thuộc hạ không dùng bạo lực nếu không thấy thật cần thiết và tránh báo thù đổ máu.
Mọi người cũng tán thành rằng tất cả các cánh khi được yêu cầu đều phải giúp đỡ nhau- mượn người trợ lực giúp nhau khắc phục các khó khăn về mặt kĩ thuật trong
những việc quan trọng sống còn, như mua chuộc quan toà chẳng hạn.
Cuộc họp có nguy cơ kéo dài nên don Bardini thấy nên kết thúc là vừa. Hắn lên tiếng:
Các vấn đề như thế là đã giải quyết hoàn toàn rồi. Hòa bình đã được vãn hồi- đó là nhờ công lao của don Côrleône cả. Về phần mình, xin nói rằng tôi rất mừng. Từ nay ta sẽ lật sang trang sử mới.
Riêng Philip Tataglia là vẫn tỏ ra hơi lo. Trong trường hợp tái chiến thì món nợ giết xôunicôrleône hắn phải trả đủ Vì vậy, hắn phải nói trước cho chắc ăn:
Tôi đồng ý với tất cả mọi đề nghị đã được nêu lên ở đây tôi sẵn sàng bỏ qua cái bất hạnh của mình. Nhưng tôi cũng muốn là đon Côrleône đưa ra những cam kết chắc chắn hơn nữa. Lấy gì bảo đảm rằng ông ta sẽ không tìm cách trả thù riêng Rằng sau đây vài năm khi thế đã chắc rồi, ông ta chẳng quên những giao ước thân thiện hôm nay? Liệu có thực chúng ta đã có thể yên tâm ra về bình an vô sự không đây. Bên Côrleône có dám cam đoan như tôi đang cam đoan trước mặt các bầng hữu đây không
Tới đó don Côrleône mới diễn thuyết một bài mà quí vị bằng hữu sẽ còn nhớ mãi. Trong bài phát biểu, ông đã dùng một thành ngữ sau này sẽ trở nên thông dụng
chẳng kém gì Sơ sin nghĩ ra "bức màn sắt - tuy mãi mười năm sau nó mới được người ta biết đến.



***Xem trang:
[1][2][3][4][5][6][7][8][9][10][11][12][13][14][15][16][17][18][19][20]
[21][22][23][24][25][26][27][28][29][30][31][32][33][34][35][36][37][38][39][40][41][42][43]

TOP WAP WORLDWIDE


mobiV trang ch

© GIAITRI102.TK
Thanks to XTGEM

pacman, rainbows, and roller s