Polly po-cket
Không bấm vùng phía trên kẻo mất tiền nhé!

"Ký tên: A.M. Salvani"
"Hô sơ tuyệt mật. Số... SR/VN
Bạc Liêu, ngày 12 tháng 3 năm 1942:
Chánh ty Liêm phóng Bạc Liêu.
Kính gửi ngài Chánh Sở Liêm phóng Nam Kỳ tại Sài Gòn. Đồng kính gửi ngài Trưởng phòng đặc vụ Tòa Thống Đốc.
Kính thưa ngài.
"Thi hành mật điện số... ngày 2 tháng hai năm 1942, bản Ty đã bố trí người của ta bên cạnh Huỳnh Phú Sổ làm đô đệ và đã được ông ta tin cậy. Người này có tên là Trần Văn Soái, 46 tuổi, quê quán Kiến An, tỉnh Long Xuyên. Nguyên y là chủ một xe đò, bị phá sản vì xe y cán chết người cách đây hai năm. Soái tình nguyện làm nhân viên mật cho Ty tôi đã được ba năm, có năng lực, can đảm và trung thành. Ty tôi bảo đảm Soái sẽ hoàn thành công việc được Ngài giao.
"Hiện nay Soái đã qui tụ được một số đàn em, cũng lấy danh nghĩa bảo vệ "Đức Thày", thành lập trung đội vũ trang, lực lượng có thể lên tới đại đội, nếu như số vũ khí người Nhật chịu cấp đủ. Các tổ chức đội lốt tín đồ của hiến binh Nhật cũng đang lợi dụng danh nghĩa Hòa Hảo, trong ba tỉnh Châu Đốc, Cân Thơ và Long Xuyên. Theo sự tiết lộ của Lê Công Bộ, tên này được Nhật tin dùng: Quân Nhật sẽ cấp vũ khí cho tất cả số đó để đẩy mạnh phong trào chống Pháp, ủng hộ Nhật.
"Đề nghị Ngài chánh Sở ra lệnh cho các Ty kịp thời phối.
"Trân trọng kính chào Ngài.
"Thuộc cấp tận tụy trung thành của Ngài.
Ký tên và đóng dấu .
"Hồ sơ tuyệt mật.
Số. SR/VN.
Sài Gòn ngày 16 tháng 9 năm 1942.
Chánh Sở Liêm phóng Nam kỳ.
Kính gởi Ngài Trưởng phòng đặc vụ Tòa Thống đọc.
Đồng kính gửi Ngài Chánh Sở Liêm phóng Liên bang Đông Dương "kính tường".
"Kính thưa Ngài, Cơ quan hiến binh Nhật có ý định đưa ông Huỳnh phú Sổ, lãnh tụ Phật Giáo Hòa Hảo về Sài Gòn, nhằm đạt hai điều có lợi cho họ:
1) Trên danh nghĩa "cứư" ông ta ra khỏi sự quản chế của nhà đương cục Pháp, Nhật sẽ tạo được uy tín với cả trăm ngàn tín đồ Hòa Hảo trong các tỉnh miền Tây..
2) Người Nhật giữ ông Sổ bên cạnh họ ở ngay Sài Gòn, cốt để cho bọn tay chân lợi dụng danh nghĩa ông ta tổ chức vũ trang, lấy cớ bảo vệ đạo, đánh chiếm từng vùng. Hiện Nhật đang dùng các lực lượng vũ trang này chống lại các cơ quan địa phương, và chiếm một số xã biên giới Miên - Việt.
"Để đối phó với những hành động trên chúng tôi đã làm một số việc sau đây:
- Tuyên bố bãi bỏ lệnh quản chế ông Số tại Bạc Liêu. Chúng tôi thiết nghĩ, nếu người Nhật đưa ông ta lên Sài Gòn, chúng ta ngăn trở, tự nhiên chúng ta đã tạo sự chống đối của hàng ngàn tín đồ, và quân Nhật dựa cớ vẫn can thiệp được. Bãi bỏ lệnh quản chế trước, ông Sổ tự ý đi khỏi Bạc Liêu, hay hiến binh Nhật đón đi, chúng ta đã không mất uy tín, lại không mất lòng tín đồ đạo Hòa Hảo.
- Chúng tôi đã gài người vào hàng ngũ thân cận của ông Sổ, cũng vận động được cấp vũ khí do Nhật chủ trương, tương kế tựu kế, cũng cướp bóc, lấn chiếm, lợi dụng giả danh tranh giành quyền lợi lẫn nhau, gây xáo trộn, chúng ta có cớ can thiệp mà không mất lòng người Nhật.
Với những việc làm nêu trên, chúng tôi vẫn luôn luôn tuân lệnh của ngài Thống đốc Nam Kỳ, không khiêu khích, không gây hấn với quân đội Nhật trong giai đoạn này.
Trân trọng kính chào Ngài. Thuộc cấp tận tụy và trung thành của Ngài. Ký tên và đóng dấư .
"Hô sơ tuyệt mật.
Số... SR/VN
(Phòng Tình báo quân đội viễn chinh Pháp tổng hợp gửi lên Phòng đặc vụ Cao ủy pháp ngày 2/6/1953).
"Ngày 15 tháng 7 năm ất Sửu (1925), tại tư dinh ông đốc phủ sứ Ngô Quang Chiêu, nguyên quận trưởng quận Phú Quốc, trong một buổi cầu cơ linh ứng, vị thần giáng cơ tự xưng là Đức Cao Đài tuyên phán cho ông Chiêu lập nền đạo mới, họp các tôn giáo cổ truyền thành quốc giáo để nắm lấy vận mệnh nước Việt Nam.
"Ông Chiêu đem việc này bàn với số bạn thân, trong số đó, có Lê Văn Trung cựu thông phán, đương kim nghị viên Hội đồng thuộc địa, Phạm Công Tắc cựu nhân viên quan thuế. Sau đó được sự hỗ trợ của lớp người có chức phận, giàu có trong xã hội lúc bấy giờ, ông Chiêu tuyên bố thành lập đạo Cao Đài.
Ông ta soạn thảo ra giáo lý. Nội dung giáo lý mang tính chất tổng hợp các hệ tư tưởng Phật giáo, Lão giáo, Khổng giáo, Tu tiên và ít nhiều có bị ảnh hưởng về Thiên chúa giáo. Chủ yếu tuyên truyền một lòng tin vào thượng đế duy nhất, nhìn nhận có linh hồn và linh hồn đầu thai liên kiếp. Con người sinh tồn trong luật luân hồi, kiếp sau phải chịu hậu quả của người thuộc kiếp trước. Cũng như các tôn giáo khác, Cao Đài dạy tín đồ thờ cúng phật thần, linh hồn người chết, hiếu lễ trong gia đình, nhân đức ngoài xã hội. Luân lý cơ bản xếp gọn trong năm điều cấm, bốn điều giữ, tám điều dưỡng, dẫn tới hạnh phúc lâu bền. Khuyến khích ăn chay trường (không ăn các loại thịt cá trọn đời) ăn chay có thời kỳ lễ cúng hoặc thời hạn kiêng cữ, theo âm hạch. Truyền bá cho tín đồ học thuộc những kinh kệ thông thường đọc mỗi ngày, trau dồi đức tin và cầu phúc, giảm bớt trầm luân giữa cuộc đời được chấp nhận là bể khổ. Tối tối tín đồ cúng lạy trước bàn thờ, trên bàn bày hoa quả, trà rượu và đốt hương, đọc bốn lần bản kinh cầu nguyện hàng ngày.
"Ngày 15 tháng Chạp năm Bính Dần (tháng 11 năm 1926), một buổi lễ cầu cơ được tổ chức, có đông người tham dự, gồm số sáng lập viên và các đại tông đồ. Đức Cao Đài giáng cơ phán dạy: "Thay mặt Thượng đế, đấng chí tôn là ta, Thích-ca Màu-ni là ta, Giê-su Ki-tô là ta. Hãy chọn vùng đất dưới chân núi Bà Đen ở Tây Ninh làm Tòa Thánh phụng thờ ta."
"Không bao lâu dưới chân núi Bà Đen, gần tỉnh Tây Ninh, cách Sài Gòn 100 cây số về hướng tây bắc, một ngôi đền to lớn, màu sắc sặc sỡ nổi bật trên nền huyền của quả núi. Đó là Tòa Thánh Cao Đài. Đền kiến trúc nửa giống chùa Phật, nửa giống nhà thờ Thiên chúa giáo. Thị trấn Tây Ninh với đền thờ nguy nga ấy, từng làm cho khách nước ngoài đến viếng không khỏi ngạc nhiên khi đứng trước một bức họa tại cửa ra vào đền, vẽ hình Tôn Dật Tiên nhà cách mạng tư sản dân tộc Trung Hoa). Trạng Trình (Việt Nam) và Victor Hugo (văn hào người Pháp). Cả ba mặc phẩm phục Hàn Lâm Viện sĩ kiểu Pháp, có vòng hào quang trên đầu giống các tượng thánh ở những nhà thờ đạo Thiên chúa. Dưới bức hình lớn đó có khắc mấy chữ: "Nhân ái và Công lý". Bên trong đền thờ tượng Phật Thích ca, Khổng Tử, Lão Tử và cả chúa Giê-su. Cột đền lớn hơn vòng tay người ôm, mỗi cột đắp một con rồng lượn khúc, màu sắc sặc sỡ. Khắp nơi trong đền tô đắp các hình long, lân, qui, phụng, đủ màu chói chang, rườm rà, như những phức tạp, rắc rối huyền bí của giáo lý, có thể hợp với vẻ thâm trầm của phương Đông, nhưng xa lạ với người Tây phương vốn ưa chuộng điều rõ ràng, chính xác.
"Chỉ vì năm sau đạo Cao Đài phát triển khá mạnh, ảnh hưởng rộng khắp vùng Tây Ninh và một số tỉnh miền Đông. Lê Văn Trung liên tổ chức một buổi cầu cơ, trong buổi cầu này, Đức Cao Đài giáng cơ, tuyên phán giao cho Trung làm giáo chủ, ông Chiêu là người khởi xướng, sáng lập bị gạt ra ngoài. Nắm được quyền, Trung liền tổ chức ngay một bộ máy hành chánh giống như một nhà nước tôn giáo của Đức giáo hoàng La mã. Trung làm giáo chủ có quyền tối cao, dưới là hàng giáo phẩm, lấy số 3 theo giáo lý hợp ba tôn giáo làm bội số phân cấp: ba vi Đại đầu sư, 36 tổng phối sư, 72 phối sư, 3000 mục sư tương đương với chức linh mục cửa Thiên Chúa giáo, cuối cùng là chức Phó tế, cấp này không có con số giới hạn. Phụ nữ cũng có hàng giáo phẩm riêng. Từ đó bắt đầu xây các đền thờ cho từng địa phương, do sự đóng góp của tín đồ, gọi là: "Thánh thất Cao đài Tam kỳ phổ độ". Những người có địa vị xã hội, lớp giàu có, được đưa ra trông coi các thánh thất đó, giữ cấp chức sắc, kể cả hàng ngũ giáo phẩm trung ương trở xuống cũng vậy. Đến năm 1932 đã có nhiều thánh thất mọc lên ở các tỉnh Mỹ Tho, Chợ Lớn, Gia Định, Thủ Dầu Một, Bến Tre, tín đồ đã có trên trăm ngàn..
"Đúng vào thời kỳ này trong nội bộ xảy ra tranh chấp quyết liệt. Dựa vào thời cơ thuận.
lợi ông Phạm Công Tắc, một trong số sáng lập viên, liền tổ chức cầu cơ. Đức Cao Đài phán dạy, giao cho ông Tắc thay Trung làm giáo chủ. Nắm quyền rồi, ông Tắc tự đổi tên xưng mình là "Đức Hộ Pháp", thay vì giáo chủ. Từ lâu ông Tắc đã bí mật lập một tổ chức kín có tên là "Phạn môn", qui tụ được khoảng ngàn tín đồ tin cậy, cắt máu ăn thề thần phục ông Tắc, sống chết tuân theo lời và bảo vệ ông ta. Chính nhờ tổ chức này ông Tắc dễ dàng ổn định được nội bộ. Ngay sau khi nắm quyền tối cao, ông Tắc thành lập Hội đồng Tòa thánh, chánh hội đồng này đưa Trung ra xử tội tham ô công quĩ, và đã dẫn dắt đạo sai đường lối của Đức Cao Đài. Trung bị gạt ra khỏi hàng giáo phẩm, không đầy một năm sau, Trung chết đột ngột (1934).
"Năm 1934, ông Tắc tổ chức lại nội bộ. Tại Tòa Thánh lập thành 9 Bộ, giống như một nội các chính phủ. Toàn miền Nam chia thành năm vùng, dưới nữa là quận, xã. Đó là hệ thống hành pháp. Về lập pháp có Hội đồng tối cao và Đại cộng đồng. Tư pháp có hai tòa án, tòa án tôn giáo và tòa án tín đồ. Ngoài ra để có tiền hoạt động, ông Tắc đã tổ chức hệ thống kinh tài mệnh danh là cơ quan từ thiện, xây dựng từ cấp trung ương đến cơ sở địa phương, qui mô chặt ché, tìm mọi cách phát triển tài chính. Có tiền rồi, ông ta cho sửa lại Tòa thánh, lập thành ba phần riêng biệt gọi là tam vị: Thánh thần, Thể xác và Linh hồn. Bàn thờ ở chính giữa, gọi là bát quái đài, thờ đức Cao Đài, phía dưới có cửu trùng đài, tượng trưng cho 9 đẳng cấp của hàng giáo phẩm. Phía trên bát quái đài thờ Thượng đế, nơi có đắp một con mắt tượng trưng gọi là "THIÊN NHÃN". Phía dưới trước bàn thờ Đức Cao Đài, gọi là Hiệp Thiên đài, nơi các vi lãnh đạo đạo pháp hợp thông với đấng tối cao bằng hình thức cầu cơ.
"Sau khi đã củng cố xong tổ chức nội bộ và sửa lại đền thánh, ông Tắc đã tạo được một thời cực thịnh của đạo Cao Đài, với trên ba trăm ngàn tín đồ? Từ tham vọng đưa đạo Cao Đài lên hàng quốc giáo đến tham vọng chính trị, mưu đồ vận mệnh quốc gia, ông Tắc ra mặt chống lại nhà đương cục Pháp. Kết quả ngày 21/8/1941, Phủ Toàn quyền Pháp ra lệnh bắt ông ta, sau đó đày đi Madagascar và quân đội Pháp đóng chiếm Tòa Thánh Tây Ninh.
"Năm 1943, dưới sự bảo trợ của người Nhật, Trần Quang Vinh, cựu thư ký sở Mỹ thuật của Pháp, một trong số chức sắc của Cao Đài được cử qua Nam Vang làm đại diện khi ông Tắc còn tại vị, trở về nắm quyền giáo chủ, được hiến binh Nhật khuyến khích và cấp vũ khí. Vinh thành lập lực lượng vũ trang được ba ngàn người, giúp Nhật làm đảo chính Pháp.
"Sau tháng 8 năm 1945, số đông tín đồ Cao Đài tham gia Việt Minh. Riêng hệ phái Bến Tre, ông Cao Triều Phát cầm đầu từ lâu tách ra khỏi hệ phái Tây Ninh, đã đưa toàn bộ tín đồ theo Việt Minh chống Pháp cho đến cùng.
"Khi quân đội Pháp chiếm lại Sài Gòn, Vinh đã kéo theo một số vũ trang còn lại ra hàng. Nhà đương cục Pháp công nhận đạo Cao Đài Tây Ninh, dùng lực lượng của Vinh làm lính bổ sung, trả lương và cấp thêm vũ khí. Ngày 12 tháng tám năm 1946, theo lệnh của chính phủ Pháp và sau khi ông Tắc chấp thuận những điều kiện, ông được đưa về Tây Ninh, nhận làm Hộ pháp như cũ. Tại Tòa Thánh Tây Ninh, ông ta đã tuyên bố trước nhà đương cục Pháp và báo chí: "Sự hiện diện của Pháp ở Đông Dương là cần thiết. Cao Đài hoàn toàn tín nhiệm nước Pháp về việc vãn hồi an ninh cho xứ sở này. Đạo Cao Đài Tây Ninh, lực lượng vũ trang do ông lãnh đạo, hợp tác với quân viễn chinh Pháp chống lại hiểm họa cộng sản, ủng hộ một chính phủ trong liên hiệp Pháp".
"Lực lượng vũ trang của ông Tắc lớn mạnh dần, ông ta chính thức phong cấp thiếu tướng cho Tư lệnh trưởng Nguyễn Văn Thành, thiếu tướng cho chỉ huy trưởng Cơ thánh vệ Nguyễn Thành Phương, cấp đại tá cho Trình Minh Thế, Dương Văn Đang, Lê Văn Tất, cùng nâng cấp cho các sĩ quan khác.
"Bộ tư lệnh Pháp xác nhận: việc cấp vũ khí trả lương rộng rãi cho lực lượng Cao Đài Tây Ninh là chính đáng. Theo bản tổng kết của phái bộ Cao Đài Tây Ninh làm việc bên cạnh quân đội Pháp, chỉ từ tháng 1 năm 1947 đến tháng 12 năm 1948, quân của ông Tắc đã có 400 chết và trên 500 bị thương, đủ đánh giá công lao của ông Tắc và các sĩ quan cấp dưới đối với nền an ninh của xứ sở này.
"Tuy nhiên trong nội bộ Cao Đài Tây Ninh, các tướng tá thường tranh giành địa vi, quyền lợi có lúc rất quyết liệt như vụ Trình Minh Thế không chịu Nguyễn Văn Thành đã kéo hơn hai ngàn quân ra rừng, tuyên bố ly khai, tự ý thành lập "Mặt trận quốc gia liên minh", dù ông Tắc đã phong cho Thế lên thiếu tướng, giữ chức tham mưu trưởng. Sau vụ này, ông Tắc phong cho Nguyễn Thành Phương lên trung tướng làm tư lệnh, thay Nguyễn Văn Thành.
"Ông Tắc vốn có tham vọng khá lớn, mà lại táo bạo. Chính nhờ vậy mà ông ta đã ổn định được phần nào sự rối loạn trong nội bộ quân đội, phát triển được cả hai mặt: đạo và vũ trang. Ông ta còn cử các chức sắc qua Cao Miên, Pháp, thu thập tổ chức tín đồ sau khi đã tổ chức được tín đồ ở Bắc Việt và Trung Việt. Nuôi ý đồ làm chủ các tôn giáo, ông ta tự phong mình là "Đức Thượng tôn quán thế", hy vọng đem lại thời hoàng kim vua chúa xa xưa cho đất nước. Với ảo tưởng đó, ông ta đã tự sáng chế ra các loại phẩm phục cho các loại chức sắc, và cả chính ông ta, loại áo mão như phường hát Trung Hoa: áo dài thụng màu vàng, áo xẻ giữa từ cổ xuống đến gối với hai hàng khuy cỡ lớn, ngang hông buộc dây lụa đỏ, ngoài choàng áo màu xanh tươi, loại áo hiệp sĩ đạo. Đầu đội nón chóp dứa, trang trí nhiều màu sắc, có dây thao rủ xuống dưới cằm. Ông ta xây riêng một biệt cung đặt tên là "Trí huệ cung" theo kiểu vua chúa, tuyển các nữ đồng trinh gọi là thờ phượng thánh thần, túc trực ngày đêm. Ba chữ "Trí-huệ-cung" được giải thích là nơi tạo ra sự minh mẫn, thông giao với đức Cao Đài và Thượng đế.
"Cái ảo tưởng lỗi thời của ông Phạm Công Tắc đã làm cho các cấp chỉ huy quân sự cũng như hành chánh nhà đương cục Pháp sau này, không còn phải lo ngại, trái lại còn dành cho ông ta nhiều ưu đãi. Chúng ta hãy tự phê phán nhà cảm quyền trước đây, không đi sâu nghiên cứu rõ thực chất của ông Tắc, để phải bắt ông ta đưa đi đày, vừa là một ngộ nhận đáng tiếc, vừa bỏ lỡ một cơ hội hợp tác như sau này, tạo cơ hội cho người Nhật lợi dụng chống phá ta từ cuối năm 1944, và trong cả cuộc đảo chính của Nhật 1945..
"Ký tên: A.M. Salvani".
"Phụ lục bổ sung: Cách cầu cơ của đạo Cao Đài.
"Trong một cuốn sách xuất bản tại Pháp năm 1931, nhan đề "Bịp đời - ảo thuật huyền bí" giải thích về cầu cơ như sau:
Cơ, phiên âm tiếng Pháp Coeur, có nghĩa là trái tim. Người ta lấy một miếng ván thôi (áo quan chôn người chết khi bốc mộ vứt bỏ), gọt đẽo thành hình trái tim mỏng nhỏ bằng chiếc đĩa trà, không được sơn lại, chỉ để mộc sau khi đã mài nhẵn. Thêm một vài vật dùng khác, ba viên bi, một tờ bìa kẻ hai hàng chữ cái từ A, B, C đến X, Y một hàng chữ số từ 0 đến 9. Bên dưới hàng chữ và con số có hai chữ "Có" và "Không".
Người ta chọn một căn phòng yên tĩnh, ba hay bốn người ngồi cơ quanh một bàn tròn, trên bàn đặt tấm bìa có kê chữ, trên bìa đặt miếng ván hình trái tim lên ba viên bi. Những người ngồi cơ đặt nhẹ một ngón tay trỏ lên miếng cơ, số người tham gia ngồi vây quanh, hát một bài gì đó bằng một giọng êm dịu, có vẻ ma quái.
Không bao lâu, bằng một sự bí ẩn nào đó, miếng cơ lăn trên các viên bi chạy quanh các hàng chữ để giải thích sự phán bảo của Đức Cao Đài. Đó chính là lời phán truyền mà không một tín đồ nào được làm trái...
Ngày... tháng... năm 1953.
Phòng.. tình báo quân đội viễn chinh: Pháp tổng hợp".

4.
Từ trong phòng tiếp đón dân di cư, nơi dành cho những người đến ghi tên vào Nam, tại tòa thị sảnh Hà Nội, Vũ đi qua khoảng sân rộng đông nghẹt người, nằm ngồi la liệt rất khó len chân. Ra đến bờ đường, anh nghe tiếng chào:
- Thưa thầy!
Vũ quay lại nhìn cô.. gái học trò cũ của mình:
- Ghi tên di cư hả?
- Thưa vâng. Hôm nay thầy mới ghi tên, chắc phải ít ngày nữa mới đi được. Gia đình em đi chuyến máy bay năm giờ chiều.
- Vậy hả? Còn ở lại được thêm ngày nào hay ngày ấy. Đi rồi, biết bao giờ trở về với cảnh cũ người xưa, bao nhiêu là kỷ niệm.
Cô gái thở dài, vẻ buồn thoáng hiện trên khuôn mặt còn vương nét thơ ngây, cặp mắt thật đen ngước lên nhìn Vũ:
- Chúng em chưa đi mà đã thấy nhớ trước rồi. Lúc đâu mẹ em không chịu đi, định về quê ngoại, nhưng bố em cứ bắt đi. Bố em có đi lính Pháp mấy năm, ở lại sợ Việt Minh bắt tội, vừa rồi lại chót nhận tiền ký tên tình nguyện, không từ chối được nữa, cả nhà đành phải đi theo.
Vũ tò mò:
- Ký tên tình nguyện làm gì?
Cô gái tỏ ra ngạc nhiên:
- Thế thày chưa biết có nhiều người đã ký tên tình nguyện đi lính cho ông Diệm sao? Mỗi người ký tên đi Nam được lãnh ba tháng lương trước, gia đình vào trong đó được họ lo chỗ ăn ở ngay, không sợ bơ vơ. Ở giáo xứ em có đông người tình nguyện, sau khi Cha xứ khuyên mọi gia đình theo Cha vào Nam. Cha hứa, vào đó sẽ xây nhà thờ to đẹp hơn. Cha con lại quy tụ lập xứ.
Cô gái quay nhìn vào phía Tòa thị sảnh, chỉ cho Vũ thấy:
- Đấy là Cha của xứ họ em đấy. Hôm nay Cha đi với đoàn cuối cùng, trong đó có gia đình em.
Vũ nhìn theo bóng chiếc áo dài đen tu sĩ thấp thoáng chuyển động trong đám đông người.
Anh hỏi lại:
- Bố em đã lớn tuổi cũng còn đăng lính được sao? .
- Thưa, mới bốn mươi. Những người trước kia có đi lính Pháp rồi, dù có lớn tuổi nhưng từ cấp đội, quản trở lên vẫn được tuyển lại phong thêm một cấp. Vào trong Sài Gòn, bố em sẽ là thiếu úy. Mẹ em nghe bố em nói là đi lính bây giờ không phải đánh nhau vì đình chiến rồi mà, nên cũng bớt lo.
Vũ từ giã cô học trò nhỏ, vượt qua đường sang bờ hồ Hoàn Kiếm. Chiếc tàu điện ầm chạy qua chầm chậm, trông qua cửa, khách không đông như dạo nào. Mưa bụi không ngừng phủ xuống, bầu trời vẩn đục, rặng liễu cúi đầu, mặt hồ lặng xanh như tấm thảm. Hai bên đường Hàng Rong, Duy Tân, những cửa hàng đóng cửa im lìm, bọn giàu có đã xa chạy cao bay từ bao giờ. Đó là số người không chút băn khoăn, vướng víu, khi trốn bỏ quê hương, tìm đến nơi mà họ tin là vùng đất Hứa. Vũ lầm lùi bước đi trên vỉa hè, thẳng xuống phố Huế, dưới rặng sấu già quen thuộc. Anh nghĩ đến âm mưu của đế quốc Mỹ đang kéo dân, mộ lính. Phải chăng địch đang tích cực xây dựng lực lượng cho tập đoàn tay sai Ngô Đình Diệm, chuẩn bị tiếp tục chiến tranh, chống phá hiệp định đình chiến hay chúng chỉ mua chuộc cử tri cho cuộc tổng tuyển cử hai năm sắp tới?
Vũ dừng lại trước cửa quán cà phê còn mở bán. Người chủ quán này cố vét thêm tiền cho đến lúc rời đi, hay sẽ ở lại? Trong quán rất đông khách; khách những nơi khác không còn
mở cửa cũng gom lại ở đây. Bên kia đường, rạp Đại Nam như ngủ say trong hai tấm cửa sắt kéo kín tự bao giờ. Tấm bảng quảng cáo còn treo trên tường, vẽ cô gái Pháp đứng bên cửa sổ ngó vào khoảng không đầy tuyết phủ. Hàng chữ kẻ xéo nét rất đẹp "Feuiles d’Automne". Vũ chợt nhớ nội dung cuốn phim "Lá mùa thu" này, tả lại cảnh quằn quại của những người vợ lính Pháp trong tay quân phát-xít Đức, khi chúng đang làm chủ thành phố Ba Lê? Chẳng lẽ khi coi đoạn phim này, những tên lính thực dân ở đây không nhớ đến cảnh nhục nhã của vợ con chúng trước đây sao? Trước cửa quán cà-phê cũng còn tấm bảng dựng nghiêng, cả hai mặt đều kẻ chữ "Paradis" trên nền xanh có rải rác những vì sao óng ánh.
Vũ bước vào. Hai dãy bàn ghế bằng mây khá sang, không còn chỗ trống. Khách ngồi im lặng, họ đang thả hồn theo bản nhạc buồn, giọng ca Khánh Ngọc, trầm trầm nức nở, day dứt người nghe. Quán không mấy rộng, nhưng rất sâu, Vũ chầm chậm bước mãi vào bên trong, le lói vài bóng đèn màu, không làm giảm cảnh âm u khiến Vũ có cảm tưởng đang đi trên con đường vào sâu lòng đất, vào sâu địa ngục, không hợp với tên quán "Thiên đường". Anh tìm được chỗ trống trong góc cùng, ngồi ngả lưng vào thành ghế, có thể nhìn suốt ra tận ngoài.
Một nhóm mươi tên lính Pháp còn ở lại chúng cũng im lặng, không ầm ĩ như trước đây, ngây ngô ngắm những ly rượu đã vơi. Có lẽ hơi men làm cho chúng thấm nỗi buồn thân phận. Còn lại hầu hết là những thanh niên đang tập vào đời với hàng ria mép thời trang với vẻ ngông nghênh thách thức. Chưa hiểu đời, chúng đã vội chán đời, gục đâu trong khói thuốc, hơi men, mặt còn non nhưng miệng phát ngôn toàn những lời chai sạn. Chắc là chúng đang chờ đến lượt đi, và trong tương lai con đường dễ đi nhất đối với chúng là làm lính đánh thuê cho giặc.
- Ông uống cà phê?
- Vâng, một phin.
Người hàu bàn đến gần hỏi, Vũ trả lời. Ly cà phê mang đến, Vũ vừa chậm rãi nhấm nháp, vừa ngắm những bộ mặt thẫn thờ, ngây ngất theo giọng hát, lời ca đang cuốn hút họ, xô đẩy những tâm hồn non dại vào bùn đầy sa đọa, tội lỗi?
Mùa đông trời thật mau tối. Khi Vũ ra khỏi quán, đèn đường đã bật sáng. Vẫn ánh sáng quen thuộc đó trên đường phố Hà Nội, nhưng đêm nay Vũ thấy có gì khác. Anh được biết là trong nhiều ngày nay, anh em công nhân đã bám xưởng, đấu tranh không cho địch gỡ máy đem đi. Địch phải rút chạy, nhưng Hà Nội điện vẫn sáng?
Vũ kéo vành mũ thấp ngang tầm mắt. Mưa phùn tung bụi nước xuống mặt đường ướt sũng, gió thổi mạnh Vũ muốn đi thật lâu trong đêm Hà Nội giá lạnh này, nhưng lại thấy nôn nóng muốn bay ngay vào địa bàn hoạt động trong kia, bắt tay vào công việc để được hòa nhịp vào những hoạt động âm thầm nhưng sôi sục của Hà Nội. Sài Gòn và miền Nam không còn xa lạ đáng lo ngại như lúc đầu anh mới nhận được lệnh đi, mà qua nghiên cứu tài liệu, qua dặn dò của thủ trưởng, thảo luận với anh Thành Minh, Vũ thấy trong đó trở nên quen thuộc và giục giã anh. Tấm giấy hẹn ngày đi đã nằm trong túi, anh sẽ lên đường mấy ngày trước khi quân Pháp rút khỏi thủ đô. Vũ ngửa mặt nhìn lên hai rặng cây bên đường, hai dãy đèn, những mái nhà yên lặng trong mưa, lẩm bẩm: "Tạm biệt Hà Nội thân yêu!"



Xem trang:
[1][2][3][4][5][6][7][8][9][10][11][12][13][14][15][16][17][18][19][20]
[21][22][23][24][25][26][27][28][29][30][31][32][33][34][35][36][37][38][39][40]
[41][42][43][44][45][46][47][48][49][50][51][52][53][54][55][56][57][58][59][60]

TOP WAP WORLDWIDE


mobiV trang ch

© GIAITRI102.TK
Thanks to XTGEM