Pair of Vintage Old School Fru
Không bấm vùng phía trên kẻo mất tiền nhé!

>>sáng kiến
Nhà văn Nga Giliropxki rất buồn mỗi khi có bạn mượn sách của ông không chịu trả. Ông cho khắc một con dấu đóng trên mỗi cuốn sách dòng chữ: "Sách này lấy cắp ở tủ sách của Giliropxki".

Bằng cách đó người mược trả sách đúng hẹn.


o O o


Kinh nghiệm

A. Dumas con chuẩn bị viết vở kịch đầu tiên Trà hoa nữ đã đến xin gặp cha mình hỏi kinh nghiệm viết kịch bản sân khấu. Ông bố vui lòng chỉ dẫn:

- Rất đơn giản. Hồi 1 sáng sủa hơn một chút. Hồi 3 ngắn hơn một chút và toàn bộ vở thông minh hơn một chút, thế là được.


o O o


Cũng tùy

Có người hỏi nghệ sĩ Nga M. Sepkin:

- Ngài thích đóng các vai nào hơn, lớn hay nhỏ?

- Cũng tùy thuộc nội dung vở kịch. Nếu vở kịch tốt thì vai lớn, vở kịch xấu thì vai nhỏ.


o O o


Đàn thuộc về ngài

Nghệ sĩ Tây Ban Nha A. Xegovia muốn có cuộc trình diễn guitar cổ điển ở Madrid, rất cần một chiếc đàn cực tốt mà không đủ tiền mua. Anh đến hiệu đàn Mamirexin để thuê.

Sau hơn 90 phút thử và đàn tất cả các bản nhạc Xegovia định biểu diễn, anh đã được ông chủ hiệu khâm phục tài nghệ điêu luyện:

- Từ giờ phút này, cây đàn guitar đã thuộc về ngài!


o O o


Xin chữa thơ

Sau khi viết bài thơ Trường ca về cuộc sống, nhà thơ Anh Tennixon (1809-1892) nhận được thư phê bình của nhà toán học Repbec:

- Bài thơ của ngài rất hay nhưng có một câu: "Mỗi khoảnh khắc một con người sinh ra/cũng khoảnh khắc ấy lại một con người chết đi". Vậy thì ngài lý giải thế nào về chuyện dân số ngày càng tăng? Tôi xin được chữa lại: "Mỗi khoảnh khắc mỗi con người sinh ra/cũng khoảnh khắc ấy 1/6 con người chết đi". Lẽ ra không phải là 1/6 mà là con số lẻ phức tạp hơn rất nhiều, nhưng thôi hãy tạm như vậy để ngài dễ gieo vần..."
>>Ban-dăc bói chữ
Ônôrê Đơ Ban-dăc rất thích bói chữ. Ông vẫn tự cho mình có tài về khoản này.

Một hôm, một bà cụ đưa cho ông xem một cuốn vở đã cũ và nhờ ông đoán giúp tính tình, số phận của cậu học trò đó. 

Ônôrê Đơ Ban-dăc chăm chú xem cuốn vở, lật đi lật lại hồi lâu rồi nhận xét:

- Xin lỗi bà, dầu điều này có làm bà phiền lòng, tôi cũng buộc phải nói thẳng ra rằng, đứa bé này cẩu thả, đần độn. Sau này may mắn lắm nó cũng chỉ làm nổi một chức thầy ký tỉnh lẻ là cùng.

Khi Ônôrê Đơ Ban-dăc ngừng lời, bà cụ chậm rãi nói:

- Ông Ban-dăc ạ, lẽ nào ông lại không nhận ra bà giáo cũ và cuốn vở của ông?
>>giá trị của sự từ chối
Hội phụ nữ Luân Đôn yêu cầu Bơcna Sô tặng hội một cuốn sách của ông nhan đề "Người chỉ đường cho trí thức đến với xã hội chủ nghĩa".

Nhà văn đã từ chối và viết thư trả lời:

"Mong quý hội thông cảm vì cuốn sách tặng, người ta thường ít đọc..."

Hội phụ nữ bèn đem bán bức thư đó với giá 30 đồng, đủ mua ba cuốn sách của Bơcna Sô.

Người mua bức thư đó đem bán lại cho một người chuyên sưu tầm các bút tích của nhà văn và nhận được số tiền đủ để mua toàn bộ các tác phẩm của nhà văn.
>>một điều đơn giản
Trên chuyến tàu từ Châu Âu sang Mỹ, mọi người đều mệt mỏi vì bị sóng biển nhồi lắc. Riêng có một người gương mặt thật bình thản ngồi hút thuốc, nghe nhạc. Mọi người thêm thán phục khi biết được đó chính là Albert Einstein (1879 - 1955). Một người mạnh dạn hỏi:

- Thưa ngài, trong thuyết tương đối, nhiều và ít được hiểu như thế nào ạ?

- Ồ, có gì đâu. Đơn giản thế này nhé: mấy trăm cọng tóc trên đầu là ít. Nhưng trong một chén nước uống mà chỉ có vài ba cái tóc cũng là nhiều.
>>không hiểu được Plăng đâu
Đến Berlin, thủ đô nước Đức, Plăng, nhà vật lý học về lý thuyết trường lượng tử quên khuấy mất là mình sẽ phải thuyết trình ở giảng đường nào. Ông vào văn phòng trường Đại học tổng hợp để hỏi. Tại đây, ông gặp một giáo sư

- Xin bác cho biết, hôm nay giáo sư Plăng sẽ thuyết trình ở đâu ạ?

Vị giáo sư nhìn Plăng từ đầu tới chân rồi nhún vai:

- Này anh bạn trẻ, đừng đến đấy làm gì. Anh còn ít tuổi thế, làm sao mà hiểu nổi giáo sư Plăng!
>>có lý
Mác Xlê-pho, một hoạ sĩ nổi tiếng tâm sự với bạn bè về lý do mình chọn ngành hội hoạ:

-Tôi chọn ngành này từ năm 11 tuổi. Thoạt đầu tôi muốn trở thành ca sĩ, nhưng suy đi nghĩ lại, tôi thấy nếu ca sĩ mà bị mất giọng thì xem như tan đời. Còn hoạ sĩ nếu có mất ... bút vẽ thì chỉ có việc chạy ra ngoài phố, nhoáng cái là mua được cây khác rồi. Và thế là tôi quyết định.
>>tính đãng trí của Ampe
Một hôm, ông có việc phải ra khỏi nhà vào buổi sáng. Lúc đi, ông khoá cửa và viết mấy chữ hẹn ở cánh cửa: "Ampe đi vắng, 16 giờ mới có mặt ở nhà."

Ông đi công chuyện, 14 giờ đã xong, ông trở về nhà mình. Đến nơi thấy dòng chữ nói trên, đang mãi suy nghĩ, ông quên khuấy mình chính la Ampe, ông thở dài, xem đồng hồ và lẩm bẩm:

-Vậy là mất đứt gần hai giờ chờ đợi.
>>nghi ông nhà văn
Trong dịp nghỉ hè, nhà văn Victor Hugo đến một ngôi làng xinh đẹp. Cuộc sống ở đây thật thanh bình, ngày nào ông cũng thả ngựa gặm cỏ trên cánh đồng, còn mình thì lim dim tựa gốc cây tìm ý tưởng... 

Một hôm, choàng dậy thì ông đã thấy con ngựa biến mất. Tức điên lên, nhà văn bổ đi tìm nhưng vô ích. Thất thểu về nhà, gặp một ông cụ nông dân đi dạo trên đường, nhà văn than phiền về con ngựa. Ông cụ nhìn Hugo như một "quái vật" rồi khẽ đáp:

- Làng này toàn người tự trọng cả, không ai làm chuyện ấy đâu - chợt cụ sực nhớ ra - À, mà này, cách đây mấy hôm, nghe nói có cái ông nhà văn gì đấy từ Paris đến. Hay là...
>>quảng cáo
Hồi Mark Twain làm chủ bút một tờ báo tỉnh lẻ, ông nhận được thư của khách hàng mua dài hạn lâu năm, than phiền rằng ông ta thấy một con nhện trong trang báo và hỏi như thế là điềm lành hay gở. Mark Twain trả lời :

- Thưa độc giả dài hạn lâu năm thân mến ! Thấy một con nhện trong tờ báo chẳng phải là điềm lành hay gở cho ông. Chỉ đơn giản là con nhện dò trên tờ báo của chúng tôi, tìm xem nhà buôn nào không đăng quảng cáo để nó có thể đến cửa hiệu đó chăng mạng nhện ở cửa, và hưởng một cuộc sống thanh bình phẳng lặng cho mãi về sau.
>>bằng cái đuôi của ta
Napoleon là vị hoàng đế rất kiêu ngạo, ngay cả với mọi người trong gia đình. Khi được tin vợ ông là Desiree mới sinh hoàng tử và yêu cầu ông đặt tên cho đứa bé. Napoleon bèn bảo:

- Nó bằng cái đuôi của ta cũng khá lắm rồi. Đặt tên cho nó là…Leon.
>>phần giải lao
Một phóng viên hỏi nhà văn Mark Twain, có phải ông vừa hoàn thành một vở kịch cho nhà hát ở Philađenphia phải không. Nhà văn trả lời:

- Anh có thể đăng báo là tôi đang viết một vở kịch gồm 4 hồi và 3 lần nghỉ giải lao. Tôi đã hoàn thành xong phần 3 lần giải lao đó.
>>quốc hữu hóa
Winston Churchill (Thủ tướng Anh từ 1940-1945, 1951 -1955) và Clement Atlee (Thủ tướng Anh từ 1945-1951, đã quốc hữu hóa các ngành đường sắt, than, khí đốt, điện... ở nước Anh trong nhiệm kỳ thủ tướng của mình) đang đi dạo chơi trong một khu vườn rộng thì bỗng Churchill cho biết ông muốn tiểu tiện. Atlee bèn dừng lại bên cạnh ông. Churchill yêu cầu ông đi ra xa hơn nữa, lên phía trước một quãng. Atlee hỏi tại sao, Churchill trả lời:

- Vì anh có thói quen: bất cứ lúc nào thấy cái gì hơi to một tí là anh muốn quốc hữu hóa nó ngay!
>>để lại danh thiếp
Vua Phổ Fêdêrich đệ nhị mời Vonte đến thăm cung điện. Rất nhiều quan trong triều đình thèm muốn sự ưu đãi này của vua Phổ đối với nhà văn. Một vị cận thần đặc biệt rất ghen tị với Vonte. Một hôm gã viết trên cửa ra vào của nhà văn một dòng chữ rất to "Chó đểu".

Vonte quen và hiểu biết rất nhiều người, đặc biệt ông biết rất rõ những người không ưa ông, ông đoán ngay kẻ muốn lăng mạ mình. Ngay lập tức, ông trở lại nhà gã cận thần nọ và nói rất lịch sự với gã:

- Thưa ngài, tôi xin lại thăm đáp lễ ngài. Tôi đã được đọc "Danh thiếp tên ngài" trên cửa nhà tôi. Tôi vô cùng tiếc là đã không ở nhà khi ngài đến thăm!
>>Sophocle làm thơ
Có lần Xô-Fốc ( Sophocle ), nhà soạn kịch vĩ đại Hy Lạp xưa ( 496 - 406 trước công nguyên ) nói rằng để viết nên ba câu thơ ông phải mất 3 ngày lao động.

-Ba ngày cơ à! _ một nhà thơ hạng trung bình nghe thấy thế, ngạc nhiên hỏi_ cứ như tôi đây, cứ 3 ngày tôi có thể làm tối thiểu 100 câu thơ!

-Vâng, đúng thế _ Xô-Fốc trả lời_ nhưng anh bạn trẻ ạ, 100 câu thơ ấy chắc chỉ sống được ba ngày!
>>nói thế nào
Trong một bữa tiệc có hai chàng thanh niên hợm hĩnh hỏi Vonte với giọng chế giễu:

- Thưa nhà văn, nói thế nào cho đúng: "Cho chúng tôi uống" hay là "Mang thức uống cho chúng tôi"!

- Đối với các bạn cả hai câu ấy đều không đúng - Nhà văn trả lời - Các bạn phải nói: "Dẫn chúng tôi ra vũng nước"!
>>thời gian và vô tận
Có một lần, một nữ phóng viên Mỹ hỏi Albert Einstein:

- Giữa thời gian và vô tận có sự khác biệt nào?

- Cô gái ơi! - Nhà bác học với giọng đôn hậu trả lời - Nếu bác có thì giờ để giải thích cho cháu sự khác biệt đó thì sẽ là sự vô tận trước khi cháu hiểu điều đó!
>>nên ăn cá
Mark Twain trả lại bản thảo cho một tác giả trẻ với lời nhận xét sau:

"Bạn thân mến, các thầy thuốc danh tiếng khuyên những người làm việc trí óc nên ăn cá, vì thực phẩm này bồi dưỡng tủy não bằng chất đạm của nó. Trong lĩnh vực này tôi không thạo lắm vì thế tôi không biết bạn nên ăn bao nhiêu cá. Nhưng qua bản thảo bạn gửi cho tôi, tôi cho rằng đối với bạn hai con cá voi cỡ vừa không phải là một lượng quá đáng!"
>>Ban-dắc và kẻ trộm
Một đêm Ban-dăc quên không đóng cửa, ông đã vào nằm nhưng chưa ngủ. Một tên ăn trộm vào không thấy ai, bèn đi đến cái tủ, khẽ mở ra và lục tìm tiền. Bỗng tên trộm nghe nhà văn cười nói:

- Anh bạn ơi, mắc sai lầm lớn rồi. Anh đã đến vào đêm tối như bưng để tìm tiền ở nơi chính tôi, giữa ban ngày chói chang tôi cũng không bao giờ tìm thấy!



TOP WAP WORLDWIDE


mobiV trang ch

© GIAITRI102.TK
Thanks to XTGEM