80s toys - Atari. I still have
Không bấm vùng phía trên kẻo mất tiền nhé!

Tay ác ôn xanh mặt. Dân tình chạy theo níu kêo ông Trùm ngồi lại. Dĩ nhiên công việc hôm ấy đã cược thỏa thuận đâu vào đấy, nhưng hai tháng sau tay ác ôn xơi no chì ngay trên ghế trong tiệm cắt tóc quen.
Nghĩ đoạn Haghen bèn lên tiếng - bình tĩnh như không:
- xin ông chủ nhìn xem, đây là danh thiếp của tôi. Tôi là luật sư, ai lại đi rước vạ vào thân bao giờ. Nào tôi có doạ dẫm gì ông chủ đâu? Tôi chỉ đơn giản bảo rằng tôi sẵn sàng chấp nhận mọi điều kiện của ông chủ, miễn là Giônni Phôntein dược đóng bộ phim kia thôi. cái ơn nhỏ ấy mà thiết tưởng tôi đền đáp như vậy kể đã là nhiều rồi. Hơn nữa, tôi nghĩ việc đó chỉ có lợi cho ông. Giônni nói rằng chính ông cũng công nhận là anh ta hợp với cái vai kia nhất. Biết vậy tôi mới dám đến đây quấy quả ông chủ chứ. Hơn nữa, nếu ông còn áy náy điều gì về mặt tiền nong thì bạn tôi sẽ nhận đứng ra tài trợ để dựng bộ phim này. CÓ điều xin ông hiểu tôi cho đúng, ông nói không là không, có ai bức ép gì ông đâu. Mà ai dám ép chứ Xin phép được nói thêm rằng thân chủ của tôi có biết ông là chỗ quen biết với mister Huơ, thành thử ông ấy càng thêm vị nể. Vị nể hết sức đấy ạ.
Uônt nguệch ngoạc trên giấy cây bút đỏ lồng trong cái lông ngỗng. Nghe đá đến tiền, lão liền ngẩng lên và có vẻ như đã xăm soi.
- Chi phí cho bộ phim dự tính chừng năm triệu đấy, - lão nói vênh váo.
Haghen xuýt xoa ra về thán phục. Sau đó y mới hờ hững thả một câu:
- Thân chủ tôi có nhiều bạn bè sẵn lòng giúp ông ấy trong bất kì việc gì.
hình như đến đó Uônt mới bất đầu lưu tâm tới Tôm. Lão đọc lướt qua tám danh thiếp của y.
- ông là luật sư, sao tôi chưa nghe tiếng bao giờ nhỉ ? - lão nói. - Các luật sư lớn ở Niu York tôi hầu như quen hết. Xin hỏi vậy chứ ông là ai? .
- Tôi đại diện cho một hãng đứng đắn, - Haghen đáp khô khan. - Tôi chỉ làm riêng cho hãng thôi. - Y đứng lên. - Thôi vậy, không dám làm mất thì giờ vàng ngọc
của ông nữa. Chào ông.
Tôm chìa tay, Uônt đón bắt. Bước mấy bước ra phía cửa, Haghen lại ngoái lại:
- Tôi nghĩ rằng ông hay gặp những kẻ mạnh mồm nhưng không có thực lực. Lần này thì ngược lại. Giá ông hỏi tỉ mỉ hơn về tôi ở ông bạn chung của chúng ta thì hay lắm. Nếu ông có ý kiến gì mới, xin cứ gọi điện thoại tới khách sạn cho tôi hay. - Y ngừng lại một chút.
- Nói ra chắc ông không tin chứ thân chủ tôi còn dám mó vào cả những việc mà ngay cả quý hữu Huơ cũng chịu bó tay kia. Y thấy mắt lão chủ hãng phim nheo lại.
Rốt cuộc thì Uônt đã hiểu ra. - Xin tiết lộ là tôi hết sức hâm mộ những bộ phim của ông haghen nịnh vớt một câu - Hi vọng rằng không có gì cản trở ông tiếp tục sự
nghiệp cao đẹp đó. TỔ quốc sẽ ghi công ông.
Xế chiều bà thư kí của lão chủ phim gọi điện thoại cho Haghen và thông báo rằng khoảng một giờ nữa sẽ có xe lại đón y đến chỗ Uônt ngoài ngoại thành ăn chiều. Xe
đi mất ba tiếng, nhưng trên xe có tủ lạnh đựng đồ uống và thức nhắm. Haghen được biết Uônt về nhà riêng bằng máy bay riêng. Tại sao lão không mời y di cùng ? .Giọng
nói nhũn nhặn của bà thư kí thông báo tiếp:
- Mister Uônt đề nghị ông mang luôn hành lí theo sáng mai người ta sẽ đưa ông ra thẳng sân bay.
Được rồi, - Haghen đáp.
Cũng một cái lạ nữa. Làm sao Uônt biết sáng mai y bay về Niu York? Haghen nghĩ ngợi một lát. Chắc thằng cha này cho thám tử theo y rồi. Nếu vậy hẳn Uônt phải
biết Haghen hành động nhân danh ông Trùm, vốn không lạ gì tên tuổi ông Trùm nên bây giờ lão có vẻ mặn mà hơn. Chưa biết chừng cũng được việc đấy. - Haghen nghĩ bụng. CÓ lẽ thằng cha Uồnt cũng có đầu óc chứ không như sáng nay y tưởng.
Nhà của chủ hăng phim có khác, trông cứ như phông màn trong phim kiếm hiệp thần thoại vậy. Ngôi nhà giống như lâu đài chủ đồn điền nô lệ, vườn rộng, có đường dạo ngựa trên mặt đất đen màu mỡ, có trại ngựa, bãi thả đủ sức chứa nguyên một đàn ngựa lớn. Nào rào cây, nào bồn hoa, bãi cỏ phẳng lì xén tía cẩn thận như đầu tóc
các minh tinh. .
Uônt đón Haghen trước hàng hiên lợp kính có máy điều hòa nhiệt độ. Lão chủ hãng phim mặc theo lối ở nhà áo lụa cổ bẻ, quần màu cứt ngựa, dép da mềm.
Vải quí màu nến càng làm nổi bát bộ mặt da thuộc nhăn nheo. Lão vớ trên khay hai cốc bố martini và đưa Haghen một cốc. Thái độ Uônt niềm nở hơn hẳn sáng nay. Lão choàng tay qua vai Haghen.
Còn chưa đến bữa mà, - lão nói. - Ra xem tàu ngựa của tôi cho biết.
vừa đi lão vừa kể:
- Tồi đã hỏi thăm về anh rồi đấy, Tôm. Lẽ ra anh phải nói rõ thân chủ của anh là Côrleône mới phải. Tôi cứ tưởng Giôni mướn một thằng vớ vẩn ở đâu đến ra oai với tôi chứ. Thằng này sợ chó gì ai đâu. Không phải tôi muốn mua thù chuốc oán tính tôi không có thế. A mà nói chuyện đó ra đây làm gì cho mất ngon, lát nữa cơm xong đâu đấy, ta hẵng bàn sau .
Cũng lạ, Uônt hóa ra cũng mến khách. Lão tỉ mỉ kể các khoản đầu tư, tính đè đầu hết các trại ngựa nước Mĩ. Tàu ngựa làm hoàn toàn bầng vật liệu chống cháy, sạch như lau như li và có hẳn một nhóm thám tử chuyên lo bảo vệ. Cuối cùng lão dắt Haghen đến ngăn chuồng đặc biệt gắn tấm bảng đồng nặng đề chữ "Khartum".
Haghen chẳng hiểu gì chuyện ngựa nghẽo, nhưng nhìn qua y cũng thấy ngay con ngựa trong chuồng tuyệt đẹp. Ngựa lông đen bóng như than, trừ một đốm sao trắng trên trán. Con mắt nó dài chớp chớp như hai quả táo vàng, cái lưng chắc nịch đen tưyền ánh lên như sa tanh. úônt cứ nấc nỏm như trẻ con.
Ngựa đua vô địch đấy. Tôi mua năm ngoái mãi bên Anh hết sáu trăm thiền. Cam đoan là ngay cả vua Nga cũng không dám bỏ ra ngần ấy tiền để tậu một con ngựa. Nhưng về đây thì không có đua gì hết, anh cu này tôi để chuyên đúc giống. Tôi sẽ cho ra lò những con ngựa đua chiến nhất nước cho mà xem, - Lão vỗ vỗ bờm con ngựa gọi khẽ: - Khartum, Khartum.
Giọng lão nghe âu yếm thấy rõ và con ngựa hình như cũng nhận thấy như Vậy: Lão nói tiếp:
- Tôi cưỡi ngựa khá lắm đấy, mặc dù năm mươi tuổi mới trèo lên yên lần đầu. - Lão cười ha hả. - không chừng bà cụ tổ tôi bên Nga có đi lại với ông Côdăc nào chăng mà máu tôi cũng Côdăc ra phết - Lão gãi gãi bụng con ngựa và nói thêm, vừa ghen tị vừa thán phục.
- Anh xem này, trời cho nó cái đồ nghề có chiến không ?mình mà có một cái như thế thì chết cũng sướng...
Hai người trở vào nhà: Hai người bồi đừng hầu, tay quản gia xem chừng bữa, khăn bàn thêu kim tuyến, dao dĩa bằng bạc hết - nhưng đồ ăn thì Haghen thấy xoàng. Lão già có một mình nên có lẽ chẳng thiết gì ăn uống. Haghen ngồi chờ, không đả động gì đến công việc, chỉ đến khi y và UÔni châm những điếu xì gà gộc Havana y mới hỏi: .
- Liệu ông có giao vai đó cho Giônni không.
Không được, - Uônt nói. - Dù tôi có muốn thuê Giôni cũng không kịp nữa rồi. Giao kèo đã kí xong đâu đấy tuần tới là bắt đầu quay luôn. Bây giờ tôi chịu không sao xoay xở được nữa.
Haghen sốt ruột nói:
- Mister Uônt, tôi tưởng làm việc với một người không phải phục tùng ai chắc dễ hơn nhiều bởi vì đỡ phải nghe những lý lẽ như vậy chứ. Toàn quyền là ở nơi ông, ông
muốn làm gì chẳng dược? - Tôm rít một hơi thuốc. - ông không tin rằng thân chủ tôi biết giữ lời sao
Uônt đáp khô khan:
Tôi đã lường trước chuyện xảy ra xích mích với nghiệp đoàn. Gồph đã báo tôi trước thằng chó đẻ, nó nói cứ nhơn nhơn như không ăn của tôi mỗi năm một trăm ngàn đô phong kín không bằng. Tôi cũng biết người anh em thừa sức cắt nguồn bạch phiến của thằng kép đàn bà đóng bộ đàn ông nọ. Nhưng những chuyện đó tôi không ngại lắm. còn đầu tư cho cuốn phim thì túi tôi còn đủ tiền. Vấn đề là ở chỗ tôi căm cái
thằng chó dái . Phôntein kia lắm. Nhờ người anh em nhắn lại với ông chủ động nhà ông đó là cái duy nhất tôi không thể chiều ý cụ được: Ngoài ra cái gì tôi cũng sẵn lòng, bất kì cái gì tôi cũng chịu hết.
Thế thì mày lôi tao đến đây làm quái gì, đồ chết dấp,
- Haghen rủa thầm. Xem ra tay chủ phim còn có gì muốn nói nữa đây.
Haghen lạnh giọng nói: . .
- Tôi e. ông không đánh giá hết vấn đề rồi. Mister Côrìeône là cha đỡ đầu của Giônni Phônteni. Hai người có những mối ràng buộc thiêng liêng thuộc về tín ngưỡng. - Nghe tới đó, Uônt lịch sự cúi đầu. Haghen tiếp: - Dân Itàlia người ta có câu: đời chông gai phải có hai ông bố - do đó họ mới có tục đỡ đầu. Mà bố Giônni đã qua đời nên mister_ Côrleôe càng thấy mình phải có trách nhiệm. Còn chuyện đến nhờ ông việc gì khác nữa thì sẽ không có đâu. Mister Côrleône là người kĩ tính, ông ấy không bao giờ nhờ đến một người đã một lần từ chối.
Tiếc thật. Tuy nhiên tôi vẫn phải từ chối thôi .
Nhưng tiện có người anh em ở đây, xin phép được hỏi luôn - phải mất bao nhiêu để thu xếp cái chuyện lôi thôi với nghiệp đoàn vậy. Tôi sẽ trả tiền mặt. Ngay bây giờ.
Haghen đã hiểu ra ít nhiều. Y đã có thể không phải đau đầu về chuyện làm sao Uônt còn mất thì giờ với y như thế một khi lão đã nhất quyết loại Giônni ra rìa. Và lần gặp này cũng không thay đổi được gì hết. Uônt cảm thấy an toàn, thế lực của ông Trùm Côrleône lão không ngán: Mà làm sao lại ngán chứ Nắm trong tay bao nhiêu mối ngay trong giới chính khách to đầu - những con át chủ bài như sự quen biết với trùm FBI,
tiền nhiều, thế mạnh... Bất cứ một kẻ khôn ngoan nào - kể cả Haghen - sẽ cho là Uônt đánh giá tình thế đúng đắn. Nếu ông chủ phim chịu gánh thiệt hại do cuộc bãi
công gây ra thì ông Trùm chẳng còn cách nào nắn bóp được lão nữa. Và còn có mỗi một chỗ yếu trong các tính toán đó. Don Côrleône đã hứa với thằng con đỡ đầu rằng
nó sẽ được nhận vai, mà Haghen chưa một lần nào thấy ông sai lời hứa.
Haghen bình thản nói:
- ông lại cố tình hiểu sai lời tôi mất rồi. ông cứ thích biến tôi thành một tên đồng lõa của một vụ tống tiền cơ, Mister Côrleône hứa sẽ đứng về phía ông trong cuộc va chạm với bên nghiệp đoàn - hoàn toàn là chuyện tình nghĩa. Xuất phát từ lòng biết ơn nếu ông giúp cho con đỡ đầu của ông ấy. ông đưa ảnh hưởng của ông ra, ông ấy cũng thế, một cuộc trao đổi ơn nghĩa bạn bè thôi chứ có gì đâu. Nhưng tôi thấy ông không thành tâm trong việc này. Tôi thiết nghĩ ông đã tính nhầm rồi đấy.
Dường như Uônt chỉ chờ có thế để hét ầm lên:
Thế thì người anh em nghe đây, - lão nói. - Tôi còn lạ gì cái bọn mafia, bề ngoài sơn sớt ngọt nhạt, nhưng bên trong kì thực là dọa dẫm. Hai trong mình tôi nói thẳng: Giônni Phôntein đừng hòng nhận vai ấy mặc dù đúng là nó dành cho hắn thật đấy. Sắm xong vai này là hắn đủ leo vào hàng các đại minh tinh màn bạc liền.
Nhưng hắn chớ hòng mó vào, bởi vì tôi căm cái thằng ăn cháo đái bát, cái thằng sách động nhũng nhiễu đó - không đá đít hắn ra khỏi nghề điện ảnh thì tôi chớ kể.
Và còn thế này nữa. Hắn thui mất của tôi một mầm non nhiều triển vọng nhất. Năm năm trời tôi bỏ bao công chăm bẵm nào dạy hát, dạy múa, nào dạy đóng phim tốn cả hàng trăm ngàn vào đấy. Tôi tính lăng xê. nó thành đào nhất Nói trắng ra để người anh em thấy rằng tôi không phải là cái chỗ gỗ đá - tiền nong chưa phải là tất cả con bé này ngon mắt lắm, còn cái khoản biết chiều chuộng trên giường thì suốt đời tôi chưa từng dược nếm - mà cái thằng tôi thì còn gì mà chưa biết nữa chứ.
ấy thế rồi thằng chó Giônni ở đâu mới lân la đến, giở cái giọng kép hát đường mật và điệu bộ phường tuồng của hắn ra mồi chài con bé để tôi trơ mắt ếch luôn. NÓ
đánh đổi hết các thứ để theo thằng chó mà đem tôi ra làm trò cười. Một thằng như tôi mà bị lôi ra làm trò cười thì còn ra cái thể thống gì, anh bạn Tôi phải tính sổ
với thằng này mới nghe.
Giờ thì Haghen mới thực sự sững sờ. Một người có tuổi từng trải, thần thế, giàu có thế kia mà lại để bụng những chuyện tẹp nhẹp như vậy lúc làm ăn - mà làm ăn là làm ăn sống chết chứ đâu có đùa. Đến chịu thật!
Trong -thế giới của Haghen - thế giới của Côrleône dù đẹp đẽ tình tứ đến đâu cũng chẳng có kí lô nào trong chuyện làm ăn hết. Cái đó coi như chuyện riêng tư vặt vãnh - tất nhiên nghĩa vợ chồng hay danh dự gia đình thì không kể. Haghen quyết định thử thêm lần chót.
- ông nói vậy chí phải, thưa ông Uônt, - y nói. - Nhưng những nỗi bực mình của ông có đáng để bụng đến mức ấy không Tôi nghĩ ràng ông dã rõ cái ân huệ cỏn con kia đối với thân chủ tôi có ý nghĩa quan trọng đến mức nào. Mister Côrleône đã bế Giônni từ lúc anh ta còn ẵm ngửa trong lễ rửa tội. Khi bố Giônni mất đi, mister Côrleône lại gánh trọn chức phận làm cha, và xin ông lưu ý cho: rất nhiều người gọi ông là BỐ Già để tỏ lòng tôn kính và biết ơn sự nhân đức của ông ấy. Mister Côrleône không bao giờ lại bỏ mặc bạn bè trong lúc khốn quẫn.
Uônt đứng phắt dậy:
- Thôi, không nhiều lời nữa. Chỉ còn thiếu điều một thằng vớ vẩn chưa ráo máu đầu lại dám ra điều kiện cho lão già này. Tôi đây có ra điếu kiện thì ra chứ. Cho người anh em hay, tôi chi cần nhấc máy lên một cái là đêm nay anh ngủ nhà mát đấy, anh bạn quí ạ. Còn nếu cái ông ba bị -nhà anh tính dụng võ thì ông ta sẽ thấy tôi không phải anh bầu gánh hát đâu. Phải, tôi biết chuyện ấy quá đi chứ. Báo cho anh biết, cái mister Côrleône của anh kia sẽ tha hồ ê mình nhức mẩy. Kể cả mấy mồi của tôi trong Nhà Trắng nếu cần tôi cũng chơi.
ĐỒ ngu, đồ nói khoác! Làm sao mà lão cũng làm được đến cỡ Pezzonorante thế không biết, Haghen nghĩ thầm. CỐ vấn tổng thống, chủ hãng phim lớn nhất thế
giới RÕ ràng ông Trùm mà bỏ tiền vào kinh doanh điện ảnh là phải quá. Mà thằng cha này có mắt như mù nữa, nhìn gì biết nấy, chừng hiểu đàng sau có gì...
- Đa tạ ông chủ có lòng tiếp, - Haghen nói. - ông giúp cho tôi ra luôn sân bay một chút được không ạ? CÓ lẽ tôi không nán lại quý xá được. - y nhìn Uônt với một
nụ cười lành lẽo. - Tính mister Côrleône là có tin gì không hay cứ phải được biết ngay kia.
Lúc đứng đợi xe ở dãy cột sáng rực ánh đèn pha trước nhà, Haghen thoáng thấy hai bóng đàn bà chui vào chiếc limousin dài ngoằng đậu ngoại lối vào. ĐÓ chính
là hai người hắn thấy ban Báng ở phòng khách của Uônt:
bà mẹ và cô bé thiên tiên mười hai tuổi có những món tóc vàng óng ả. Có điều cái miệng xinh xắn của con bé bây giờ sưng vều thành một cục dị dạng. Đôi mắt xanh
thẫm trở nên lờ đờ, đôi chân thon dài cứ khuỵu xuống đá vào nhau như con ngựa què lúc nó bước xuống chỗ chiếc xe đang mở sẵn cửa đứng chờ. Mẹ nó đỡ nó ngồi
vào ghế xe, ra vẻ bề trên ghé vào tai nó rít lên một câu gì đó Sau đấy mụ quay lại nhìn xéo qua mặt Haghen một cái rất nhanh; cặp mắt ác điểu của mụ lóe lên đắc
thắng. Một chớp mắt sau mụ cũng mất hút luôn trong xe.
Hóa ra y không được mời đi máy bay là vì thế đấy, Haghen nghĩ. Hai mẹ con mù này cùng đi với lão chủ hãng phim mà. Để thằng khốn Uônt kia có đủ thời gian nghỉ ngơi và làm thịt con bé con. Hay ho cái nỗi gì mà Giônni lại ham chốn này chứ Biết làm sao được, đành phải chúc hắn may mắn vậy - mà cũng chúc cả thằng Uônt luôn.
Pôni Gattô ghét cái kiểu làm ăn ào ào được chăng hay chớ, nhất là khi phải dùng đến nắm đấm. Hắn thích làm cái gì cũng phải nhắm trước kĩ càng đâu đãy. Hơn nữa lại một việc như việc hôm nay - thực ra gọi là việc cũng không đáng, chỉ là dạy cho hai thằng càn quấy thôi nếu lơ là hư hỏng thì chưa biết chừng chết dở.
Vừa nhấm nháp bia, hắn vừa liếc mắt xem chừng hai thằng chó con tán tỉnh mấy con bán ba. Pôni Gattô đã nắm rành rẽ mọi điều về hai thằng chó nhách - một thằng là Giêri Vagnơ, thằng kia là Kevin Munan, hai cậu ấm con nhà, hai mươi tuổi, to con, đẹp trai. Bọn này đang nghỉ hè, khoảng nửa tháng nữa mới vào lại trường. Nhờ quen biết thần thế nên được đút vào đại học để trốn lính chứ học hành gì hai thằng này . Cứ chơi đi, chẳng còn được mấy nỗi nữa đâu.
Pôni Gattô chúa ghét bọn con ông cháu cha trốn quân dịch, tuy chính gã cũng là dân trốn lính. Hai mươi sáu tuổi khỏe như trâu, không vợ con, không học hành gì hết mà được hoãn dịch vì kém sức khỏe mới hay. CÓ giấy chứng nhận y tế bị bệnh thần kinh, có bác sĩ nhà nước kí tên đóng dấu thì còn lính tráng gì nữa Bệnh thì bịa, nhưng giấy thì thật, do xếp Clemenxa thửa cho.
Nói là cho, nhưng phải đổi bằng một mạng chứ ít ỏi gì.
Clemenxa dặn phải làm việc hai thằng này ngay trước khi chúng tựu trường. Thế quái nào mà lại phải tẩn chúng giữa Niu York nhỉ Cái lão Clemenxa này có hơi một tẹo cũng dặn đi dặn lại từng li từng tí - cứ ra lệnh rồi để người ta làm thế nào thì làm có phải hơn không. Đấy, bây giờ mà hai thằng ranh khênh được mấy con chọi con kia cùng tẩu đi thì có phải mất đứt buổi tối của người ta không?
Vừa hay gã nghe một con bé cười the thé:
- Đùa! Lên xe với anh ấy à? Thôi xin anh đi, lại phải đi nhà thương như con bé gì hôm nọ thì hư người chứ còn?
Giọng con bé đanh đá, sắc bậc kiêu kì. .
Pôni Gattô chỉ cần có thế. Gã uống nốt bia và bước ra đường. Mười hai giờ hơn rồi. Hiện trường cứ như đặt sẵn không bằng. Chỉ mỗi một quán bar còn đèn, các tiệm rượu khác đều đã đóng cửa sạch. Xe tuần cảnh đã có Clemenxa lo. Chừng nào chưa có tín hiệu qua máy bộ đàm thì chừng đó còn chưa có xe đến, mà có đến nó cũng còn đủng đinh chán.
Pôli đứng tựa lưng vào cửa chiếc Chevrolet đậu bên vỉa hè. Ghế sau chồm chỗm hai thằng, to như hai con voi mà ngồi kín thế, chẳng trông thấy đâu cả. Pôli dặn:
Hễ bọn nó ra là làm liền.
- Liền chứ chả liền, đang ngứa ngáy tay chân đây.
Clemenxa đưa cho gã hai tấm ảnh lấy trong hồ sơ của cảnh sát bảo hai thằng kia hay vật vờ ở quán này bắt gái. Pôli lựa trong nhóm một cặp ưng khuyển, bảo cho
chúng biết mặt "mặt hàng", đồng thời dặn "sửa chỗ nào, chỗ nào chừa ra. Không đánh vào đầu, vào gáy- tóm lại là cấm đi quá đà. Còn thì không việc gì phải khách khí cả.
Nhưng có một điều kiện, - Gattô dặn vớt.- Nếu các cậu ấm nằm viện dưới một tháng thì xin hai chú lại về ôm vôlăng xe tải.
"Hai chú chui ra khỏi xe. Nghề nghiệp hiện tại là chuyên viên đấm đá . Trước đây cả hai đều là võ sĩ, nhưng tiếng tăm rốt cuộc vẫn không vượt ra ngoài phạm vi các
câu lạc bộ vét đĩa của mình, vừa may được Xônni giúp cho làm chút đỉnh kiếm ăn. Bây giờ chúng sống khá rồi Lẽ dĩ nhiên cả hai đều hăng hái chứng tỏ mình không phải hạng vô ơn.
Lúc Giêry Vagnơ và Kevin Munan hiện ra ở cái khung cửa quán bar thì cả hai cậu ấm đã vừa vặn đúng độ
Pôli đang mong. Bị con chọi con cho một cú ê mặt, hai cậu ấm nổi cục nổi hòn. Pô li Gattô uể oải dựa cửa xe xì một tiếng cho luôn một câu
Ê tay chơi , bị xơi guốc hả? :
Hai cậu ấm bèn xổ đến luôn. Thằng này mà đem xả xui thì nhất. Thấp bé, còm nhom như con cầy hương, đã thế lại còn láo kiếm chuyện trước. Hai cậu chạy xầm xầm đến ra tay luôn, bất thình lình có hai thằng phía sau túm tay rồi cứ thế mà vặn. Đàn anh Pôli thành thạo nhanh nhẹn xỏ vào tay phải nắm đấm chì đặt làm riêng có mấy hàng gai sắt. Pôli làm ăn rất bài bản, mỗi tuần ba lần gã đi tập đều đặn mà. Chỉ một phát là
Vagnơ dập mũi. Cậu ấm rũ xuống như tàu dưa héo. Trước sau vừa vặn năm giây. Bây giờ đến lượt Kevin Munan, cậu này cũng phải sửa ngay kẻo lại kêu ca ganh tị. Một võ sĩ giải nghệ tay to như lưỡi cào giữ chặt cu cậu, tay kia gập lại xiết ngang
cổ làm cậu chàng không kêu nổi lấy một tiếng.
Pôli Gattô chui tọt luôn vào xe và mở máy. Trong lúc đó hai thằng ưng khuyển đang làm tái lăn chú Mưnan.
Hai đứa làm việc hay đến phát sợ, như thể chẳng đi đâu mà vội cả. Sau mỗi đòn, tiếng xương lọi thịt rách nghe mà phát ớn. Gattô thoáng trông thấy mặt Munan. Mặt
thế bố ai biết được ai. Hai thằng bỏ Munan nằm còng queo trên hè phố và bắt tay vào Vâgnơ. Đúng lúc ấy thì Vagllơ lồm cồm dậy được và bắt đầu kêu cứu. Nghe tiếng
kêu có ai đó trong bar thò đầu ra. Phải lẹ tay lên mới được Vagnơ ăn một đòn quị xuống. Một chàng vặn tay cu cậu và cho một gối vào lưng. CÓ gì đó kêu đánh cắc
một phát và tiếng rống thất thanh của Vagnơ khiến cho các cửa sổ dọc phố theo nhau mở ra. Bây giờ thì hai thằng làm rất nhanh. Một thằng kẹp đầu cu cậu giữa hai bàn tay và nâng cậu chàng hẫng chân khỏi mặt đất thằng kia giã giò liên hồi vào cái bia bất động. Người từ trong bar ùa ra nhưng không ai dám dây vào. Pôli Gattô giục:
- Thôi đủ, chuồn đi!
Hai thằng ưng khuyển phóng tọt lên xe; Pô li nhấn hết ga: Sau này sẽ có ai đó tả lại hình dạng chiếc xe, một người khác sẽ nhớ cả số xe nữa, nhưng sự việc chỉ đến đó là hết. Biển số là gỡ trộm của một chiếc xe khác ở Califorma lên, còn Chevrolet đen ở Niu York này ít nhất phải mười vạn chiếc.



***Xem trang:
[1][2][3][4][5][6][7][8][9][10][11][12][13][14][15][16][17][18][19][20]
[21][22][23][24][25][26][27][28][29][30][31][32][33][34][35][36][37][38][39][40][41][42][43]

TOP WAP WORLDWIDE


mobiV trang ch

© GIAITRI102.TK
Thanks to XTGEM