Không bấm vùng phía trên kẻo mất tiền nhé!

>>đừng lo
Thủ tướng Winston Churchill có một bộ ria rất đẹp. Một hôm, trong một cuộc họp khá đông, một bà đứng lên công kích với một vẻ giận dữ:

- Tôi không ưa ý kiến lẫn bộ râu của ông.

Winston Churchill ngọt ngào đáp ngay:

- Bà đừng lo. Bà không có dịp nào tiếp xúc với hai cái đó đâu.
>>đánh giá tác phẩm
Lép Tônxtôi viết một truyện ngắn, và gửi đến tòa soạn một tạp chí, ký tên khác. Sau hai tuần ông đến tòa soạn để biết số phận truyện ngắn của mình. Một biên tập viên trẻ tiếp ông không lịch sự lắm và bảo thẳng truyện ngắn của ông sẽ không được đăng.

- Vì sao thưa ông?- Nhà văn hỏi lại.

- Thưa ông thân mến, khi đọc truyện ngắn của ông, tôi hoàn toàn tin đây là một người viết văn còn non nớt. Tôi thành thật khuyên ông hãy bỏ cái thích thú viết lách đi. Vào tuổi tác như ông, bắt đầu viết thì đã muộn rồi. Trước kia, xin lỗi, ông đã viết gì chưa?

Tônxtôi trả lời giọng trầm lắng:

- Tôi có viết một số tác phẩm mà người đọc cũng đánh giá là được chẳng hạn như: Chiến tranh và hòa bình hay Anna Karênina...

Người biên tập lặng đi không nói nên lời nữa.
>>hợp âm cuối cùng
Lúc Paderewski ở Thụy Sĩ, một số "tác giả" thường hay đến làm phiền ông, xin ông ý kiến bằng cách khoe khoang kỹ thuật, khoe khoang những sự tìm tòi có tính chất mới lạ nhưng nội dung trống rỗng. Có lần một nhạc sĩ phái "Môdéc" đến đánh một bản nhạc mới sáng tác của anh, trong đó đầy những kỹ thuật lập dị, khó nghe và chói tai. Người đó dừng tay sau một hợp âm khó nghe và hỏi một cách tự hào:

- Giáo sư thấy hợp âm cuối cùng này thế nào so với hợp âm đầu tiên? (anh ta đánh lại hợp âm đầu tiên).

Paderewski đứng phắt dậy và nói:

- Hãy mãi mãi ngừng ở hợp âm này!

- Vì sao vậy?

- Vì nó hay nhất, nó là đỉnh cao của sự tìm tòi, nó giải phóng mọi ràng buộc về kỹ thuật, về nội dung, về...

- Vâng, thưa giáo sư, đó là mục đích của nghệ thuật...

- Tôi chưa nói hết. Ðặc biệt là nó giải phóng tôi khỏi phải nghe thêm sự sáng tạo của anh. Anh vừa nói nó là một hợp âm cuối cùng mà đã là hợp âm cuối cùng thì... xin lỗi! Xin vĩnh biệt anh!
>>nữ hoàng gõ cửa
Nữ hoàng Victoria nước Anh đôi khi cũng gặp phải sóng gió nhỏ nhặt trong hôn nhân. Tối nọ, trong hoàng cung yến tiệc linh đình. Nữ hoàng bận tiếp các vương tôn quý tộc nên đã quên bẵng chồng mình. Hoàng thân giận lắm bèn lẳng lặng quay về phòng. Vài phút sau có người đến gõ cửa, trong phòng chỉ vọng ra một giọng lạnh lùng: "Ai đấy?"

Người gõ cửa uy nghiêm đáp: "Nữ hoàng đây!"

Cửa không mở và mãi cũng chẳng thấy động tịnh gì. Người đứng ngoài thẹn thùng rời đi nhưng chẳng bao lâu đã quay lại. Trong phòng lại có tiếng hỏi: "Ai?"

Người gõ cửa bây giờ dịu giọng xuống: "Victoria đây!"

Thế nhưng cửa vẫn cứ đóng chặt. Người gõ cửa hết sức tức giận, không ngờ cả uy danh nữ hoàng cũng chẳng lấy được một cánh cửa, bèn hậm hực bỏ đi... Nửa chừng ngẫm nghĩ lại quay về gõ lần nữa. Bên trong vẫn tiếng nói lạnh lùng ban nãy: "Ai?"

Lần này người gõ cửa khẽ khàng: "Vợ của anh"

Và lần này cửa mở ra ngay.
>>im lặng là vàng
Edison phát minh một dụng cụ điện tử, ông muốn bán phát minh này với giá 3.000 USD, và tự nhủ nếu các thương gia chỉ trả 2.000 USD cũng được. Lúc gặp nhau, họ hỏi ông về giá cả, Edison lúng túng không biết phải nói như thế nào. Một người trong số họ đành phải bắt đầu trước:

- Chúng tôi không trả cao đâu, ông nghĩ sao với cái giá 40.000 USD?
>>Mark Twain sang Pháp
Trong chuyến đi Pháp, Mark Twain lên tàu hỏa đến Dijon. Vì mệt và buồn ngủ, ông đề nghị người soát vé đánh thức ông dậy khi tới Dijon. Biết là mình sẽ ngủ rất say, Mark Twain dặn kỹ:

- Có thể tôi sẽ phản đối to tiếng khi ông cố đánh thức tôi dậy đấy! Nhưng đừng bận tâm, dù thế nào cũng cứ cho tôi xuống tàu nhé!

Khi Mark Twain thức dậy thì tầu đã chạy qua Dijon và đang vào ga Paris. Ông rất bực, chạy đến chỗ tay kia mắng gay gắt: 

- Suốt đời tôi chưa bao giờ cáu giận như thế này.

Người soát vé dửng dưng nhìn Mark Twain và nói: 

- Lão người Mỹ mà tôi cho xuống ở ga Dijon ấy, còn cáu gấp đôi ông ấy chứ.



TOP WAP WORLDWIDE


mobiV trang ch

© GIAITRI102.TK
Thanks to XTGEM

Polly po-cket