XtGem Forum catalog
Không bấm vùng phía trên kẻo mất tiền nhé!

***Phần 3
Khi Marion tốt nghiệp đại học, ông bố vội vàng đề nghị ông giám đốc phụ trách phòng quảng cáo cho công ty Kingship Copper lưu ý đến trường hợp của nàng. Do đó người ta định giao cho nàng công việc viết quảng cáo. Mặc dù rất thích công việc này, nhưng Marion từ chối lời đề nghị trên. Cuối cùng nàng tự xoay sở tìm cho mình một chỗ làm ở một chi nhánh không lớn lắm. Ở đó người ta cho phép nàng viết quảng cáo cho những cơ sở nhỏ với điều kiện việc ấy không ảnh hưởng đến công việc hành ngày của nàng.
Một năm sau, khi Dorothy theo Ellen làm cổ động viên cho những trận đấu bóng và bắt đầu có những buổi hẹn hò, trao đổi những nụ hôn với bạn trai, Marion vẫn sống thui thủi trong tòa nhà rộng lớn với ông bố. Nhưng hai cha con sống như hình với bóng, thầm lặng đi bên nhau. Dù ông bố phản đối quyết liệt, Marion vẫn quyết định ra ở riêng.
Nàng đến thuê một căn nhà có hai phòng ở tầng trên của một gia đình khá giả ở khu đông. Nàng sửa soạn, trang trí căn phòng rất cẩn thận. Bởi vì hai phòng quá nhỏ, không rộng lớn như nhà ông bố, nàng không thể mang hết đồ dùng đ theo. Do đó Marion phải cân nhắc, chọn lựa kỹ lưỡng những vật gì nàng thích nhất, có ý nghĩa với nàng nhất. Việc này phải làm một cách chính xác mới được. Nhưng khi treo những bức tranh lên, khi sắp xếp sách lên giá sách, nàng mới thấy nàng trình bày không phải cho cảm quan của mình mà cho thị hiếu, ý thích của bất cứ ai tình cờ đến viếng thăm nàng, dù người khách đó là nam hay nữ. Mỗi đồ vật đều phản ánh tâm tư, tình cảm của nàng, từ cái gạt tàn thuốc đến tranh ảnh, đĩa nhạc, sách, mỗi đồ dùng đều được nàng chọn lựa tỉ mỉ. Với nàng, sách là một vật phản ánh rõ nét nhất bản chất của người đọc, do đó nàng đã đầu tư nhiều thời gian trong việc chọn sách. Có thể nói căn phòng của nàng là một thư viện thu nhỏ lại, một phòng triển lãm bỏ túi. Tranh của Charles Demuth, nhạc của Brahms, Grieg, Rachmanioff, và Stravinski…, sách của Proust… (*) Tuy nhiên, nhìn chung sự bày biện ấy càng cho thấy nỗi lẻ loi cô độc của nàng. Nếu là một họa sĩ, hẳn Marion có thể phác họa chân dung của mình một cách chính xác. Vì qua sự trình bày trong phòng, một ngày nào đó sẽ có một người khách đọc được, đoán được những tâm tư tình cảm thầm kín của nàng, phát hiện ra con người sâu lắng của nàng và sẽ thấy thật khó giao cảm với nàng.
Những công việc quan trọng trong tuần của nàng là vào tối thứ tư nàng dùng cơm tối với ông bố, ngày thứ bảy dọn dẹp, lau chùi căn phòng. Việc đầu tiên là vì bổn phận, việc thứ hai là vì yêu thích lao động. Nàng đánh bóng và chùi sạch kính, phủi bụi, xếp đặt lại đồ dùng một cách cẩn thận đến ngạc nhiên.
Nàng vẫn có khách đấy chứ. Đó là hai cô em gái, Ellen và Dorothy, mỗi dịp nghỉ hè đều về thăm nàng và đôi lúc cả hai người đều thấy ganh tị với chị, vì quả thật Marion là một phụ nữ khéo léo, đảm đang. Ông bố cũng đến thăm và khi lên hết cầu thang thì ông mệt lử, ngao ngán nhìn căn phòng ngủ tù túng và cái bếp chật hẹp. Thỉnh thoảng một vài cô bạn gái ở cơ quan đến chơi, đánh bài, khiến cho căn phòng ồn ào náo nhiệt cả lên, ta có cảm tưởng nơi đây đạo và đời đang diễn ra một cách gay gắt. Một lần có chàng thanh niên thông minh, đẹp trai, học ngành tư pháp đến thăm nàng, nhưng đôi mắt anh ta cứ chăm bẳm nhìn chiếc đivăng trong phòng.
Khi Dorothy tự tử, Marion về ở với bố được hai tuần. Khi Ellen chết, nàng về ở hơn một tháng. Nhưng không vì thế mà hai bố con gần gũi nhau thêm dù cả hai người đã cố tìm cách. Đến cuối tháng, ông bố, chưa bao giờ cảm thấy lúng túng và khó khăn đến thế, đề nghị Marion dọn về ở với ông. Marion từ chối. Ý nghĩ phải rời khỏi căn nhà đang thuê là điều nàng không hề nghĩ đến, như thể nàng đã tự nhốt kín mình ở nơi đó vậy. Tuy nhiên sau thời gian ấy, nàng thường về ăn tối với ông bố mỗi tuần va lần thay vì một lần như trước kia.
Cứ vào những ngày thư bảy, nàng chùi nhà, và mỗi tháng một lần nàng lại mở tất cả các quyển sách ra để bìa khỏi rít lại.
Vào khoảng tháng chín, một buổi sáng thư bảy, chuông điện thoại vang lên. Marion lúc đó đang quì gối khom người chùi mặt dưới chiếc bàn lót kính, ngước nhìn về phía điện thoại hy vọng người ta gọi nhầm số. Chuông điện thoại lại reo. Miễn cưỡng, Marion đứng dậy đi về phía điện thoại, tay vẫn cầm giẻ lau nhà.
- Alô. Ai gọi đó? – Giọng nàng hời hợt.
- Có phải cô Kingship không ạ? – Giọng xa lạ của một người đàn ông,
- Vâng, chính tôi.
- Cô không biết tôi. Tôi là bạn của Ellen – Bỗng nhiên nàng cảm thấy lúng túng – “Bạn Ellen, một người đẹp trai, ăn nói hoạt bát… nhưng bên trong là một người trầm buốn, âu sầu…” – Marion nhớ lại những gì Ellen đã kể cho nàng nghe. Tuy nhiên Marion chẳng bận tâm đến. Nàng trở lại bình thường…
- Tôi là… - Giọng người đó tiếp tục – Burton Corliss… Bud Corliss.
- Ồ, vâng vâng, tôi có nghe Ellen nói về anh… - “Em rất yêu anh ấy”, Ellen nhắc mãi đến điều đó khi đến thăm Marion lần cuối cùng, “Anh ấy cũng yêu em lắm”. Marion mừng cho em, nhưng đêm về, lòng nàng thấy buồn buồn thế nào ấy.
- Tôi có thể gặp cô được không? – Hắn nói – Tôi có một vài vật Ellen để lại. Trong số đó có quyển sách Ellen đã cho tôi mượn trước khi nàng đi Blue River. Tôi nghĩ là cô muốn lấy lại quyển sách đó.
“Thứ sách ba ba xu chứ gì?” Marion nghĩ thầm nhưng rồi tự trách tính nhỏ nhặt ấy của mình, nàng vội nói:
- Ồ cám ơn. Thế thì tốt quá.
Đầu dây bên kia im lặng một chốc, rồi giọng người ấy lại vang lên.
- Tôi sẽ đem lại ngay. Tôi ở cùng ven đô gần đây.
- Ồ không không, tôi phải đi bây giờ! – Nàng nói nhanh.
- Thôi mai vậy.
- Ngày mai tôi cũng không có ở nhà đâu – Nàng thấy hổ thẹn vì đã nói dối, vì chẳng muốn hắn có mặt trong căn phòng này. “Có thể hắn không đến nỗi nào”, Marion nghĩ – Hắn đã yêu Ellen và giờ đây Ellen đã chết, hắn muốn trả lại những gì của Ellen. Chẳng có gì phải ngại, nghĩ thế nên nàng nói:
- Chiều nay ta gặp nhau ở đâu đấy cũng được.
- Vậy thì hay quá – Hắn đáp.
- Tôi sẽ đến đại lộ Năm.
- Ta sẽ gặp nhau trước tượng đồng ngay trung tâm Pockefeller, chỗ mà ngày xưa Atlas đã dựng lên thế giới.
- Vâng, tôi sẽ đến đó.
- Vào lúc ba giờ được không?
- Được. Cám ơn anh đã gọi điện.
- Có gì đâu – Hắn nói – Chào Marion nhé! – Im lặng – Tôi gọi thế được chứ? Ellen hay kể về Marion lắm.
- Cũng chẳng sao – Marion lại bối rối, không biết nên gọi hắn là Bud hay là cậu Corliss – Xin chào.
- Chào Marion – Hắn đáp lại.
Nàng gác máy, đứng nhìn máy điện thoại một lúc, rồi quay lại bàn tiếp tục lau chùi. Chưa bao giờ nàng nôn nóng đến thế bởi vì trọn buổi chiều nay xem như không làm gì được rồi.
(*) Johannes Brahms: (1833 – 1897) nhạc sĩ người Đức.
Edw ard Grieg: (1843 – 1907) nhạc sĩ người Na Uy.
Rachmaninoff: (1873 – 1943) nhạc sĩ người Nga.
Proust: (1871 – 1922) nhà văn người Pháp (ND).
Stranvinski: nhạc sĩ người Nga.


Hắn, trong bộ quần áo trắng tinh, tay cắp một gói hàng được bao giấy cẩn thận, đang đứng trong bóng che của bức tượng đồng, quay mặt ra đại lộ Năm. Người qua lại đông đúc. Những dòng xe buýt, xe tắc xi nối đuôi nhau chạy như mắc cửi trên đường. Hắn chăm chú nhìn các bà, các cô áo quần hợp thời trang, khăn quàng cổ đủ màu sắc, đầu ngẩng cao như thể các ông phó nhòm đã đứng sẵn đâu dưới kia vậy. Hắn vừa đưa mắt nhìn, vừa nhớ lại tấm hình Dorothy đã đưa cho hắn xem trước kia. “Chị Marion khá đẹp, chỉ vì chị rẽ tóc kiểu này…”. Hắn cười, nhớ nét cau mày của Dorothy lúc nàng hất ngược mái tóc ra sau khi nói thế. Hắn mân mê tờ giấy bao phía ngoài, mơ màng.
Marion từ phía bắc đang đi đến. Hắn nhận ra nàng khi nàng còn cách hắn một trăm thước. Nàng cao lớn, hơi gầy, trang phục giống như các phụ nữ khác quanh nàng. Bộ áo quần nâu, khăn quàng cổ màu vàng, vai đeo xách tay lủng lẳng, trông nàng có vẻ ngượng nghịu như thể có ai đang ngắm nghía, đánh giá nàng. Tóc nâu, đôi mắt to cũng màu nâu giống như đôi mắt của Dorothy, nhưng khôn mặt lớn, gò má hơi cao nên trông nàng đẹp hơn hai cô em gái. Khi đến gần, nàng mới nhìn thấy hắn. Nàng tiến lại, miệng mỉm cười ngại ngùng như thầm hỏi và cảm thấy lúng túng trước cái nhìn soi mói của hắn. Hắn để ý thấy sáp môi của nàng màu hồng nhạt, hắn vẫn nghĩ đó là biểu hiện bản chất e thẹn của tuổi mới trưởng thành.
- Marion?
- Vâng – Nàng ngại ngùng đưa tay ra – Chào anh- Nàng nói, mỉm cười nhìn xuống. Bàn tay có những ngón tay thon dài, lành lạnh.
- Chào Marion – Hắn nói – Mong được gặp cô quá.
Nàng và hắn vào một quán giải khát gần góc đại lộ.
- Tôi không thể ở lâu được – Marion nói, ngồi thẳng người nơi mép ghế, hai tay nắm chặt ly nước ngọt.
- Những người đàm bà đẹp luôn luôn chạy đi đâu vậy? – Hắn cười gạn hỏi, nhưng ngay tức khắc hắn nhận thấy thân mật như thế là sai lầm. Nàng cười, vẻ khó chịu. Hắn băn khoăn nhìn Marion, đợi cho câu nói của hắn lắng xuống, rồi hỏi – Cô làm ở chi nhánh quảng cáo phải không?
- Vâng – Nàng trả lời – Anh vẫn theo học ở Caldwell?
- Không.
- Sao Ellen nói anh còn một năm nữa?
- Đúng thế nhưng tôi phải thôi học. – Hắn uống một hớp rượu ngọt – Bố tôi mất. Tôi không muốn mạ tôi phải làm lụng nữa.
- Ồ xin lỗi anh…
- Có lẽ năm đến tôi mới thi ra trường. Hoặc đi học lớp đêm. Cô học đại học nào?
- Đại học Columbia. Anh ở New York đến?
- Không, ở Massachusetts.
Cứ mỗi lần hắn cố bắt chuyện về đời tư nàng thì nàng lại hướng câu chuyện về chính hắn, về thời tiết, hoặc về điều gì đấy.
Cuối cùng nàng hỏi:
- Quyển sách đâu?
- Có đây, Dinner at Antoine’s (Bữa cơm tối tại gia đình Antoine), Ellen muốn đọc quyển này. Nàng có ghi chú cảm nghĩ của mình nơi tờ giấy rời, tôi nghĩ là Marion sẽ thích thú lắm. – Hắn trao cái gói cho Marion – Riêng tôi – Hắn nói tiếp – quyển sách đó không có ý nghĩa gì lắm.
Marion đứng lên.
- Tôi phải đi đây. Xin lỗi anh.
- Nhưng cô chưa uống hết ly nước kia mà.
- Rất tiếc – Nàng nói nhanh, nhìn xuống cái gói đang cầm ở tay – Tôi có hẹn về công việc. Không thể trễ được.
- Tuy nhiên… - Hắn đứng dậy.
- Xin lỗi – Nàng nhìn hắn, lúng túng.
Hắn để tiền lên bàn. Họ đi trở lại đại lộ. Đến góc đường, nàng đưa tay ra bắt. Bàn tay vẫn lạnh ngắt.
- Rất hân hạnh được gặp anh. Cám ơn anh đã đãi tôi uống và cám ơn về quyển sách. Thành thật… - Nàng quay đi, nhập vào đám đông.
Lạc lõng, hắn đứng đó một chốc, rồi mím môi rảo bước đi theo, cách nàng một khoảng khá xa. Nàng đi ngược lên đường 49, băng qua đại lộ, thẳng hướng về phía đông. Hắn biết nàng đi đâu rồi. Hắn nhớ lại địa chỉ ghi trên cuốn danh bạ. Marion băng qua công viên, bước vào ngôi nhà nàng ở. Hắn đứng ở góc đường, nhìn theo cho đến khi nàng bước hẳn vào trong nhà.
“Hẹn công việc” – Hắn lẩm bẩm. Hắn đứng đợi một lúc. Hắn cũng chẳng hiểu hắn đợi cái gì nữa, rồi chầm chậm quay trở lại đại lộ Năm.


Trưa chủ nhật, Marion đến viện Bảo tàng Nghệ thuật. Trên tầng chín vẫn còn trưng bày chiếc xe trước đây nàng đã thấy và chẳng còn lưu tâm đến nữa. Tầng hai không đông người như mọi khi. Nàng đến cầu thang lên tầng ba, đi thơ thẩn giữa những bức tranh và những tác phẩm điêu khắc quen thuộc, vui mắt: những đường nét mềm mại của bức “GIRL WASHING HER HAIR”, và chất thơ lai láng nơi tác phẩm “BIRD IN SPACE…” (1).
Có hai người đang ngắm những tác phẩm điêu khắc của Lehmbruck nhưng khi Marion bước vào, họ đi ngay để một mình nàng với hình khối lạnh lùng của hai bức tượng, một nam một nữ, tượng nam đứng, tượng nữ quỳ gối, thân hình đôi nam nữ thon dài toát ra một vẻ đẹp man mác buồn. Cái nét mong manh đó khiến cho bức tượng như thoát khỏi cuộc sống, mông lung trông giống như một tác phẩm tôn giáo đến nỗi Marion có thể nhín ngắm mãi mà không một ý nghĩ xấu xa nào gợn lên trong tâm hồn như những lần nàng ngắm nhìn những bức tranh, bức tượng khỏa thân khác. Nàng đi quanh tượng điêu khắc người trai trẻ trung ấy.
- Xin chào! – Một giọng nói đầyy vẻ ngạc nhiên và thích thú vang lên phía sau lưng nàng.
“Ai chào mình thế – Nàng nghĩ – Vì có ai ở đây ngoài mình ra đâu”. Nàng quay người lại.
Bud Corliss đang đứng ở cửa ra vào.
- Chào anh – Marion cười bối rối.
- Thế giới nhỏ thật – Hắn nói rồi đến gần nàng – Tôi đi ngay sau lưng cô ở tầng dưới, nhưng không dám chắc là cô. Mạnh khỏe chứ?
- Cám ơn anh, rất khỏe – Một thoáng im lặng ngượng ngùng – Còn anh thế nào? – Nàng hỏi.
- Mạnh như trâu, cám ơn Marion.
Cà hai quay lại bức tượng. “Tại sao trông mình có vẻ lố bịch, lúng túng thế? Có phải vì hắn đẹp trai? Vì hắn là người yêu của Ellen, đã từng đi xem bóng đá, hôn nhau và làm tình?”.
- Cô thường đến đây chứ? – Hắn hỏi.
- Vâng.
- Tôi cũng thường đến đây.
Bức tượng bây giờ khiến nàng ngường ngượng vì có Bud Corliss đứng bên cạnh. Nàng đi về phía người nữ đang quỳ. Hắn theo sát bên nàng.
- Hôm đó cô đến đúng hẹn chứ?
- Vâng, đúng hẹn – Nàng trả lời. “Cái gì đưa đẩy hắn đến đây? Người ta có thể nghĩ hắn đang dong chơi với Ellen ngày nào đó trong công viên”.
Cả hai nhìn bức tượng. Lát sau hắn nói:
- Thú thật, khi ở dưới lầu, tôi không ngờ lại là cô.
- Tại sao?
- Ellen không phải là người yêu thích chốn này.
- Có phải chị em thì phải luôn luôn giống nhau đâu!
- Đúng, tôi cũng nghĩ thế – Hắn bắt đầu đi vòng quanh bức tượng – Phòng Nghệ thuật ở Caldwell là một viện bảo tàng rất nhỏ – Hắn nói – Hầu hết là những tác phẩm được phục chế lại và những bản mô phỏng. Đôi ba lần, tôi có kéo Ellen đến đấy. Tôi có ý muốn Ellen cảm thụ thêm về Nghệ thuật – Hắn lắc đầu tỏ vẻ bất lực – Nhưng không gặp may lắm!
- Ellen không để tâm đến nghệ thuật lắm.
- Vâng, quả thế. Thật buồn cười khi ta muốn người khác cũng có cùng sở thích như ta.
Marion nhìn hắn đứng phía bên kia bức tượng.
- Có một lần tôi đưa Ellen và Dorothy đến đây, Dorothy là em út của tôi…
- Tôi biết…
- Tôi đưa chúng đến đây khi chúng mới lên mười. Trông hai đứa có vẻ không thích thú lắm. Tôi nghĩ có lẽ chúng còn nhỏ quá, chưa biết thưởng thức.
- Tôi không rõ – Hắn nói, rồi vòng đến bên nàng – Vào tuổi đó, gái như ở thành phố tôi sống cũng có một viện bảo tàng như thế này… Cô đến đây lúc mười hai hay mười ba tuổi?
- Vào độ tuổi ấy.
- Lúc đó cô hiểu chứ? – Hắn nói, nụ cười của hắn như muốn nói rằng trong nhóm người hắn quen biết không thể nào có tên Dorothy và Ellen được.
Đôi vợ chồng nào đó và hai đứa con đang cười như nắc nẻ đi vào phòng.
- Ta đi thôi – Hắn đề nghị, vẫn đứng sát bên Marion.
- Tôi…
- Hôm nay chủ nhật – Hắn nói – Chẳng có hẹn hò công việc gì cả, phải không Marion? – Hắn nhìn nàng, cười, nụ cười thật duyên dáng, hiền lành, thoải mái – Tôi lẻ loi, cô cũng một thân một mình. – Hắn nhẹ nắm lấy khuỷu tay nàng – Nào ta đi – Hắn nói, nụ cười đầy vẻ thuyết phục.
Cả hai đi hết tầng ba, xuống nửa tầng hai, vừa đi vừa phê bình, nhận xét những tác phẩm. Họ cùng xuống tầng dưới, đi ngang qua những chiếc xe cũ kỹ lỗi thời ở giữa phòng và ra cửa kính đi vào ngôi vườn phía sau viện bảo tàng. Họ đi chầm chậm từ tượng này sang khác, dừng lại trước mỗi bức tượng. Họ đến bức tượng người đàn bà của Maillol, bức tượng toàn thân, mạnh bạo. – Người cuối cùng của loài có vú – Hắn nói, Marion cười:
- Tôi có thể nói với anh điều này. Tôi luôn thấy ngượng ngùng khi nhìn bức tượng như thế này.
- Nó cũng làm tôi ngượng chín cả người đấy – Hắn mỉm cười – Không phải khỏa thân, nhưng lõa lồ.
Cả hai bật cười lớn.
Sau khi đã xem xong những bức tượng, họ ngồi xuống chiếc ghế ở sau vườn và châm thuốc hút.
- Anh và Ellen gắn bó với nhau lắm phải không?
- Chưa đúng lắm.
- Tôi nghĩ…
- Chưa chính thức, tôi muốn nói thế. Dẫu sao gắn bó ở trường cũng khác gắn bó ở ngoài đời.
Marion hút thuốc, không nói gì,
- Chúng tôi có nhiều cái chung với nhau nhưng đó chỉ là bề ngoài: học cùng lớp, cùng quen một số bạn bè, cùng quan tâm đến những gì liên quan đến đại học Caldwell. Tuy đã một thời tôi và Ellen sống với nhau ở trường đại học, nhưng tôi không nghĩ là… chúng tôi sẽ cưới nhau – Hắn nhìn chằm chằm điếu thuốc trên tay hắn – Tôi rất thích Ellen. Tôi mến nàng hơn bất cứ cô gái nào tôi đã từng quen biết. Tôi vô cùng khổ tâm khi Ellen chết. Nhưng… tôi không biết… nàng không phải là người sâu sắc – Hắn ngừng – Tôi mong sẽ không làm cô phật lòng.
Marion lắc đầu, nhìn hắn.
- Mọi chuyện giống như câu chuyện về viện bảo tàng vậy. Tôi nghĩ ít ra cũng có thể khiến Ellen quan tâm đến những nghệ sĩ bình thường, chẳng hạn như Hopper hay Wood. Nhưng không thành công! Ellen chẳng bận tâm đến cái gì cả. Đến sách, chính trị cũng thế. Bất cứ điều gì có vẻ nghiêm túc nàng đều không thích. Nàng luôn luôn muốn làm một điều gì đó.
- Ellen có một cuộc sống riêng biệt trong gia đình. Có lẽ Ellen muốn xây dựng cuộc sống như thế.
- Đúng. Hơn nữa nàng nhỏ hơn tôi đến bốn tuổi – Hắn dập tắt điếu thuốc – Dẫu sao Ellen vẫn là cô gái tuyệt vời nhất mà tôi biết được.
Không gian trầm xuống, không một tiếng động.
- Ta không bao giờ tìm thấy những gì mà ta đã bỏ công sức ra làm – Hắn nói một cách bi quan.
- Đâu phải dễ dàng…
Họ ngồi, không nói năng gì với nhau một lúc. Sau đó họ lại tiếp tục chuyện trò về những việc lý thú để làm ở New York, về viện bảo tàng, về cuộc triển lãm của Matiss (2) sắp đến.
- Cô biết tôi thích nghệ sĩ nào không? – Hắn hỏi.
- Ai thế?
- Tôi không biết cô có quen thuộc những tác phẩm của ông ta không. Đó là nghệ sĩ Chales Demuth.
(1) Girl Washing Her Hair: điêu khắc của Maillol (1861- 1944). Bird in space: điêu khắc của Brancusi (ND).
(2) Matiss(1982 – 1942) Họa sĩ người Mỹ.



***Xem trang:
[1][2][3][4][5][6][7][8][9][10][11][12][13][14][15][16][17][18][19][20][21][22][23][24]

TOP WAP WORLDWIDE


mobiV trang ch

© GIAITRI102.TK
Thanks to XTGEM