Ring ring
Không bấm vùng phía trên kẻo mất tiền nhé!

Huỳnh Văn Trọng đến tìm Vũ tại nhà riêng rất sớm, mới sáu giờ anh đã nhấn còi xe inh ỏi ngoài cổng. Vũ hiểu Trọng nôn nóng muốn biết tin về cái chết bí ẩn của linh mục Mai Ngọc Khuê.
Trọng vào nhà, vừa ngồi xuống sa-lông, như không kiên nhẫn được lâu, đã vào chuyện:
- Chiều qua cha Thuẫn đến nhà tìm tôi, ngài tỏ ra quan tâm nhiều về vụ cha Khuê. Đúng thôi! Dư luận trong giới công giáo rất bất bình với ông Nhu. Họ đoán quyết ông Nhu chủ trương trong vụ mưu sát này, sau khi đã bỏ tù cha Của, cha Trác, răn đe nhóm linh mục Hoàng Quỳnh. Trước cảnh lực lượng của "Phong trào Cách mạng quốc gia" bao vây toàn khu giáo xứ Tân Sa Châu, cấp tốc làm lễ nhập quan, làm lễ an táng, tung tin bị tai nạn xe cộ... có vẻ vội vàng, càng làm cho giáo dân xầm xì: cha Khuê bi mưu sát! Suốt ngày hôm qua tôi đi tìm chú khắp nơi, hỏi chỗ nào cũng không biết, chú đi đâu mà biệt tăm vậy?
Vũ bày đồ uống lên bàn, ngồi bên cạnh Trọng:
- Như anh biết đấy, tối hôm kia tôi đến chỗ Tuyến, giúp anh ta dàn xếp với các linh mục và Hội đồng giáo xứ Tân Sa Châu. Trọn một đêm rồi cả ngày, tôi ở cạnh Tuyến, nhận lệnh của tổng thống và ông Nhu, nào điều hành, chôn cất, ngăn chặn dư luận, nào hướng dẫn báo chí loan tin: Cha Khuê chết vì tai nạn xe cộ. Chiều tối mới hoàn tất mọi việc.
- Sao không tung tin Việt cộng ám sát như in mọi lần, đỡ rắc rối?
Vũ cười lắc đầu:
- Việt cộng đã làm, họ sợ gì pháp luật của ông Diệm để phải bố trí thành vụ đụng xe vụng về. Rõ ràng bọn sát nhân đã sợ dư luận. Vậy hung thủ là bọn nào, quá rõ..
Trọng trợn mắt ngó Vũ:
- Ai thế?
- Cậu Cẩn?
- Trời đất? Một con chiên có tiếng là ngoan đạo dám giết một vị linh mục?
Vũ chậm rãi châm thuốc cho Trọng:
- Tất nhiên ông Cẩn không tự tay hành động, nhưng nhóm tay sai của ông đã giết cha Khuê. Sáng qua, chỉ sau sáu tiếng đòng hồ, bác sĩ Tuyến đã phát hiện và bắt được bọn giết người. Nhưng mới ba giờ chiều, ông Cẩn đã cho Dương Văn Hiếu ôm hồ sơ nội vụ bay vào Sài Gòn đưa lên Tuyến để trình Tổng thống và ông Nhu. Nguyên nhân và lý do cái chết của cha Khuê nằm trong tập hồ sơ đó. Tám giờ tối, được lệnh của ông Nhu, bác sĩ Tuyến đành phải giao ba tên hung thủ cho Hiếu lãnh đưa ngay về Huế.
- Có những gì trong tập hồ sơ đó?
- Tôi không biết, chỉ nghe bác sĩ Tuyến nói lại. Đó là một phần trong "Vụ án gián điệp Pháp" mà cơ quan mật vụ miền Trung đã khám phá và đang giải quyết, có liên quan đến cái chết bí mật của nha sĩ Nguyễn Trọng Bính. Tôi đã kể anh nghe vụ Bính bị giết trong Passage Eden rồi chứ gì? Đại úy Thanh Tùng lập công bằng cách nộp Bính cho ông Nhu. Có thể bị lộ, họ giết Bính vừa để cánh cáo những kẻ đầu hàng phản bội, vừa bịt đầu mối. Không chi riêng ông Nhu tức giận về hành động qua mặt của bọn gián điệp Pháp, mà cả ông Cẩn khi được tin cũng giận lắm. Tình cờ ông Cẩn nhận được bức mật thư của "Nữ chúa kim cương" có tên khai sinh là Công tằng Tôn nữ Kim Sa, chủ nhân hãng buôn kim cương lớn nhất ở Sài Gòn này. Cô ta là em ruột vợ nha sĩ Nguyễn Trọng Bính. Vợ con Bính đã xuất cảnh qua Pháp, định cư từ sau 1954. Để trả thù cho anh rể, Kim Sa liền tố giác với ông Cẩn về một đầu mối mà cô ta đoán chắc đã nhúng tay vào vụ ám sát nha sĩ Bính, đó là Tôn Thất Đường, cư ngụ tại Huế. Cẩn cho lệnh bắt Đường ngay. Chỉ sau vài ngày đêm bị tra tấn, Đường đã thú nhận và khai ra ba tên Đại Việt cũ đang nằm ẩn tại căn nhà gần nơi cha Khuê bị giết. Cẩn phái vào Sài Gòn một tổ hành động, bố trí bắt cóc trọn ổ. Tối hôm kia, sau cả tuần theo dõi rất kỹ, bọn mật vụ của ông Cẩn đột nhập vào nhà tóm gọn ba tên do Tôn Thất Đường khai. Bất ngờ có mặt linh mục Khuê tại đấy, chúng cần phải giữ bí mật, nên bắt luôn. Cha Khuê có thói quen bận thường phục khi đi ra ngoài, lại quyết liệt phản đối cách bắt bớ tùy tiện, hành động này bọn mật vụ chưa hề gặp trong những năm chúng hoành hành ở miền Trung. Trước thái độ thách thức quá đáng của cha, chúng giết chết ngay bằng thế võ vặn cổ nhà nghề, buộc Cha im lặng vĩnh viễn. Số bị bắt báo cho bọn mật vụ biết người bị giết là linh mục chính xứ Tân Sa Châu thì đã muộn rồi, chúng quá sợ, vác xác cha cùng chiếc xe gắn máy ném ra đường, cho xe Jeep cán qua tạo hiện trường tai nạn giao thông, không kịp nghĩ đến điều có lý hay vô lý.
- Trời ơi! Chúng giết một mạng người dễ dàng quá, mà lại là vị linh mục cơ chứ!
Vũ cười buồn:
- Với cậu út của gia đình họ Ngô đâu chi có một người bị giết kiểu đó? Trên đoạn đường lý tưởng của ông, mọi chướng ngại đều phải san bằng, dù chướng ngại đó là một linh mục. Nhưng sự việc sẽ chẳng đơn giản đâu, nếu không được chỉnh Tổng thống và ông Nhu ban lệnh bằng giá nào cũng phải xóa hết dấu vết, phải bịt miệng dư luận, để bảo vệ cho cả một chế độ, cho sự nghiệp của các ông ấy, phải duy trì cái vỏ nhân quyền, đức độ.
Trọng thớ dài:
- Thì ra bọn Mỹ biết ngay nhóm ông Nhu giết linh mục Khuê, có điều họ không phân biệt hành động của ông Cẩn hay ông Nhu, họ cho là một phe thống nhất. Hôm qua trước giờ học, tôi ngồi chuyện trò với Huss Colquyver đứng đầu một nhóm CIA, đội danh nghĩa cố vấn ngành kỹ thuật đại học Michigan. Hắn nói người Mỹ bất bình về phương thức ám sát, thủ tiêu của anh em ông Diệm. Theo Huss, hắn chấp nhận cần có bạo lực để cấp tốc ổn định nội bộ, nhưng phải trong phạm vi pháp luật, có nghĩa là sử dụng tòa án, công khai loại trừ kẻ thù một cách danh chính, ngôn thuận.
Ngừng lại giây lát, Trọng chợt nhớ ra:
- Hôm nọ chú dặn tôi dò hỏi về tiến sĩ Groré, Huss cho tôi biết, tên tiến sĩ này là chỉ huy trưởng một cơ quan trong hệ thống CIA đội danh RAND Corporation, trụ sở đặt tại Thái Lan. Nhóm cố vấn kỹ thuật của Huss thuộc tổ chức này. Chính tiến sĩ Groré đỡ đầu Phan Quang Đán cho thành lập khối Dân Chủ đối lập với ông Diệm. RAND Corporation có chức năng điều tra rất sâu về chính trị, xã hội tại Việt Nam cùng các nước trong vùng Đông Nam Á. Tại miền Nam, họ tổ chức các đoàn "Dân ý vụ" từ ấp xã đến tỉnh, thành, không lệ thuộc vào các cấp chính quyền. Họ trả lương cao, chế độ thưởng rộng rãi, nhân viên người Việt hầu hết là loại có ít nhiều văn hóa, kiến thức, lớp trung niên chiếm đa số, hoạt động bí mật trong dân chúng. Công tác chính của đoàn "Dân ý vụ" là điều tra đối tượng được chỉ định, loại có ảnh hưởng tại địa phương, thuộc cả ba phía cộng sản quốc gia và trung lập. Mỗi nhân viên được cấp một bản in sẵn với hàng trăm câu hỏi, nhiệm vụ của chúng là nghiên cứu, điều tra và điền vào câu trả lời, với điều kiện chính xác, không biết thì bỏ trống, dành người khác bổ túc sau. Khi dịch giúp cho Huss số bản tiếng Việt sang tiếng Anh tôi cảm thấy bọn Mỹ như muốn lột trần đối tượng cần điều tra, giải phẫu người chúng cần nghiên cứu, cả thể chất lẫn tư tưởng. Hàng triệu hồ sơ cá nhân như thế đã chuyển qua Michigan tốn kém hàng triệu đô la chi phí cho công việc kỳ cục đó. Huss giải thích người Mỹ đến với đồng minh Việt Nam bằng sự hiểu biết từng người Việt Nam như vậy mới có thể cộng tác, gắn bó lâu dài. Nhưng Huss thú nhận, việc làm của chúng bị anh em ông Diệm phản ứng, lén lút cho tay chân phá phách khá quyết liệt, nhất là sau khi ông Nhu biết rõ tiến sĩ Groré và bọn Huss đỡ đầu bác sĩ Phan Quang Đán. Tôi lấy làm ngạc nhiên hỏi lại, người Mỹ ủng hộ ông Diệm nắm chính quyền, bây giờ lại đỡ đầu ông Đán đối lập ông Diệm, là có ý chi? Hắn nói: "Hoa Kỳ ủng hộ ông Diệm hoặc giúp ông Đán đối đầu ông Diệm, để chứng tỏ ở miền Nam Việt Nam này hoàn toàn có tự do dân chủ, đó là thế mạnh của chính nghĩa quốc giạ chống cộng sản độc tài."
Trọng uống cạn ly cà phê, cùng Vũ đốt thêm điếu thuốc, anh tiếp:
- Câu chuyện của tên Huss, rồi nhóm thân Pháp hội họp tại khách sạn Caravel đòi chính phủ thực thi dân chủ, mở rộng nội các cho các chính đảng quốc gia tham dự, khiến Ngô Đình Nhu càng căm tức trước những hoạt động chống phá của bác sĩ Đán, của Trần Văn Hương, nhưng chưa dám mạnh tay đàn áp. Tổng thống Mỹ Einsenhower gửi thư riêng cho ông Diệm chia vui quá chậm sau vụ ông bị ám sát hụt tại Ban Mê Thuột lại rất đúng lúc vụ tổng thống Phi Luật Tân Magsaysay "ngộ nạn" khi chiếc phi cơ chở ông ta nổ tung trên không phận đảo Cébu ngày 17 tháng 3 (năm 1957). Trong khi đó, tổng thống Pháp DeGaule tuyên bố trước báo chí về quan điểm của Pháp đối với Nam Việt Nam nên thực hiện đường lối trung lập, làm cho người Mỹ lẫn ông Diệm phải điên đầu. Tình hình rắc rối phải không chú?
- Có chi mà rắc rối? Đây nhé, tôi tin anh sẽ đồng ý với nhận định của tôi: Mỹ và ông Diệm nhất trí trên lập trường chống cộng sản, một bên chi đô-la không dè sẻn, một bên không nương tay trong quốc sách tố cộng, diệt cộng. Cả hai bên lại thêm một điểm đồng nhất chống chủ trương trung lập theo kiểu hai ông hoàng Phuma ở Lào và Sihanouk ở Cao Miên. Vụ án gián điệp miền Trung, những vụ thanh toán ở Sài Gòn và mới đây, cái chết bí ẩn của linh mục Khuê, chỉ là đòn phủ đầu của ông Diệm, ông Nhu, lấy đó thay lời đáp lễ tổng thống DeGaule vừa tuyên bố ủng hộ đường lối trung lập tại Nam Việt Nam. Phía Mỹ, CIA đã đi một bước trước, ủng hộ những người thân Pháp thành lập khối "Dân Chủ" giao cho bác sĩ Phan Quang Đán đứng ra tập họp. Khối này thu hút khá mau tập đoàn nhân sĩ Bắc Kỳ, điển hình như Nghiêm Xuân Thiện, Đặng Văn Sung, Đinh Xuân Quảng, Hoàng Cơ Thụy, vân vân... Chúng ta nhìn vào đấy thấy ngay màu sắc quen thuộc của những bộ mặt quan trường, tàn dư trong chế độ thuộc địa Pháp hội tụ. Tất cả đang say sưa ngắm luồng ánh sáng "dân chủ tự do" kiểu Mỹ, ảo tưởng một chế độ lưỡng đảng tại miền Nam sẽ hình thành, đến mất cảnh giác. CIA đã đã lùa họ vào một mẻ lưới thần kỳ. Đúng như lời Huss Colquyver đã nói với anh, cần chi phải ám sát, giết người kiểu ông Nhu để mang tiếng xấu dùng bạo lực, thông qua pháp luật danh chính ngôn thuận hơn. Rõ ràng CIA không chỉ khuyến khích số tay chân thân Pháp còn sót lại tự do công khai đối lập chính phủ ông Diệm, mà còn chi tiền ủng hộ rất tích cực, để nhằm đạt mục đích gì? Để miền Nam này có dân chủ tự do thực sự ư? Không đâu! CIA đã dùng một viên đạn bắn xuyên hai con chim một lúc. Cái chết bí ẩn của tổng thống Phi Luật Tân vừa rồi đã làm ông Diệm rùng mình xanh. mặt, buộc phải nghĩ lại lời từ chối của ông ta mới đây và yêu cầu của tổng thống Aiensenhower dành cho hạm đội Mỹ toàn quyền sử dụng vùng biển Cam Ranh và Sơn Trà, lập căn cứ quân sự. ông Diệm càng lo lắng hơn khi CIA sử dụng nhóm ông Đán, giống như tập đoàn Marcos ở Phi đã sần sàng chấp nhận mọi đìu. kiện của Mỹ đổi lấy vị trí nguyên thủ quốc gia, không lâu sẽ thay tổng thống Magsaysay vừa quá cố. Trước cái thế bị o ép, ông Diệm phải suy tính thiệt hơn trước khi qua Mỹ họp mặt với tổng thống Einsenhower sắp tới. Muốn tồn tại, ông Diệm lại cần phải bám Mỹ chặt hơn, không có con ~ đường nào khác. Về phía bác sĩ Đán cũng vậy. Anh thấy đó, CIA hoàn toàn chủ động, vừa uy hiếp ông Diệm vừa nắm gọn nhóm thân Pháp trong tay, cần nuôi hay cần diệt chỉ là vấn đề thời gian và nhu cầu mà thôi. - Trọng chăm chú lắng nghe, đôi lúc gật gù biểu lộ sự tán đòng, cuối cùng anh tiếp lời Vũ:
- Nghe chú phân tích, tôi thấy được tình hình rõ hơn và phải công nhận trong vụ này CIA quả là cao tay, thâm hiểm.
- Đúng vậy, chúng ta hãy chờ xem.
Đồng hồ treo tường điểm bảy tiếng, Trọng đứng lên:
- Sáng nay tôi có buổi lên lớp, phải đi thôi. Còn chú hôm nào mới qua Tổng nha An ninh nhận việc?
- Hôm nay anh ạ.
Tiễn Trọng, Vũ quay ngay lại với suy nghĩ về nhiệm vụ mới vừa được Trung tâm chấp thuận: cho anh qua Tổng nha an ninh với Đỗ Mậu.

2.
Cố vấn Ngô Đình Nhu điện thoại cho bác sĩ Tuyến yêu cầu biệt phái Lê Nguyên Vũ qua Tổng nha an ninh quân đội theo yêu cầu của đại tá Đỗ Mậu. Tuyến, biết rõ nhu cầu của cá nhân Đỗ Mậu, đang lưỡng lự muốn giữ anh bạn học cũ của mình ở lại, giờ có lệnh của ông Nhu đành phải làm quyết định thuyên chuyển Vũ qua bộ Quốc Phòng. Ngay sau đó, Tuyến mời Vũ đến báo tin vớt vát:
- Rất tiếc phải để anh sang giúp đại tá Đỗ Mậu, vì có lệnh của ông cố vấn không cưỡng lại được. Nhưng qua đó, anh vẫn có điều kiện giúp tôi trong trường hợp có việc liên quan đến quân đội.
Vũ nhận lời. Chỉ với chủ tịch "Phong trào" Nguyễn Thiệu thì quả là đột ngột. Khi được Vũ cho coi quyết định, hắn rầu rĩ ra mặt:
- Anh bỏ tôi sao? Xa anh tôi mất đi một nửa thân thể rồi, còn nặng hơn bị què quặt.
Vú thông cảm mối chân tình của Thiệu:
- Chính tôi cũng bất ngờ, đây là lệnh của ông Nhu, anh Tuyến hứa sẽ tìm cho anh một nhân vật khác thế tôi.
Thiệu lắc đầu quầy quậy:
- Đâu phải tôi cần người, ngoài anh ra, chẳng có kẻ nào thay thế được. Chúng mình hiểu nhau và đã... mến nhau, phải không anh Vũ? Nhưng đi đâu thì anh cũng lưu ý đến tôi đó nghe? Tôi sẽ dặn đồng chí thủ quỹ xuất một trăm ngàn chuyển vào ngân khoản của anh cùng với lương tháng, gọi là chút tình nghĩa của "Phong trào". Còn mấy tháng nữa mới hết nhiệm kỳ, anh vẫn giữ nguyên ủy viên chấp hành cho đến ngày bầu lại.
Vũ mỉm cười, không chút khách sáo. Sự kiện nhận việc, bàn giao đã diễn ra trong ba ngày trước đây. Hôm nay đại tá Đỗ Mậu tổ chức buổi họp mặt đông đủ các sĩ quan trong Tổng nha chỉ với mục đích giới thiệu người phụ tá của mình. Vũ quẹo xe vào đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, hai hàng cây xà cừ bên lề tạo cảnh tươi mát cho khu phố yên tĩnh nhất trong khu vực. Dừng xe trước cổng chờ tên lính gác đến gần, Vũ nói kiểu ra lệnh:
- Báo sĩ quan trực, tôi ở bên Sở Nghiên cứu Phủ Tổng thống sang tiếp kiến đại tá Tổng giám đốc.
- Tuân lệnh!
Chỉ một phút sau cây chắn cổng sơn hai màu trắng, đỏ đã giương cao, một cánh tay ngoắc dài ra hiệu. Vũ cho xe vào cổng chính. Căn phòng họp rộng thênh thang, trung úy sĩ quan cận vệ của Đỗ Mậu đón Vũ ngang bên cửa, hướng dẫn anh vào chiếc ghế đặt bên cạnh bàn chủ tọa còn trống dành sắn. Vũ liếc mắt qua cử tọa, khoảng 20 sĩ quan quân phục chỉnh tề, những cặp mắt tò mò hướng về phía anh. Trong bộ đồ com-lê xanh nhạt, Vũ có vẻ lạc lõng cạnh đại tá Đỗ Mậu với đủ quân hàm, quân hiệu óng ánh vàng xanh. Đại tá Mậu tươi cười bắt tay Vũ và trịnh trọng giới thiệu với các thuộc viên:
- Tôi xin giới thiệu ông Lê Nguyên Vũ, phụ tá bác sĩ Trần Kim Tuyến, Sở Nghiên cứu Phủ Tổng thống. Theo quyết định của văn phòng ông cố vấn, ông Vũ được trưng tập vào hàng ngũ quân đội. Bộ Quốc phòng thuyên chuyển qua Tổng nha An ninh làm phụ tá cho tôi kể từ ngày hôm nay.
Chỉ với danh xưng "Sở Nghiên cứu Phủ Tổng thống" đã làm cho cử tọa lặng xuống mấy giây, rồi mới có tràng vỗ tay chào mừng theo thông lệ. Vũ nghĩ đại tá Mậu khá tế nhị tạo sự bất ngờ, không chịu thông báo trước cho số thuộc viên, càng khôn ngoan hơn không nêu cấp bậc quân nhân đồng hóa của Vũ, mà chỉ sử dụng chức vụ phụ tá của Tuyến chuyển sang phụ tá của ông ta, dành cho Vũ phần quyền lực bí ấn sau cái danh xưng đã từng làm cho nhiều người vị nể.
Vũ khẽ cúi đầu chào chung rồi từ tốn cùng lúc theo Đỗ Mậu ngồi xuống ghế. Anh cảm thấy sự chuyển biến khá mau của những ánh mắt tò mò, soi mói mới đây, giờ đã tỏ vẻ thân thiện rõ rệt. Đỗ Mậu vẫn giữ nguyên nụ cười cởi mở:
- Các chiến hữu thân mến, vì nhiệm vụ công tác đặc biệt, ông Vũ sẽ không phải bận quân phục, không đeo quân hàm, nhưng từ nay và lâu dài, sẽ là sĩ quan chỉ huy của cơ quan chúng ta. Để tiện việc hợp tác, tôi xin giới thiệu với ông phụ tá các sĩ quan chỉ huy phòng, ban thuộc Tổng nha - Mậu đưa bàn tay lật ngửa hướng đến từng người với vẻ trịnh trọng - Thiếu tá Độ chánh văn phòng; thiếu tá Kính, trưởng phòng phản gián; thiếu tá Thinh, phụ trách địa phương quân và quân gốc giáo phái; đại úy Đạt, trưởng phòng sưu tầm; đại úy Hải, trưởng phòng khai thác; đại úy Thăng, giám đốc Sở an ninh quân khu Thủ đô; đại úy Mai, phụ trách an ninh Không quân và phi trường Tân Sơn Nhất...
Vũ đi đến bắt tay từng sĩ quan biểu lộ vẻ hân hạnh, với nụ cười ánh mắt trao nhau hàm chứa một hứa hẹn. Đặc biệt khi bắt tay thiếu tá Nguyễn Văn Thinh, cháu vợ tướng Năm Lửa, người đã có công làm nội tuyến cho an ninh trong hàng ngũ quân lực Hòa Hảo, môi giới đưa vợ chồng Soái về đầu. Mắt hắn cụp xuống không dám nhìn thẳng vào mắt Vũ. Vũ lúc này với chức quyền trùm hẳn lên Thinh, anh không chút nghi ngại khi tin rằng hắn không biết nhiều về mình như loại Thành Nam, Văn Phú. Riêng với Thinh, Vũ đã thân mật vỗ vai hắn, cười giả lả: - Chúng mình đã biết nhau rồi nhỉ? Lâu mới gặp lại, quả đất vốn tròn đến đâu cũng đụng đầu thôi.
Thinh dè dặt mỉm cười ngó Vũ với vẻ cầu thân. Buổi giới thiệu ra mắt làm quen qua mau.
Đại tá Mậu mời các sĩ quan trở về nhiệm sở. Ông ta kéo Vũ vào phòng Tổng giám đốc gần đó. Vừa ngồi xuống ghế, Mậu vui vẻ:
- Ông đã bàn giao hết công việc bên bác sĩ Tuyến rồi chứ? Ông Tuyến có ý kiến chi không?
Vũ chậm rãi đốt thuốc Mậu vừa trao mời:
- Vâng, tôi đã bàn giao xong, riêng bên "Phong Trào" vì chưa hết nhiệm kỳ, có lẽ mỗi tháng phải qua họp ban chấp hành, vậy thôi.
Để giữ thế chủ động hơn, Vũ vào đề:
- Bác sĩ Tuyến có chuyển lời của ông cố vấn chính phủ báo lại với đại tá số việc riêng của Sở Nghiên cứu, cũng là của văn phòng cố vấn nói chung, yêu cầu bên an ninh quân đội chúng ta lưu ý trợ lực.
- Vâng, tôi xin nghe đây.
- Sau khi quân đội Pháp rút, đại úy Thanh Tùng người thân tín của thiếu tá Salvani liên hệ với Sở Nghiên cứu xin ở lại Việt Nam. Thanh Tùng đã đem cả hệ thống mua bán thuốc phiện của Phòng nhì Pháp, khá qui mô, nhiều lợi tức, hiến cho văn phòng cố vấn. Ông cố vấn giao cho bác sĩ Tuyến trực tiếp điều hành, nhưng bên ngoài vẫn để Thanh Tùng ra mặt hoạt động, coi như một tổ chức bất hợp pháp của Phòng nhì còn tồn tại chưa bị phát hiện. Tổ chức gồm ba bộ phận, bộ phận đi gom hàng, bộ phận vận chuyển và bộ phận tiêu thụ. Thuốc phiện từ vùng ba biên giới và thượng Lào đưa về tập trung tại tỉnh Pắc Xế. Tại đây có chị ruột của đại úy Kỳ, bà Nguyễn Thị Lý làm đại diện và trên mười nhân viên của bác sĩ Tuyến cử qua trợ lực. Bộ phận vận chuyển hàng từ Pắc Xế về Tân Sơn Nhất đã có đại úy Đỗ Khắc Mai phụ trách an ninh phi trường lo chuyển giao sang Chợ Lớn cho Lý Cương, thường gọi là Lý Sếnh Sáng, một thượng lão bí ẩn làm cố vấn cho các Bang trưởng người Hoa, đứng đầu bộ phận tiêu thụ. Thuốc phiện được đưa một phần qua Hồng Kông bằng tàu buôn, và phân phối cho 25 ngàn tiệm hút được phép riêng của văn phòng cố vấn cho mở bí mật từ hơn một năm nay tại Sài Gòn, Chợ Lớn và các tỉnh miền Nam. Hồi còn Bảy Viễn, chỉ có trên dưới 10 ngàn tiệm, thượng lão họ Lý đã cầu khẩn với cố vấn Ngô Đình Nhu, và bảo đảm giữ bí mật, bao thầu riêng tiền thuế nạp quỹ đen hai triệu rưỡi mỗi tháng, chưa tính tiền thuốc phân phối thu cả trăm triệu mỗi kỳ.
Trước đây, đại úy Thanh Tùng tự đứng ra "ngoại giao" với tướng Mai Hữu Xuân, nhưng bây giờ với đại tá, là việc "trong nhà", không còn phải giấu giếm nên bác sĩ Tuyến giao cho tôi báo trình đại tá để được sự giúp đỡ tích cực. Hôm qua, bác sĩ Tuyến đã cho gọi Lý Cương đến gặp tôi để giới thiệu làm quen theo yêu cầu của hắn ta, tôi hứa sẽ dẫn trình đại tá một ngày nào đó tùy đại tá cho phép. Lý Cương trực tiếp nhờ tôi chuyển đến đại tá một đề nghị, xin được đóng góp vào quỹ mật của Tổng nha an ninh bằng hai lần số tiền đại úy Thanh Tùng đã biếu riêng tướng Mai Hữu Xuân. Tôi có hứa để xin ý kiến đại tá rồi trả lời sau. Đó là việc thứ nhất.
Đỗ Mậu có vẻ quan tâm đến vấn đề Vũ trình bày vẫn còn là bí mật đối với ông ta.
- Còn việc thứ hai?
- Vâng - Vũ lấy cớ đốt điếu thuốc để suy nghĩ đến việc gãp gỡ thiếu tá Thinh rất bất ngờ vừa rồi, cần phải ngăn chặn những bất lợi nếu có - Bác sĩ Tuyến đề nghị đại tá chú ý đến số sĩ quan dưới quyền tướng Xuân còn giữ lại làm việc. Thiếu tá Thinh, tôi đã biết trong thời gian làm phụ tá cho Tổng trưởng Nội vụ Huỳnh Văn Nhiệm, thường gặp gỡ bên văn phòng tướng Trần Văn Soái và một lần đi kinh lý tại Cái Vồn. Theo ý ông cố vấn chính phủ, vẫn để Thinh giúp việc đại tá, hắn tỏ ra trung thành trong việc kéo vợ chồng Soái về hàng, biết rõ số sĩ quan binh linh giáo phái còn lưu dụng, bản chất hắn thạp thà, không phải là người của tướng Xuân, cũng không phải là tay chân của Pháp, xin đại tá chiếu cố. Còn đại úy Đỗ Khắc Mai, đại úy Trần Văn Thăng, gốc là người của Phòng Nhì Pháp, thân tín của tướng Xuân, nhưng vì cả hai có hên quan đến tổ chức mua bán thuốc phiện mà văn phòng cố vấn cần duy trì, để gây quỹ mật dồi dào cho công tác đặc biệt, yêu cầu giữ họ lại vừa để ban đặc ân, vừa trực tiếp quản chế. Vâng, bác sĩ Tuyến chỉ nhờ tôi chuyển đến đại tá hai việc vậy thôi.



Xem trang:
[1][2][3][4][5][6][7][8][9][10][11][12][13][14][15][16][17][18][19][20]
[21][22][23][24][25][26][27][28][29][30][31][32][33][34][35][36][37][38][39][40]
[41][42][43][44][45][46][47][48][49][50][51][52][53][54][55][56][57][58][59][60]

TOP WAP WORLDWIDE


mobiV trang ch

© GIAITRI102.TK
Thanks to XTGEM