Không bấm vùng phía trên kẻo mất tiền nhé!

Salentin lên tiếng bảo:
- Thưa các quý vị, theo tôi, tất cả chúng ta sẽ dùng máy bay của tôi bay về Washington. Tôi thấy ta nên đến thăm ông bạn già Oliver Oliphant của chúng ta.
Mutford mỉm cười:
- Oracle, vị cố vấn dầy kinh nghiệm của tôi. Ông ta sẽ giải đáp giúp chúng ta một số vấn đề.
Chưa đầy một tiếng đồng hồ sau, họ đã lên đường về Washington.

Sharif Waleed, đại sứ Sherhaben được mời tới gặp Tổng thống Kennedy. CIA đã cho ông ta coi cuốn băng video quay Yabril đang cùng ăn tối với Quốc vương của Sherhaben tại cung của Quốc vương. Viên đại sứ thực sự bị choáng váng. Tại sao Quốc vương của ông ta lại có thể dính líu vào motọ vụ nguy hiểm như vụ này? Sherhaben là một nước nhỏ, một nước nhã nhăn, yêu chuộng hòa bình, nhận thức rất rõ mình là một nước không mạnh về quân sự.
Cuộc gặp mặt diễn ra tại Oval Office cùng với sự hiện diện của Bert Audick. Cùng dự với Tổng thống có Arthur Wix, cố vấn An ninh quốc gia, và Eugene Dazzy, trưởng Ban tham mưu.
Sau thủ tục giới thiệu, đại sứ Sherhaben trình với Kennedy:
- thưa ông Tổng thống kính mến, mong ông hãy tin rằng tôi không biết chuyện này. Nhưng tôi cần phải thưa với ông một điều mà tôi thực sự tin tưởng. Quốc vương không bao giờ tán thành việc làm tổn hại tiểu thư con gái ông.
Francis Kennedy nói, giọng trang nghiêm:
- Tôi hy vọng rằng những điều ông vừa nói là sự thật, vì nếu vậy ông ấy sẽ tán thành sự đề xuất của tôi.
Viên đại sứ lắng nghe mà trong lòng thấy lo sợ cho bản thân hơn là cho chính trị. Ông ta được đào tạo tại một trường đại học Hoa Kỳ và là người khâm phục lối sống Hoa Kỳ. Ông ta thích các món ăn Hoa Kỳ, thích uống rượu Hoa Kỳ, phụ nữ Hoa Kỳ và sự nổi loạn của họ trước ách ràng buộc của đàn ông. Ông ta thích âm nhạc và phim ảnh Mỹ. Ông ta quyên cúng tiền bạc cho mọi con buôn chính trị và thăng quan tiến chức nhờ vào sự giàu có của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Ông ta là một nhà chuyên môn có tài về giàu mỏ và bạn của Bert Audick.
Lúc này ông đại sứ tuyệt vọng về nỗi bất hạnh của bản thana chứ chẳng mảy may lo cho Sherhaben và Quốc vương của ông ta, ông ta lo cho túi tiền của mình. CIA mà mở các dịch lật đổ Quốc vương thì ông ta sẽ bị thiệt hại lớn. Do đó ông ta choáng váng trước những lời tuyên bố rành rọt của Kennedy.
- Ông cần nghe cho rõ vấn đề này. Ba tiếng đồng hồ nữa ông sẽ bay về Sherhaben mang thông điệp của tôi trao tận tay Quốc vương ông. Ông Bert Audick, người ông biết rất rõ và ông Arthur Wix, cố vấn An ninh quốc gia của tôi sẽ cùng đi với ông. Đây là bức thông điệp. Sau đây hai mươi tư tiếng đồng hồ, khu công nghiệp dầu mỏ Dak sẽ bị phá hủy.
Viên đại sứ hoảng sợ líu cả lưỡi không nói được nên lời.
Kennedy phán tiếp:
- Phải thả ngay các con tin và trao tên khủng bố Yabril cho chúng tôi. Còn sống. Nếu Quốc vương không thực hiện yêu cầu này, Sherhaben coi như sẽ không còn tồn tại.
Ánh mắt viên đại sứ đờ ra. Kennedy cho rằng ông ta có điều gì đó chưa rõ. Tổng thống ngừng lời một lát, rồi nói tiếp:
- Tất cả những điều tôi vừa nói đến nêu rõ trong thông điệp ông sẽ trình với Quốc vương ông.
- Thưa ông Tổng thống, xin lỗi, vừa nói ông có nói đến chuyện phá hủy Dak thì phải? – Viên đại sứ Waleeb bàng hoàng hỏi.
Kennedy trả lời luôn:
- Đúng vậy. Quốc vương ông sẽ tin những lời răn đe của tôi, chừng nào ông ta tận mắt thấy trung tâm công nghiệp dầu mỏ Dak trở thành những đống tro tàn. Để tôi nhắc lại ông nghe cho rõ: Phải thả ngay các con tin, Yabril phải đầu hàng và phải đảm bảo để hắn không tự sát.
Không thương lượng gì hết cả.
Viên đại sứ lên tiếng, giọng hoài nghi.
- Ông không thể dọa phá hủy một đất nước tự do, dù bé nhỏ tới đâu cũng vậy. Và nếu ông phá hủy Dak, ông tự phá hủy năm chục tỷ đô la tiền bạc đầu tư của Hoa Kỳ.
- Đúng vậy. – Kennedy đáp. – Hãy đợi đấy! Ông nên trao đổi với Quốc vương ông hiểu rõ rằng ý kiến của tôi là bất di bất dịch, đấy là chức năng của ông. Ông, ông Audick và ông Wix sẽ dùng một máy bay riêng của tôi. Hai chiếc khác sẽ bay cùng các ông. Một chiếc sẽ chở các con tin và thi hài con gái tôi về đây. Chiếc kia giải Yabril.
Viên đại sứ không nói được nên lời, đầu óc không còn tỉnh táo. Đây đúng là một cơn ác mộng. Ông Tổng thống đã điên rồi.
Khi còn lại một mình với Bert Audick, Audick bảo ông ta, giọng quyết liệt:
- Gã con hoang này nói sao làm vậy đấy, nhưng ta có con bài chơi lại gã. Lên máy bay ta sẽ lật ngửa bài anh thấy.

Eugene Dazzy đang ngồi ghi chép tại phòng Oval Office.
Franics Kennedy hỏi:
- Anh đã chuẩn bị xong các văn kiện để trao cho văn phòng đại sứ và gửi theo máy bay chưa?
Dazzy đáp:
- Chúng tôi đã sửa lại chút ít. Xóa sạch Dak kể cũng đã căng rồi, nhưng trên giấy trắng mực đen ta không thể tuyên bố là sẽ tiêu diệt toàn bộ đất nước Sherhaben. Nhưng tại sao anh cử Wix sang đấy?
Kennedy mỉm cười và bảo:
- Khi thấy tôi cử viên cố vấn An ninh quốc gia của tôi sang Quốc vương sẽ thấy rõ rằng tôi rất nghiêm chỉnh. Và Wix sẽ truyền đạt thành lời thông điệp của tôi.
- The anh thế có ổn không? Dazzy hỏi.
- Anh ta sẽ nằm mai phục ở Dak cho tới khi nó bị đánh sập. – Kennedy nói. – Tất nhiên là ổn thôi, trừ phi anh ta bị điên.


Trong thời gian hai mươi tư tiếng đồng hồ tìm được cách lên án Tổng thống Hoa Kỳ là một điều gần như không thể làm nổi. Nhưng sau bốn tiếng đồng hồ kể từ lúc bức tối hậu thư của Kennedy được gửi đến Sherhaben, Quốc hội và Câu lạc bộ Socrates đã giành được thắng lợi này trong phạm vi quyền lực của họ.
Christian Klee vừa rời phòng họp, đơn vị theo dõi bằng máy điện tử thuộc bên An ninh của ông ta tại FBI đã trao cho Christian bản báo cáo chi tiết về các hoạt động của những vị lãnh đạo Quốc hội và những thành viên trong Câu lạc bộ Socrates. Họ đã nghe trộm được ba ngàn cú điện thoại. Địa điểm và băng ghi âm toàn bộ các cuộc họp đều được gửi kèm theo bản báo cáo. Chứng cớ đã rõ và không thể chối cãi được. Trong vòng hai mươi tiếng đồng hồ sau đây, Hạ nghị viện và Thượng nghị viện Hoa Kỳ cố tìm cách buộc tội Tổng thống.
Christian tức giận cất các bản báo cáo vào cặp và bổ tới Nhà Trắng. Trước khi ra xe, ông ta bảo Peter Cloot điều mười ngàn nhân viên rút khỏi nhiệm vụ đang đảm nhiệm và cử họ ngay về Washington.
Cũng vào khuya đêm Thứ Tư ấy, thượng nghị sĩ Thomas Lambertino, một người có trọng lượng trong Thượng nghị viện, cùng Elizabeth Stone phụ tá của ông ta và Alfred Jintz, phát ngôn viên thuộc Đảng Dân chủ trong Hạ nghị viện hội họp tại văn phòng của Lambertino. Sal Troyca, trưởng nhóm phụ tá của thượng nghị sĩ Jintz, cũng có mặt để, như Troyca thường nói, che chắn cho sếp vốn là một kẻ dở ông dở thằng. Sal Troyca là một gã ranh mãnh nổi tiếng khắp Capitol Hill.
Sống giữa các nhà hành luật thỏ đế, Sal Troyca cũng đồng thời là một gã tán gái thành thần và là một gã đề xướng đúng mốt các mối quan hệ giữa nam và nữ. Mới thoáng qua, Troyca đã nhận thấy rahừng Elizabeth Stone, phụ tá của ngài thượng nghị sĩ rất xinh đẹp, nhưng ả là quá trung thành với chủ. Và thế là gã liền tập trung vào công việc trước mắt.
Troyca đọc to những câu thích hợp trong Điều hai mươi nhăm Luật bổ sung Hiến pháp Hoa Kỳ, góp nhặt câu, chữ mỗi đoạn một ý. Gã thận trong đọc chậm rãi với giọng tenor đã cố uốn éo cho thật hay:
“- Bất kỳ lúc nào, Phó Tổng thống và đa số viên chức chủ yếu của mỗi bên trong những bộ hành pháp”, - đến đây Troyca cúi sát xuống bên Jintz và khẽ thì thầm: - Nội các đấy, - Sau đó gã lại cất cao giọng đọc: “hoặc một hội đồng nào káhc như Quốc hội có thể, theo quy định của luật pháp, trình... Thượng nghị viện và... Hạ nghị viện văn bản tuyên bố của họ rằng Tổng thống không thể đảm nhiệm quyền hạn và trách nhiệm của văn phòng mình thì Phó Tổng thống sẽ đảm đương ngay lập tức quyền hạn và trách nhiệm cảu văn phòng Tổng thống với tư cách Tổng thống thay quyền”.
- Dớ dẩn! – Thượng nghị sĩ Jintz thốt kêu lên. – Điều này chẳng dễ gì lên án Tổng thống.
- Chẳng dễ gì, - thượng nghị sĩ Lambertino nói, giọng thành thật. – Đọc tiếp đi, anh Sal.
Sal Troyca chua xót thầm nghĩ rằng sếp của gã là loại người điển hình chẳng hiểu biết gì về Hiến pháp cả, tuy nó rất thiêng liêng. Gã bỏ qua. Thôi, mặc xác Hiến pháp, Jintz chẳng bao giờ có thể hiểu nó. gã đành nghĩ cách trình bày vấn đề bằng ngôn ngữ giản dị:
- Chủ yếu là Phó Tổng thống và Nội các phải ký bản tuyên bố lên án Kennedy. Làm được vậy Phó Tổng thống sẽ thay quyền Tổng thống. Kennedy sẽ lao đơn ngay phản bác lại bản tuyên bố nói rằng ông ta vẫn bình thường không bị ảnh hưởng gì hết. Ông ta lại vẫn giữ chức Tổng thống. Lúc đó Quốc hội bỏ phiếu can thiệp. Trong suốt thời hạn đó Kennedy muốn làm gì ông ta thấy cần thiết htì chẳng ai có thể ngăn được.
Nghị sĩ Quốc hội Jintz liền thốt kêu:
- Thế thì toi Dak rồi!
Thượng nghị sĩ Lambertino đáp:
- Đa số thành viên trong Nội các sẽ ký tên vào bản tuyên bố. Ta chỉ còn đợi chữ ký của Phó Tổng thống, phải có chữ ký của bà ấy ta mới phát đơn tố tụng được. Trước mười giờ đêm ngày Thứ Năm, Quốc hội phải họp để bàn cách ngăn chặn vụ triệt hạ Dak. Chúng ta phải giành được hai phần ba lá phiếu của Hạ viện và Thượng viện mới thắng được. Thế nào, liệu Hạ viện có chịu chơi không? Tôi đảm bảo về phía Thượng viện.
- Chịu chứ! – Nghị viên Jintz nói. – Tôi sẽ dùng điện thoại của Câu lạc bộ Socrates, gọi điện thông báo cho từng hạ nghị sĩ.
Troyca kính cẩn trình bày:
- Hiến pháp có ghi Quốc hội có quyền được bổ nhiệm theo đúng luật pháp bất kỳ một nhân vật nào. Tại sao ta không dựa vào điểm này để bỏ qua không cần phải lấy chữ ký của Nội các và Phó tổng thống, để Quốc hội được quyền bổ nhiệm nhân vật đó? Nếu vậy ta có thể quyết định ngay bây giờ.
Nghị sĩ Jintz kiên nhẫn bảo:
- Sal, làm thế không xong đâu. Ta không nên coi đây là một cuộc trả đũa. Hành động như vậy lá phiếu chung sẽ dồn cho ông ta và sau này ta phải trả giá đấy. Anh nên nhớ kỹ rằng Kennedy rất được lòng dân chúng, kẻ mị dân có được cái ưu thế ấy hơn các nhà chịu trách nhiệm về luật pháp.
Thượng sĩ Lambertino bảo:
- Tuân thủ thủ tục, chúng ta sẽ không gặp chuyện rắc rối. Tối hậu thư gửi Sherhaben là một hành động quá khắc nghiệt và chứng tở sự mất cân bằng về tâm thần của ông ta trước tấn bi kịch cá nhân. Tôi xin bày tỏ nỗi thương cảm và thương tiếc sâu sắc nhất của mình. Tất cả chúng ta sẽ xử sự như vậy.
Nghị sĩ Jintz tuyên bố:
- Cứ hai năm một lần, người của tôi ở Hạ nghị viện sẽ bỏ phiếu bầu lại. Kennedy sẽ mất số lá phiếu anỳ nếu sau thời hạn quy định ba mươi ngày ông ta vẫn khăng khăng không chịu thay đổi ý định của mình. Ta sẽ gạt ông ta
Thượng nghị sĩ Lambertino gật đầu:
- Đúng vậy.
Troyca nhận thấy từ nãy tới giờ Elizabeth Stone không hề phát biểu lời nào. Gã thận trọng lên tiếng.
- Cho phép tôi được tổng kết vấn đề như sau: nếu Phó Tổng thống và đại đa số trong Nội các bỏ phiếu lên án Tổng thống thì ngay sau trưa nay sẽ ký tên vào bản tuyên bố, Bộ tham mưu của Tổng thống sẽ từ chối không ký. Kể ra nếu họ ký thì thật thuận lợi, nhưng họ sẽ không ký đâu. Căn cứ theo thru tục nêu trong Hiến pháp, chữ ký chủ yếu ta cần là chữ ký của Phó Tổng thống. Theo truyền thống, Phó Tổng thống tán thành mọi đường lối của Tổng thống. Chúng ta có dám bảo đảm chắc chắn bà ấy sẽ ký không? Hoặc bà ấy sẽ không đề nghị cho một thời hạn để suy ngẫm? Thời gian lúc này là cốt tử.
Jintz phá lên cười bảo:
- Phó Tổng thống nào mà chẳng nhăm nhe chức Tổng thống? Bà ta đang phấp phỏng hy vọng, suốt ba năm gần đây đến đau cả tim.
Lần đầu tiên Elizabeth Stone lên tiếng nói:
- Bà Phó Tổng thống không suy nghĩ như vậy. Bà tuyệt đối trung thành với Tổng thống, - cô ta nói tiếp, giọng lạnh lùng: - Đúng là có thẻ gần như tin chắc rằng bà ấy sẽ ký tên vào bản tuyên bố. Nhưng bà ấy làm vậy chỉ vì lẽ phải thôi.
Nghị sĩ Jintz đưa mắt nhìn Elizabeth Stone với vẻ kiên nhẫn chịu đựng, rồi giơ tay tỏ vẻ đấu dịu. Lambertino cau mày, Troyca cố giữ nét mặt điềm tĩnh, nhưng trong lòng gã thấy rộn vui, gã lên tiếng.
- Tôi chri có thẻ trao đổi để mọi người bỏ phiếu thông qua bản tuyên bố. Còn quyết định thế nào là quyền của Quốc hội.
Nghị sĩ Jintz nhấc người khỏi chiếc ghế thoải mái và đứng dậy:
- Đừng lo, Sal, Phó Tổng thống phải giữ thái độ tỏ vẻ không quá vội vã và muốn lật Tổng thống. Bà ta sẽ ký thôi. Bà ta không muốn bị coi là kẻ tiếm ngôi, có vậy thôi.
“Kẻ tiếm ngôi” là những từ Hạ nghị viện thường dùng để ám chỉ Tổng thống Kennedy.
Đúng lcú đó chuông điện thoại reo vang. Elizabeth nhấc ông nghe lên. Cô ta nghe một lát rồi nói.
- Thưa ngài thượng nghị sĩ, Phó Tổng thống gọi điện cho ngài.

Phó Tổng thống Helen Du Pray quyết định rằng sau buổi tập chạy hàng ngày, bà sẽ cân nhắc xem có nên ký tên vào bản tuyên bố hay không.
Helen Du Pray là người phụ nữ đầu tiên gữ chức Phó Tổng thống Hoa Kỳ. Bà năm mươi nhăm tuổi và là người cực kỳ thông minh. Bà trông vẫn còn xinh đẹp, có thể là do hồi hai mươi tuổi, sau đó khi là một người vợ mang thai và phụ thẩm của quận, bà đã ăn uống theo chế độ kiêng khem. Bà duy trì đều đặn việc tập chạy bộ hàng ngày trước khi lấy chồng. Người tình đầu tiên của bà đã truyền cho bà niềm say mê của anh ta với môn chạy, năm dặm một ngày và không được sao nhãng. Anh ta đã đọc trích câu bằng tiếng Latin “Mens sana in corpore sano” và dịch luôn giúp bà, “Một tinh thần lành mạnh trong một cơ thẻ kỏe mạnh”. Do cách dịch sát nghĩa và lĩnh hội chân chất câu trích – một tinh thần lành mạnh đã bị vẩn đục biết bao trong một cơ thể quá khỏe mạnh – Helen Du Pray chỉ dám coi anh ta là người tình.
Gìn giữ kỷ luật ăn uống đã đem lại cho bà biết bao điều tốt lành. Nó giúp cơ thể bà thải được các độc tố, nâng cao năng lực hoạt động và trao tặng bà một phần thưởng cực kỳ to lớn; bà có motọ tinh thần tuyệt mỹ. Các chính khách đối lập với bà đùa cợt cho rằng bà bị mất cảm giác về khẩu vị ăn uống, nhưng không phải như vậy. bà rất thích một trái đào phớt hồng, một trái lê ngọt lịm, hương vị rau tươi, và vào những ngày lòng thấy trĩu nặng – ai mà chẳng có lúc rơi vào tình cảnh này, - bà ăn những chiếc bánh sôcôla.
Bà tuân thủ chế độ ăn uống cũng là do tình cờ thôi. Hồi trẻ, dạo còn là luật sư trong một quận, bà vớ được một cuốn sách hướng dẫn cách ăn uống theo chế độ. Bà thấy tác giả nêu lên những vấn đề khá lý thú. Dần dần à tự nhiên thường để tâm đến chế độ ăn uống của mình, bà thấy hay hay, bà say mê và bị lôi cuốn.
Tuy là Phó Tổng thống Hoa Kỳ, Helen Du Pray ăn uống đạm bạc và thường xuyên chạy ít nhất năm dặm một ngày, vào những ngày nghỉ cuối tuần, bà chạy mười dặm. Bây giờ trước khi bà phải quyết định một vấn đề quan trọng nhất trong đời mình là ký tên vào bản tuyên bố lên án Tổng thống hay không, bà quyết định chạy một lúc hco đầu óc được thanh thản.
Đội bảo vệ của bà phải vất vả lắm mới đảm bảo được an ninh cho bà. Người trong đội toàn là những người tráng kiện, nhưng thường bị bà bỏ xa khi bà chạy. Họ kinh ngạc không hiểu tại sao một phụ nữ trên năm chục tuổi lại chạy nhanh và xa như vậy.
Phó Tổng thống không bao giờ sao nhãng việc chạy của mình, vì dẫu sao, đấy là điều thiêng liêng trong đời bà. Nó là “niềm vui” thay thế cho những lạc thú ăn uống, rượu chè và tình dục, là sự ấm áp và trìu mến đã từ bỏ khỏi cuộc đời bà kể từ sau ngày chồng bà qua đời đã sáu năm nay.
Bà cố kéo dài chặng đường chạy mỗi ngày một xa thêm và cũng đồng thời đẩy lùi ý nghĩ tái giá một xa khỏi đầu óc. bà đã leo quá cao trên nấc thang chính trị để mạo hiểm tự trói buộc mình với một người có thể xô bà vào một cái bẫy treo. Với bà, có hai cô con gái và đời sống họat động xã hội là đủ rồi, ngoài ra bà còn bao bè bạn, cả đàn ông lẫn phụ nữ.
Helen Du Pray càng lên cao trên nấc thang chính trị, bà càng dậy sớm hơn để chạy. Niềm vui lớn nhất rộn lên trong lòng bà là khi thấy một con gái mình cùng chạy bên mình. Các phương tiện thông tin đại chúng đã tung một tấm ảnh cỡ lớn hai mẹ con bà cùng chạy bên nhau. Mọi chuyện đều được tính đến cả.
Helen Du Pray ngưỡng mộ Tổng thống Francis Xavier Kennedy và biết ơn ông khi ông đã lựa chọn bà cùng đứng trong danh sách ứng cử với ông, với tư cách Phó Tổng thông, nhưng bà có nhiều điểm khác ông.
Ký bản tuyên bố này, bà sẽ được hưởng mọi bổng lộc. Bà có thể giành chỗ của Francis Kennedy.



***Xem trang:
[1][2][3][4][5][6][7][8][9][10][11][12][13][14][15][16][17][18][19][20]
[21][22][23][24][25][26][27][28][29][30]

TOP WAP WORLDWIDE


mobiV trang ch

© GIAITRI102.TK
Thanks to XTGEM

Insane