Ring ring
Không bấm vùng phía trên kẻo mất tiền nhé!

>>viết chữ thờ
Vùng Lệ Thủy người ta gọi học trò là thầy khóa. Hồi còn là "thầy khóa", nhà bố vợ lập cái bàn thờ nhỏ ở nơi bếp, ông bảo Phủ Tuấn:

- Khóa Tuấn học hành xưa nay, bây chừ viết cho tui mấy chữ để thờ.

Khóa Tuấn liền lấy giấy bút viết hai chữ lớn : "TUẤN CAO". Ông bố vợ không biết chữ, kính cẩn treo lên bàn thờ. Một hôm, có người khách trông thấy hỏi :

- Chữ thờ trong bếp răng lại "Tuấn Cao". Anh Tuấn đã chết đâu mà bác lập bàn thờ.

Bố vợ sửng sốt, gọi khóa Tuấn đến trách:

- Tưởng mi học hành khá, tui nhờ viết chữ thờ, ai ngờ mi lại viết tên mi để thờ !

Khóa Tuấn thưa :

- Bẩm thầy! Ai nói rứa là họ chưa thông đấy thôi. Con viết đúng ý thầy đó ạ "Tuấn cao" nghĩa là "Táo quân". Ở bếp thờ táo quân răng gọi là dốt được !

>>con thanh tịnh
Ông quan nọ muốn ăn thịt ếch, sai lính đi bắt, nhưng lại không muốn dùng tiếng "ếch" nghe không sang, bảo là đi bắt con thanh tịnh, ý nói trong sạch, không ăn bẩn.

Lính nghĩ nát óc mà không hiểu "con thanh tịnh" là con gì, gặp ai cũng hỏi. Hỏi nhà sư, nhà sư nói:

- Ở trên đời này, chỉ có nhà tu hành là thanh tịnh thôi!

Lính mừng quá bắt sư trói lại, lôi về để dưới nhà giam, vội vàng lên công đường thưa:

- Bẩm con đã bắt được con thanh tịnh về đây rồi ạ.

Quan truyền: - Thế thì chặt đâu lột da cho ta!

Sư nghe, sợ mất vía, lạy lục:

- Nhờ anh lên bẩm quan, hôm qua tôi có ăn mấy miếng thịt cầy, chẳng được thanh tịnh nữa, xin quan xét cho!

>>cứ đến vả vào mồm tôi
Có người đi hỏi thầy bói: "Ông xem tôi sẽ sống được bao lâu?"

Thầy bói tính toán một hồi lâu: "Ông thọ lắm, phải sống đến 94 tuổi!"

Người nọ lại vặn: "Có thật sống đến 94 tuổi không?"

Thầy bói trừng mắt: "Tôi xưa nay chưa từng nói láo. Nếu ông không sống đến 94 tuổi mà chết trước thời hạn đó thì lúc chết cứ đến đây mà vả vào mồm tôi"

>>câm điếc
Nổi tiếng là người thông thái, hiểu rộng, biết nhiều, nhưng Quỳnh ngán chuyện cử nghiệp. Mỗi lần triều đình mở khoa thi, nhiều người giục chàng lều chõng ứng thí, chàng đều gạt phăng nói sang chuyện khác.

Lần ấy, vì nể ý thầy học, lời khuyên của bạn bè dân làng, Quỳnh đành đi thi cho phải phép. Năm đó, nhà chúa mừng sinh được con trai, các quan trường bèn nảy ra ý nịnh hót chúa, bàn nhau ra đề thì nói về điềm lành của đất nước. Đoán được ý ấy, Quỳnh nghĩ ra cách làm một bài văn phải hàm được hai nghĩa: bề ngoài, đọc lên nghe như lời ca ngợi công đức của Chúa và sự an vui của mọi người, nhưng ẩn ý của nó lại là một sự phủ định. Trong bài văn ấy có hai câu khái quát hiện trạng đất nước như sau:

"Quan tắc cổ, dân tắc cổ, đái hàm quan Nghiêu Thuấn chi dân" (Nghĩa là: Quan cũng theo phép xưa, dân cũng theo phép xưa, đội ơn quan, dân được sống đời Nghiêu Thuấn) và đối lại:

"Thượng ung tai, hạ ung tai, ỷ đầu lai Đường Ngu chi đức" (nghĩa là: Trên cũng vui thay, dưới cũng vui thay, dựa vào đám đầu lại có đức độ thời Đường Ngu)

Mới nghe đọc lần đầu, chúa Trịnh đã khen: Hay quá! Xứng đáng cho giải nhất! Quan chủ khảo liền đứng lên tâu với Chúa:

- Khải chúa! Trong hai câu ấy, thần thấy có cái ẩn ý không thuận.

- Quan thật đa nghi quá. Ca tụng công đức của chúa như vậy mà còn gì không thuận?

- Khải chúa, cứ theo cái nghĩa chữ Hán thì hai câu ấy đúng là hay thật, nhưng Quỳnh là loại thâm nho, từng đã dùng chữ nghĩa chơi khâm nhiều người, và chắc hắn không bao giờ bằng lòng thứ văn chương một nghĩa. Theo sự hiểu biết cạn hẹp của thần, thì hai câu ấy xướng theo nghĩa đồng âm trực tiếp nghe ra ngại lắm, không dám đọc lên để chúa thưởng lãm.

- Ta cho phép, quan cứ nói.

- Khải chúa, nếu vậy thì thần xin thưa. Hai câu ấy có dụng ý phỉ báng, táo tợn. Nếu đọc theo kiểu nôm thì rõ là câu chửi tục.

- Chửi tục không sao, nhà ngươi cứ trình bày ta nghe thử!

- Vậy thần xin mạo muội thưa: "Quan tắc cổ, dân tắc cổ" có nghĩa là "trên cũng câm, dưới cũng câm," thưa tắc cổ là câm không dám nói đấy ạ! Còn "đái hàm quan Ngiêu Thuấn chi dân" tức là "đái vào hàm bọn quan dám bảo rằng dân chúng đang sống dưới thời Nghiêu Thuấn".

- Nếu quả vậy thì Quỳnh láo thật!

- Khải chúa, chưa hết đâu. Câu sau này còn hàm ý báng bổ tệ hại hơn. "Thượng ung tai, hạ ung tai" có nghĩa là "đứa trên thối tai, đứa dưới cũng thối tai", là cả trên dưới, ai ai cũng là một lũ điếc đấy ạ. Vì điếc hết nên không biết rằng "ỷ đâu lai Đường ngu chi sĩ" nghĩa là "ỉa vào đầu lũ nha dám bảo rằng kẻ sĩ đang mở mặt giữa đời Đường Ngu".

Quỳnh lần ấy bị đánh hỏng nhưng lại có cơ hội đả kích vào thói xu nịnh của đám quan trường và "chọc" nhà chúa một trận nên thân, còn mình thì vẫn giữ tròn khí tiết.

>>thừa giấy vẽ voi
Thừa giấy vẽ voi
Trong lần thi hội, Cống Quỳnh không có ý định ứng thí, nhưng vì nể lời chúa Trịnh ép đi thi để lấyTrạng Nguyên, nên Quỳnh nhận lời.

Lúc vào trường thi, Quỳnh làm bài rất nhanh, xong sớm trước nhiều thí sinh khác. Lẽ ra Quỳnh đem nộp quyển, nhưng vì chẳng biết chuyện đỗ đạt, nên táy máy giở bài ra xem lại. Thấy có một đoạn giấy trắng bên dưới, Quỳnh liền chấm bút vẽ ngay một bầy voi, rồi tiện tay đề luôn bên cạnh mấy câu thơ ngẫu hứng:

Văn chương phú lục đã xong rồi,
Thừa giấy làm chi, chẳng vẽ voi,
Tớ có một điều xin bảo thật
Đứa nào cười tớ, nó ăn bòi.

Quỳnh làm như vậy là cố ý chọc tức quan chủ khảo, họ sẽ điên tiết lên khi đọc những dòng này và sẽ đánh hỏng Quỳnh với tội "phạm trường quy." Thật ra, Quỳnh đâu cần sự thăng quan tiến chức.

Lúc ấy, có viên giám thị đi theo dõi. Liếc thấy bài thơ tứ tuyệt ngạo mạn của Quỳnh, bèn chạy đi báo với quan giám khảo. Quan sơ khảo và quan phúc giám khảo rón rén đến dòm thử, thì quả đúng như vậy. Quỳnh biết các hành động của ban giám khảo, nhưng cứ tảng lờ coi như không. Đợi đến lúc các quan trường xúm lại đông đảo, Quỳnh mới đưa bút viết tiếp hai câu thơ nữa vịnh bức tranh voi vừa vẽ:

Voi mẹ, voi con, voi lúc nhúc
Chú sơ, chú phúc, rúc mà coi.

Đám quan viên lúc này cảm thấy sượng sùng nên bấm nhau rút lẹ. Đứng lâu ở đó e không khéo lại bị Quỳnh chơi khăm, mất mặt nữa.

>>tiền múa chúa cười
Nhà Quỳnh nghèo lắm. Một lần ghé qua đền thờ bà Chúa Liễu, thấy nơi khám có nhiều tiền do khách thập phương cúng đặt ở trên mâm, Quỳnh nảy ra ý muốn vay. Cậu vừa gieo tiền xin âm dương vừa khấn:

- Độ rày, em túng quẫn, chị lại để tiền không. Xin chị cho em vay, làm ăn khá em chẳng quên ơn chị. Nếu cho vay một phần tư, xin khiến hai đồng đều sấp; nếu cho vay một phần ba, xin cho hai đồng đều ngửa, còn cho vay một nửa, xin sấp ngửa bằng nhau.

Theo kiểu cách ấy, thì đằng nào Quỳnh cũng vay được cả, mà ý bà Chúa Liễu vốn không thích tính Quỳnh, chẳng muốn cho vay, bèn làm cho cả hai đồng tiền quay tít không ngừng.

Thấy vậy, Quỳnh reo lên:

- A, tiền múa, Chúa cười! Chị thương em nghèo nên cho em vay cả. Xin đa tạ chị!

Nói đoạn, Quỳnh trút hết tiền vào bao, buộc lại rồi ra về. Mắc mưu Quỳnh, bà Chúa phen này coi như mất trắng.

>>ông nọ bà kia
Trong làng Quỳnh ở, các chức sắc thấy Quỳnh được chúa gọi vào hầu luôn thì khâm phục lắm, chẳng ai bảo ai mà kẻ nào người nấy đều đến nhờ cậy Quỳnh giúp đỡ, mong được hưởng chút ấm nhà chúa.

Một hôm Quỳnh ở kinh đô về, cho gọi các chức sắc đến, bảo có muốn làm ông nọ bà kia thì tối đến nhà Quỳnh đánh chén, rồi ngày mai Quỳnh đưa lên kinh đô sớm.

Các chức dịch bao phen mong đợi, nay thấy Trạng hẹn đưa vào kinh đều chắc mẩm phen này hẳn phải lên chức ông nọ bà kia. Vì thế, ông nào ông nấy vênh vang về nhà quát vợ sắp sếp áo quan để tối đến nhà Trạng uống rượu, ngủ đấy, mai trẩy kinh sớm. Các bà vất vả một buổi sắm sanh cho chồng, nhưng cũng mở cờ trong lòng vì sắp được thành ông nọ bà kia.

Tối đến Trạng đãi các vị chức dịch một bữa rượu túy lúy càn khôn. Ông nào, ông nấy say đứ đừ, lăn chiêng ra ngủ.

Lúc ấy đã quá nửa đêm, Trạng mới sai đem võng tới, võng ông nọ về nhà bà kia và bảo rằng ông bị trúng cảm, phải xoa dầu, đánh gió ngay kẻo nguy hiểm đến tính mạng.

Các bà hoảng hốt, đang đêm vùng dậy, đèn đóm nhập nhoạng ra sức mai cà tóc gáy, cứu chữa các ông gần đến sáng mới tỉnh. Trời tảng sáng, nhìn rõ mặt người thì hóa ra không phải chồng mình. Các bà ngớ người ra, thẹn quá hóa giận:

- Phải gió các nhà ông này, ở đâu lại đến đây nằm vạ!

Ông kia tỉnh dậy, không biết đầu đuôi xui ngược ra sao, thấy mình nằm ở nhà người khác, đâm hoảng, thẹn thùng và lủi ra về. Đến nhà, lại chứng kiến cảnh vợ mình cũng đang mắc cỡ trong cảnh "ông nọ bà kia" hệt như thế.

Bấy giờ các ông mới biết là bị Trạng lỡm, ức quá vặc nhau:

- Nào, được làm ông nọ bà kia đã sướng chưa!

>>trả nợ anh lái đò
Quỳnh thường đi đò ngang, khất chịu tiền, lâu quá món nợ tích lại cũng khá nhiều, không trả được. Lúc anh lái đò đến đòi, Quỳnh bảo:

- Ừ, đợi đấy, vài hôm nữa, sẽ trả đầy đủ.

Ở giữa sông có một cồn cát, bỗng xuất hiện một cái nhà nhỏ, lợp lá gồi. Người ta đồn rằng đó là cái lầu yết thơ của Trạng. Thế là mọi người tò mò rủ nhau đi xem. Muốn ra nơi cồn nát, chỉ có con đường đò ngang, mới đầu chỉ lưa thưa ít người. Ra đến nơi họ thấy có một cái biển đề mấy chữ bằng vôi trắng "Cha đứa nào kể với đứa nào".

Tất nhiên khi về, gặp người khác hỏi thì ai cũng trả lời độc một câu:"Ra mà xem!"

Cũng có người tếu tán thêm: "Hay lắm, ra mà xem."

Thế là thiên hạ lũ lượt kéo nhau ra xem "lầu yết thơ của Trạng", lúc đầu là người trong làng, rồi các làng lân cận, lan ra đến cả tổng. Còn anh lái đò chèo mệt nghĩ, nhưng hả hê với số tiền lớn thu được của khách, cho đến khi người ta biết là bị Quỳnh cho "quả lừa" thì mới vơi khách.

Anh lái đò vãn việc, chợt nhớ món nợ của Quỳnh, mới đến hỏi.

Quỳnh mắng:

- Ai nợ nhà anh? Anh nợ ta thì có. Nhờ mẹo của ta mà anh vớ bở; ta chưa hỏi phần của ta đấy. Thôi ta cứ gửi lại đó mà trừ dần cho tiền đò sau này.

Anh lái đò chợt hiểu, cười sung sướng, rồi cám ơn Quỳnh rối rít.

>>dê đực chửa
Tiếng tăm về cầu bé thần đồng ở vùng Thanh Hóa bay đến kinh đô. Nhà vua muốn biết hư thật như thế nào, bèn ban lệnh: Cả phủ Thanh Hóa, mỗi làng phải đem nộp một con dê đực đang chửa. Sau hai tháng, nếu làng nào không nộp sẽ bị trị tội. Dân chúng phủ Thanh Hóa hốt hoảng sợ hãi. Cả làng Quỳnh ở, ai cũng nhớn nhác lo âu. Tìm đâu ra dê đực chửa? Biết chuyện đó, Quỳnh nói với bố:

- Về việc ấy xin Thầy đừng lo. Thầy cứ bảo dân làng chuẩn bị cho con một trăm quan tiền và gạo ăn đường, con sẽ kiếm được dê đực chửa cho làng.

Nghe con nói, ông bố không tin, nhưng cũng thưa lại với dân làng. Không có cách nào khác mọi người đành làm theo lời yêu cầu của Quỳnh. Sáng hôm sau, hai cha con Quỳnh lên đường. Họ đến kinh đô đúng lúc nhà vua có việc đi qua cửa Đông. Quỳnh nép xuống cống sát vệ đường chờ. Khi xa giá nhà vua đến gần, Quỳnh khóc rống lên. Vua sai lính lôi đứa bé đang khóc lên hỏi nguyên do. Quỳnh vờ như không biết đãy là vua, càng gào to, kể lể:

- Mẹ tôi chết đã mấy năm nay, tôi nói mãi mà bố tôi vẫn không chịu đẻ em bé cho tôi bế...

Vua cho là đùa bé bị bệnh dại ngây, cười và nói:

- Mày thật là đần độn, đàn ông mà đẻ sao được!

Bãy giờ Quỳnh nín bặt, đứng chắp hai tay nói rất trang nghiêm:

- Thưa ông, vậy mà nhà vua bắt dân làng tôi phải nộp dê đực chửa.

Nghe nói, nhà vua giật mình, biết ngay đây là đứa bé ở Thanh Hóa mà bấy lâu nay mình vẫn nghe đồn.



TOP WAP WORLDWIDE


mobiV trang ch

© GIAITRI102.TK
Thanks to XTGEM