pacman, rainbows, and roller s
Không bấm vùng phía trên kẻo mất tiền nhé!

3.
Ban khánh tiết Bộ Nội vụ cùng với viên tỉnh trưởng Châu Đốc lo tổ chức đón tiếp phái đoàn liên Bộ của chính phủ, gồm cả bốn Bộ thuộc nhóm Trần Văn Soái về Thánh địa Hòa Hảo để chuyển giao cho Đức ông Huỳnh Công Bộ bản nghị định của Thủ tướng Diệm, trao quyền tự trị cho vùng cù lao này. Hàng vạn tín đồ khắp nơi kéo về đứng dọc hai bên đường, dài mười một cây số, từ bến đò Bình Thủy đến chợ Đình, nơi có đền thờ Đức thầy và là tư dinh của Đức ông. Đoàn xe của phái đoàn chạy chầm chậm giữa hai hàng người phất cờ nâu và cờ ba sọc đỏ.
Trong phòng khách lớn, ông Huỳnh Công Bộ và Ban tổng tri sự, khăn đóng áo dài, chào đón phái đoàn với niềm vui lộ ra ánh mắt. Huỳnh Văn Nhiễm trang trọng đọc bài diễn văn, trong nội dung nhấn mạnh vào công lao của Trần Văn Soái đã tranh đấu đòi được quyền lợi cho giáo phái. Cuối cùng là lời hứa xây dựng cho Thánh địa hai nhà chợ, trường học, bệnh xá, củng cố tổ chức và trang bị cho hai tiểu đoàn tự vệ. Để đáp lại, ông Bộ khen ngợi lòng trung thành của tướng Soái đối với đạo bằng công lao to lớn này.
Sau buổi lễ là bữa tiệc long trọng tổ chức thết đãi phái đoàn. Vũ được gặp gỡ nhiều nhân vật và chú ý đến kỹ sư Nguyễn Văn Ngọc, người gốc Bắc, chú của Thành Nam, kẻ thân tín của trưởng Phòng nhì Salvani đặt trong lòng giáo phái này. Tinh ranh, kín đáo, nghe nhiều, nói ít, Ngọc đúng là mẫu người của nghề nghiệp. Tuy nhiên hắn có vẻ không nghi ngờ gì anh, có lẽ do lời giới thiệu của Nhiệm - Hầu. Hắn khá cởi mở với anh. Cảm tình trong buổi gặp gỡ ban đầu này tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc tiếp xúc sau này, theo chủ ý của anh.
Trên đường đi Cần Thơ, Nhiệm thì thầm với Vũ:
- Ông đã giúp chúng tôi giải quyết đưọrc mối xung khắc nặng nề xảy ra lầu nay và tưởng khó mà dung hòa. Một bên, đức ông thì thành kiến, bên này ông Tổng thì nóng nảy, tự kiêu. Đức ông và cả ban tổng trí sự đều hứa là sẽ đứng sau lưng ông Tổng, đúng là thành công mỹ mãn!
Trong hai ngày tiếp theo, cuộc kinh lý bốn tỉnh Châu Đốc, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau diễn ra vui vẻ. Cả bốn tỉnh trưởng đều chẳng dám bướng bỉnh, đều hứa dành mọi dễ dàng cho các ban trị sự và đơn vị lính của Soái hoạt động trong phạm vi tỉnh mình. Nhưng khi trở về Cần Thơ, một tỉnh quan trọng đối với lực lượng của Trần Văn Soái, và cũng là tỉnh có vị trí chiến lược ở miền Tây đối với Diệm tình hình lại khác hẳn. Một nửa quân số của Soái đóng trong tỉnh này. Sát bên kia sông là tổng hành dinh Cái Vồn, có văn phòng tư lệnh, tham mưu và bốn phòng trực thuộc, tể chức theo quân đội Pháp. Nơi đây có đủ các kho quân khí, quân trang, lương thực; có trên hai ngàn quân đồn trú - lực lượng dự bị của Tổng tư lệnh. Từ bờ bắc sông Bassac dọc quốc lộ 4 đến An Hữu, Long An là vùng Pháp giao cho Soái trấn giữ, bảo vệ. Sau khi quân Pháp rút về Sài Gòn, giao quyền lại cho quằn đội Diệm, thì Soái vẫn tiếp tục làm nhiệm vụ giữ gìn con đường lúa gạo này, trục giao thông chiến lược miền Tây Nam Bộ. Nhưng mới đây, Diệm đã đưa xuống thị xã Cần Thơ ba trung đoàn người Nùng, hai tiểu đoàn bảo an người Bắc, những đơn vị được coi là trung thành của Diệm. Đồng thời, Diệm đã thay hàng loạt, từ tỉnh trưởng đến các trưởng ty trong bộ máy hành chính, bằng những tay chân tin cậy của hắn. Nguyễn Ngọc Thơ lại giúp Diệm củng cố bộ máy hành chính mạnh ở Long Xuyên, quê hương của Thơ, tăng cường hơn hai ngàn quân mới tuyển mộ xuống trấn đóng ngay tại tỉnh ly. Trong chuyến đi này, Vũ đã nghe một viên chức người Bắc được Diệm cử xuống tiết lộ là vừa đây Ngô Đình Nhu đã mua được Nguyễn Giác Ngộ, một trong số ba tướng dưới quyền Soái, từ lâu đã ly khai đóng tại Chợ Mới Long Xuyên. Ngô có khoảng mười ngàn lính, một nửa được vũ trang đầy đủ.
Nhìn trên hiện trường, Vũ thấy cách bày binh bố trí của Diệm đã chia cắt và bao vây từng mảng lực lương của Soái. Quốc lộ 4 mà soái vẫn đinh ninh độc quyền kiểm soát, đã bị phân ra nhiều đoạn, chưa kể đến con đường sông Sài Gòn - Cần Thơ do Diệm hoàn toàn làm chủ? Thái độ lạnh nhạt đến khinh thường của viên tỉnh trưởng và các thuộc viên trong tòa tỉnh Cân Thơ đối với phái đoàn kinh lý, chứng tỏ thế của Soái đâ lu mờ, xác minh thêm một lần ý đồ của Diệm trước sau gì cũng diệt Soái.
Trong thị xã Cần Thơ năm sáu ngàn quân, vừa lính Nùng vừa lính Bảo an Bắc Việt trấn đóng và đi lại lúc nhúc trên các đường phố, súng trên vai như để sẵn sàng chiến đấu. Trong lúc đó Ban tham mưu của Soái với năm đại đội dưới tay, hoàn toàn bị cô lập trong mấy căn nhà im lìm, không dám xông xáo, nghênh ngang như ở nơi khác. Vũ tự hỏi, người dân Cân Thơ có băn khoăn gì cho số phận của lính "ông Năm", hay họ đang thấy hả dạ? Nhiệm kéo tay Vũ ra một góc vắng nói nhỏ:
- Tỉnh trưởng Cần Thơ có vẻ chống đối chúng ta, hắn tuyên bố thẳng là không giúp được gì ngoài lệnh của Thủ tướng Diệm bằng giấy trắng mực đen. ông công cán có ý kiến gì không?
Thấy vẻ tức giận của Nhiệm, Vũ khích thêm:
- Ông Tổng trưởng thấy đấy, với lực lượng mạnh như vậy, bọn chúng còn kiêng nể gì vài ba ngàn lính của ông Tổng bên Cái Vồn? Chỉ với quân số này, chúng thừa sức đánh qua sông, chiếm căn cứ của ông Tổng chẳng khó khăn gì. Như tôi đã nói trước, tại đây lại càng thấy rõ hơn ý đồ của ông Diệm. Khi trở về, ông Tổng trưởng phải báo cáo cho trung tướng biết mà đề phòng may ra còn kịp đối phó. Còn viên tỉnh trưởng này, ông Tổng trưởng cứ để đó cho tôi.
Nhiệm lo lắng quay vào. Vừa lúc tên tỉnh trưởng đi ra hành lang, Vũ ra theo, chặn hắn lại nói chuyện. Anh cười giả lẩ:
- Ông tỉnh trưởng có biết nghệ thuật cao cường của nhà quân sự là luôn luôn tạo được thế bất ngờ để tấn công quân địch không?
Thấy hắn còn ngơ ngác chưa hiểu ý anh, Vũ thấp giọng thì thầm:
- Thái độ vừa qua của ông coi như đã báo động cho Nhiệm biết ý định của Thủ tướng Diệm sẽ tấn công trước bọn Soái trong một ngày gần đây, rất gần, phải không nào? Theo tôi, Thủ tướng không bao giờ chỉ thị cho ông làm như vậy. Tôi rất rõ tính tình trầm tĩnh của Thủ tướng.
Tên tỉnh trưởng há miệng kinh ngạc, trố mắt thìn Vũ. Trước ngón đòn đột ngột, trong lúc không kịp suy nghĩ, hắn ngờ ngợ Vũ là người của Diệm. Hắn ngơ ngác hỏi:
- Ông công cán nói sao? Không lẽ tôi lại báo động cho chúng biết?
Vũ nghiêm giọng tấn công:
- Chỉ tinh ý một chút là thấy rõ, cần gì phải báo nhỉ? Trước thái độ khinh thường của ông, Nhiệm có thể tự hỏi, ông tỉnh trưởng dựa vào lý do gì để có thể lạnh nhạt với phái đoàn liên Bộ đi kiểm tra? Dựa vào thế Thủ tướng chăng? Chưa đủ! Chỉ nội nhật ngày mai thôi, Nhiệm về Bộ, ký lệnh cách chức ông. Thủ tướng sẽ chọn Nhiệm hay chọn ông ở lại tại chức? Thủ tướng chưa đến lúc hành động thẳng tay, còn giữ bí mật để tạo thế bất ngờ, "sét đánh không kịp bưng tai". Dù có thương ông cách mấy, Thủ tướng cũng buộc phải bỏ ông, để chiều lòng bọn Soái vì quyền lợi quốc gia. Vậy dựa vào Thủ tướng chưa đủ, phải có yếu tố gì đó khiến cho ông, một viên chức dưới quyền dám coi thường Nhiệm? Nhiệm phải đoán ra, có thể là Thủ tướng đã phát lệnh cho ông tiêu diệt Soái thì ông mới có thái độ chống đối ra mặt như vậy. Trong số họ, chẳng phải đều là ngu xuẩn hết, để không có kẻ suy luận ra điều đó.
Mồ hôi vã ra trên vừng trán quá thấp, hai bên má đầy thịt co giật, tên tỉnh trưởng mất hẳn vẻ kênh kiệu run như lên cơn sốt. Vũ không bỏ lỡ thời cơ, không để hắn lấy lại tinh thần, anh dồn tiếp:
- Tôi sợ, với loại anh chị võ biển như Năm Lửa, hắn rất ưa dùng thế "tiên hạ thủ vi cường". Sau khi nghe Nhiệm kể rõ về thái độ của ông, hắn cũng suy luận như tôi vừa suy luận. Thế là chính ông bị bất ngờ chứ không phải bọn chúng. Thua được tôi không dám đoán chắc thuộc về ai, nhưng ông, vâng chính ông, đã làm hỏng kế hoạch của Thủ tướng chuẩn bị cho một chiến dịch quy mô hoàn hảo.
Với thái độ cầu cứu, bám víu của một kẻ sắp chết chìm, tên tỉnh trưởng nắm chặt tay Vũ kéo vào văn phòng riêng bên cạnh đó, vừa mời Vũ ngồi, hắn hào hển thưa:
- Dạ thưa ông công cán, đúng như lời ông. Thủ tướng sẽ mở chiến dịch Thoại Ngọc Hâu, nhưng đang trong giai đoạn chuẩn bị, chưa có lệnh, và chưa rõ lúc nào khởi sự. Nhưng với cách chuyển quân thế này, chưa thể một vài ngày tới mở màn được. Mà chậm chỉ vài ba ngày thì tôi đã bị mất chức hoặc nếu Soái đánh trước, tôi không lâm nguy về Soái cũng bị trừng tri vì quá dại dột. Nghe ông công cán chỉ dạy, tôi giật mình biết là phạm phải sai lầm lớn. Xin ông che chở tôi, tôi không dám quên ơn ông.
Vũ đã thành công. Anh đã tính trước đến hai điều thuận lợi: một là thái độ kín đáo của anh, của một người Bắc di cư, có vẻ là người của Diệm chứ không thể là tín đồ Hòa Hảo hay tay chân của Soái. Hai, anh đã suy đoán trên cơ sở thực tế đúng như tên tỉnh trưởng đã được biết về ý đồ của Diệm. Vũ an ủi hắn:
- Tôi đảm bảo với ông, còn tôi trong Bộ Nội vụ thì Nhiệm không thể cách chức ông được Nhưng ngay từ lúc này ông phải sửa lại thái độ sai lầm vừa rồi, vuốt ve Nhiệm cùng đại diện bốn Bộ tùy tòng, để xóa đi những ấn tượng nghi ngờ. Mặt khác, ông phải thực hiện đúng chỉ thị của Thủ tướng, hiện là Tổng tư lệnh quân đội quốc gia, chuẩn bị chu đáo hướng đánh của phía ông. Lực lượng Cần Thơ coi như được công đầu nếu chiếm gọn sào huyệt của Soái và cá nhân ông, - Vũ cười cười thái độ tỏ ra vui vẻ - bước thang danh vọng đã đặt ở sát chân ông đó!
Tên tỉnh trưởng trở nên rạng rỡ. Hắn đứng dậy mở khóa tủ sắt lấy ra một cặp bìa trịnh trọng đem lại mở ra được trước mặt Vũ:
- Tôi nhớ ơn ông công cán trọn đời. Nếu không có ông, tôi tin rằng với lầm lỗi vừa qua, Nhiệm chắc chắn sẽ đuổi tôi ra khỏi tòa tỉnh này, đúng như ông nói. Vì quyền lợi quốc gia, cụ Thủ tướng không thể bênh tôi được. Tôi hứa sẽ lập công trong chuyến này để chuộc lỗi. Đây ông công cán xem...
Hắn giở từng trang văn kiện:
- Lệnh của Thủ tướng giao cho tôi hướng tấn công phối hợp với toàn chiến dịch, còn tập này là phó bản chiến dịch "Thoại Ngọc Hầu" do đại tá Dương Văn Minh và ngài Nguyễn Ngọc Thơ chỉ huy, đánh địch cả hai mặt quân sự và chính trị. Phần cuối cùng là các phương án vạch ra để chỉ huy trưởng liên quân tại Cần Thơ mà Thủ tướng giao cho tôi lãnh đạo để tấn công vào sào huyệt Cái Vồn, cùng với cánh quân Long Xuyên dồn địch thành nhiều mảng, bao vây, tiêu diệt, chặn đường chúng chạy vào Đồng Tháp...
Vũ tranh thủ lướt qua từng đoạn, nắm vững những vấn đề chính trong tài liệu. Chẳng bao lâu anh đã gập lại, trao trả cho hắn:
- So sánh thì lực và thế của ta mạnh hơn đích quá rõ ràng. Giừ được bí mật hướng tấn công chính và bất ngờ, chiến dịch mau kết thúc thôi.
Tên tỉnh trưởng cất bản tài liệu tuyệt mật vào tủ sắt rồi quay lại, vắn trịnh trọng:
- Vừa rồi ông Thơ có ghé Cần Thơ nói Thủ tướng đòi hỏi chỉ trong phạm vi một tuần lễ phải giải quyết xong. Kéo dài vừa bị mang tiếng là có nội chiến, vừa tạo cớ để Pháp và Việt Minh can thiệp thì rất nguy hiểm. Chính vì vậy mà Thủ tướng chủ trương tập trung mạnh, đánh mau, ổn định tình hình sớm hơn, để đưa ra chiến dịch "tố cộng, diệt cộng", tần công phong trào đòi thi hành hiệp định đình chiến đã bắt đầu có ở một số nơi. Vì vậy, chủ trương của "chiến dịch Thoại Ngọc Hầư" nhắm vào mục tiêu chính là Việt Minh cộng sản – hắn đưa bàn tay lên trán vỗ nhè nhẹ, như để nhớ lại trong tập tài liệu vừa cho Vũ xem - vâng, thủ Tướng đã nhấn mạnh: "... Phải tranh thủ tiễu trừ gọn, mau bọn phiến loạn để hướng vào nhiệm vụ chính, tiến thẳng vào các vùng căn cứ cũ của Việt Minh. Chúng ta chớ nương tay đối với chúng, mà phải đào tận gốc, bứng tận rễ "... Mới tuần qua, chúng tôi được Thủ tướng triệu tập về Sài Gòn để huấn thị. Viên quận trưởng Điện Bàn tỉnh Quảng Nam là Trần Quốc Thái, đã báo cáo những kinh nghiệm mà hắn thu lượm được trong chiến dịch "tố cộng, diệt cộng". Theo hắn nói, chỉ một đêm, một mình hắn đã phải giết bốn mươi tên Việt Minh bằng dao găm, chặn đứng cuộc biểu tình tiến công vào quận ly. Cụ Thủ tướng nghe đã đập mạnh nắm tay xuống bàn, dằn giọng: "Chúng ta muốn sống muốn đứng vững, phải mạnh tay. Chỉ có thể nói chuyện với Việt Minh cộng sản bằng vũ khí..." Thưa ông công cán, đúng vậy đó. Chúng tôi không ngán bọn phiến loạn Soái Cụt dù chúng được vũ trang hùng hậu, mà sợ lớp dân chúng tay không đấy.
Tên tỉnh trưởng nheo mắt lắc đầu, rồi chăm chăm nhìn Vũ như muốn được nhận thấy ở anh một thái độ đồng tình. Vũ hiểu là hắn đang cố gắng làm vừa lòng anh. Hắn muốn nói ra những điều tối mật, để tự chứng minh hắn thuộc loại tay chân tin cậy của Diệm. Vũ đứng lên vỗ nhẹ vai hắn:
- Đúng vậy, bọn phiến loạn không đủ làm cho ta lo. Mối lo của ta chính là Việt Minh kia.
Thôi nhé, ông có thể yên tâm, tôi phải ra với Nhiệm.
Hắn xun xoe:
- Thưa lòng công cán, ông Nhiệm đã không bằng lòng về thái độ của tôi vừa rồi...
Vũ chặn lại, mách nước:
- Việc đó theo tôi ông tỉnh trưởng phải đóng kịch lại cho khéo. Ông ra mời Nhiệm vào phòng riêng để phân trần, lấy cớ là tai mắt của Thủ tướng ở đây không ít, nếu công khai thiên về phe ông Soái, chưa kịp giúp được gì mà đã mất chức rồi. Sau đó ông hứa sẽ kín đáo ủng hộ. Tôi tin, Nhiệm sẽ không buồn ông, ngược lại sẽ thông cảm ông hơn.
Tên tỉnh trưởng nắm chặt tay Vũ lắc lắc:
- Thành thật biết ơn ông công cán, tôi xin làm theo lời ông dạy.
Tỉnh trưởng Cần Thơ quả không thiếu khôn ngoan gây lại được cảm tình với Nhiệm. Trong bữa tiệc chiêu đãi, Nhiệm tỏ ra vui vẻ, ăn uống và nói năng cởi mở nhiều. Rồi trong buổi tiễn đưa, có phần lưu luyến.
Đoàn xe xuống phà. Vũ rời xe bước ra phía trước mũi, nhìn khúc sông mênh mông. Dòng nước mang phù sa màu mớ chảy về xuôi. Anh lại nhớ đến sông Hồng. Nhớ Hà Nội, các đồng chí... Nhớ sông Mã và mẹ ở quê nhà! ... Vũ biết là phải luôn luôn tỉnh táo, nhưng cũng không tránh khỏi những phút nao nao như lúc này. Anh quay lại khi Huỳnh Văn Trọng bước đến đứng sát bên anh, thì thào:
- Chú thuyết phục thế nào mà tên tỉnh trưởng quay ngược một trăm tám mươi độ, từ láo xược trở nên dễ dạy như thế?
Vũ mỉm cười đáp với ý định đã có sẵn:
- Lẽ phải chỉ có một, ai biết điều cũng phải khuất phục trước lẽ phải. Viên tỉnh trưởng cũng là người biết điều đó, tôi chỉ bàn chuyện phải trái với hắn thôi.
Trọng cũng cười theo, không hỏi thêm, bắt qua chuyện khác. Vũ biết anh ta tuy hỏi nhưng chẳng mấy quan tâm đến việc đó. Trọng vẫn vậy là người nhiều tình cảm, có thiện chí, chỉ tiếc là chưa được ai hướng dẫn, để cứ buông xuôi theo cuộc sống tùy thời. Vũ đã có ý định, nếu được phép của Trung tâm anh sẽ cảm hóa Trọng. Vũ tin, nếu Trọng được giác ngộ cách mạng, sẽ trở thành người có tác dụng không ít.
Phà đã cặp bờ. Phái đoàn ghé thăm Tổng hành dinh Cái Vồn, nhưng Soái ở Sài Gòn, không có mặt. Vũ một mình đi vòng quanh căn cứ và qua tiếp xúc đã làm quen được một số sĩ quan đàn em dưới Soái. Trên đường về đến tòa tỉnh Long Xuyên, điểm cuối cùng của chương trình kinh lý, Nhiệm được đón tiếp khá thân thiện. Vũ thấy rõ cái nham hiểm của Nguyễn Ngọc Thơ, có trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo tỉnh này. Còn Nhiệm thì tỏ ra hân hoan trước cảnh đón tiếp nồng nhiệt. Y quả là nông cạn!
Mười ngày dành cho cuộc thanh tra sáu tỉnh đã chấm dứt. Ngồi trên xe, Vũ nghĩ đến Sài Gòn đang chuyển biến từng ngày, mà không khỏi sốt ruột. Anh muốn mau trở về, dù đoàn xe đang lao với tốc độ trăm cây số giờ. Nhìn quãng đường tráng nhựa thẳng tắp như tấm băng chuyền cuốn vào gầm xe, tải theo hai bên đường những người đi bộ, những xe đạp, đôi lúc cả trâu bò, Vũ nghĩ đến xã hội đang nằm trong tay kẻ thù, cũng quay cuồng cuốn hút đồng bào ta vào cái guồng máy điên loạn của đế quốc. Chúng đang âm mưu tập họp những nanh vuốt, những nọc độc tấn công vào nhân dân miền Nam, mà Vũ là một trong những nhân chứng, đã nhìn thấy tận mắt hành động của chúng từ lúc vừa mới manh nha.
Tại dinh Norodom, Ngô Đình Diệm dành trọn buổi sáng họp với hai Quốc vụ khanh Trần Văn Soái và Nguyễn Thành Phương. Cả ba ngồi đối diện trước khay trà ướp sen. Diệm tự tay pha, rói từng chung trà nhỏ mời hai viên tướng.
Thói quen đá thành cố tật, Diệm không nhìn thẳng vào mặt người đối thoại, hai cùi tay dựa trên thành ghế xa-lông, bàn tay nọ úp lên trên bàn tay kia, xoa nhẹ. Cúi đầu chăm chú nhìn như để kiểm soát công việc của hai bàn tay máy động, Diệm chậm rãi, nhỏ nhẹ:
- Tôi với hai ông đều là người có đạo, tuy mỗi đạo khác nhau, nhưng chúng ta cùng chung chí hướng, quyết không đội trời chung với Việt Minh cộng sản. Tôi rất mừng được cả hai ông thực lòng cộng tác. Chúng ta phải thừa nhận đương đầu với Việt Minh không phải là việc dễ, bằng cớ là Pháp đã bị thảm bại. Có điều chưa hẳn Pháp bị thua Việt Minh vì yếu sức, mà chính vì không biết tranh thủ lòng dân. Sai lầm của Pháp, của những chính phủ Việt Nam trong Liên hiệp Pháp trước đây, là xua dân chạy theo Việt Minh, nguyên nhân chủ yếu đưa đến thất bại. Nhiệm vụ của ta, phải kịp thời sửa lại. Phải lôi kéo dân chúng về với ta. Phải làm sao để dân thấy ta có chính nghĩa. Phải bảo vệ quyền lợi tính mạng cho dân, không gieo rắc thêm tai họa lên đầu họ. Ở trong thành phố này, người ta đã chán ngấy nạn sòng bạc, nạn gái điếm, nạn cướp bóc do lính của ông Viễn gây ra. Bao nhiêu người đã tan cửa nát nhà. Tôi suy nghĩ mãi, chưa biết giải quyết cách nào cho vui lòng ông Viễn lại được lòng dân. Kéo dài thêm, ta lại đi theo vết xe đổ của những kẻ đi trước. Tôi mời hai ông đến, nhờ hai ông giúp ý cho tôi.
Diệm vừa dứt lời, Nguyễn Thành Phương đã xun xoe hưởng ứng:
- Thưa cụ Thủ tướng, cứ theo thiển ý của tôi nên trệu tập nội các khẩn cấp, đưa vấn đề này ra giải thích. Sau đó cụ ra quyết định cho ông Viễn thi hành. Cần phải dẹp ngay ba cái sòng bạc, nhà điếm đó đi là vừa, dân phàn nàn nhiều quá rồi.
Khác với Phương, Soái ngồi im suy nghĩ. Tuy vô học, nhưng nham hiểm chẳng thua ái, Soái tỏ ra thận trọng. Soái nhớ câu chuyện từ ngày còn lái xe chở khách. Để thu ngắn thời gian trong chuyến xe chạy đường dài, một hành khách đã kể chuyện ba con cáo đói, luận bàn thương xót con mồi trước khi ăn thịt. Lúc này nghe Diệm giải thích nào "vì chính nghĩa", nào "để được lòng dân", cần dẹp các sòng bạc ở Đại thế giới và các "động" ở khu giải trí Bình Khang, Soái thấy con cáo tinh ranh đã bịp hai con bạn thương mồi bỏ đi, để một mình nó độc chiếm. Có thể Diệm bịp được Phương, còn Soái quyết chẳng chịu bị lừa. Sau vài phút ngẫm nghĩ, Soái lựa lời:
- Như lời Thủ tướng vừa nói, tôi thấy quả Thủ tướng có tình có lý đối với ông Bảy. Việc này tôi xin đề nghị Thủ tướng nên bàn thẳng với ông Bảy thì thỏa đáng hơn.
Diệm mỉm cười, giơ bàn tay có những ngón ngắn mập chỉ vào khay nước:
- Mời hai ông dùng trà.
Diệm vừa nhấp trà vừa suy nghĩ. Lát sau nói tiếp:
- Tôi thật khó xử. Nếu chỉ dùng lệnh của chính phủ buộc ông Viễn phải chấp hành, có phần dễ đấy. Nhưng tôi lại muốn ông Viễn nghĩ đến quyền lợi của đại cuộc để tự mình xử lý mới tốt. Vì thế, tôi mới có ý định mời hai ông, vốn là bạn thân, bạn lâu năm của ông Viễn - Diệm nhấn mạnh hai tiếng "bạn thân", và tủm tỉm cười - đại diện cho chính phủ đến để bàn với ông Viễn, như thế tiện nói với nhau hơn.
Phương lại một lần nữa tỏ ra sốt sắng:.
- Chúng tôi sẵn sàng nhận chỉ thị của cụ Thủ tướng đi gặp ông Bảy để bàn về việc này.
Theo tôi nghĩ, ông Bảy từ lâu đã được tiếng là người biết phải trái, lẽ đâu cố chấp?
Soái ngơ ngác ngó sững Nguyễn Thành Phương như muốn xác định mối nghi ngờ đã có trong lòng mình. Phương đã quay lưng lại với Viễn rồi sao? Soái nghĩ, nếu không có cách đỡ cho Viễn, thì ít ra cũng nên giữ được thái độ vô hại đối với người bạn đồng phe, ở đây Phương đã đứng về phía Diệm. Soái băn khoăn và im lặng.
Diệm bỗng cất tiếng cười "hình hịch", liếc xéo vào mặt Soái, rồi cúi đầu kiểm soát hai bàn tay:
- Ông Phương nòi vậy thôi chớ tôi thấy ông Viễn... khác hai ông nhiều mặt. Như tôi đã nói, hai ông là người có tín ngưỡng, quyết một sống một chết với chủ nghĩa vô thần. Chúng ta có lý tưởng chống cộng sản tới cùng. Ông Viễn vốn không theo một tôn giáo nào, lại là người đã từng cộng tác với Việt Minh mấy năm trước đây, giả như Việt Minh thắng, chiếm trọn miền Nam, ông Viễn vẫn còn đường sống nhờ tình bạn cũ xưa che chở. Tôi tự hỏi, vì sự nghiệp chung của đất nước, ông Viễn có chịu hy sinh mỗi ngày một triệu đồng lợi tức thu được ở các sòng bạc, các khu chứa gái, tiệm hút hay không? Trong khi đó ba bốn triệu dân của thành phố này đã căm hờn tai họa tứ đổ tường tàn phá cuộc sống của bao nhiêu gia đình trong số họ?
Diệm ngừng lại. Thành Phương liên tục rít những hơi thuốc dài, hắn khẽ mỉm cười lắc đầu rồi lại bình thản ngó theo khói thuốc vồng lên. Ngược lại, Soái bồn chồn, nóng nảy. Hắn nhìn phần vòng tròn của chiếc bàn xa-lông cỡ lớn, tưởng tượng ra vành móng ngựa tòa án, nơi Viễn gục đầu nghe Diệm luận tội, mà bản án thì đã định sẵn rồi? Vẫn cái giọng đều đều, Diệm tiếp:
- Hai ông nghĩ kỹ đi! Chính quyền của chúng ta, nếu không thực thi được cái gì khác trước, không bảo đảm được cuộc sống hạnh phúc của dân, không đem lại quyền lợi trước mắt cho họ... thì chẳng khác gì các chính quyền của người Pháp trước kia mà dân họ đã chán ghét và căm thù. Họ sẽ chứa chấp Việt Minh, tiếp tay với Việt Minh, đồng tình diệt chúng ta. Trong khi đó, tất cả chúng ta hiện đang trông vào ông Viễn, với năm ngàn công an Bình Xuyên, năm ngàn lính tự vệ toàn là bọn vô học, không biết nghiệp vụ, ngược lại chỉ lo cướp đoạt, làm tiền, trở nên đui mù trước cảnh ra vào thành phố của bọn Việt Minh. Chính quyền này còn có cớ tồn tại, mạng sống của chúng ta và gia đình còn được an toàn, cần phải cương quyết thay ngay toàn bộ lực lượng công an cảnh sát, có đủ khả năng bảo vệ chính quyền và an ninh thành phố. Cả vấn đè này nữa, ông Viễn có vui lòng không? Nếu như ông ta không chịu mất không một triệu đồng lợi tức hàng ngày, không chịu giao ngành công an cho Chính phủ, chúng ta phải làm sao đây? Chịu bó tay chờ chết chăng? Việt Minh chắc chắn không bỏ lỡ thời cơ!
Diệm ngưng lại, hơi ngước mắt lên nhìn cả hai người một thoáng và mỉm cười. Nguyễn Thành Phương nhúc nhích hai bên vai, hèm giọng theo thói quen mỗi. khi hắn định nói gì:
- Cụ Thủ tướng đã nhìn xa thấy rộng, giảng giải đúng quá. Tình trạng này mà còn kéo dài quả là nguy hiểm. Chúng tôi xin cố gắng bàn phải trái với ông Viễn.
Diệm khẽ hất hàm:
- Nếu ông ta vẫn không chịu?
Phương im lặng. Soái bồn chồn nghĩ thầm, phải chăng cả Diệm lẫn Phương đang sắp xếp đẩy mình vào cái thế bất nghĩa với Viễn và theo phe chúng? Soái kiên nhẫn ngậm miệng chờ. Có lẽ thấy cả hai không có phản ứng, Diệm thở dài não nuột, biểu lộ sự trách cứ:
- Chính tôi cũng tự hỏi mình, nếu ông Viễn khăng khăng không chịu đặt quyền lợi sống còn của miền Nam này trên quyền lợi cá nhân của ông ta, tôi sẽ tính sao? Tôi tin toàn nội các chính phủ, quân đội quốc gia, lực lượng của phía các ông, cả triệu đồng bào di cư Bắc Việt bỏ Việt Minh trốn vào đây... nhất định không vì cá nhân ông Viễn để nhắm mắt buông xuôi chờ cộng sản vào giết hại. Tình cảm giữa ông Viễn và tôi buộc tôi phải cân nhắc. Cả hai ông cũng cần cân nhắc như tôi. Đến lúc chính phủ, quân đội, quyết hy sinh ông Viễn vì sự nghiệp chung, hai ông và tôi không thể vị tình riêng đứng về phía ông Viễn. Tôi thiết nghĩ, hai ông nên giúp ông Viễn ngay từ lúc này, để ông ta thấy được vấn đề sớm hơn, tự mình giải quyết chớ để trăm ngàn quân đội chính phủ ra tay. Tới lúc đó, cả ba chúng ta chỉ còn đứng ngó, vô phương cứu giúp.
Tới đây, Diệm coi như đã giải thích đầy đủ trước khi giao nhiệm vụ cho hai Quốc vụ khanh. Hắn chẳng cần, nếu trong hai tướng kia còn có người nào thắc mắc hoặc âm thềm chống đối. Hắn đứng lên, giơ tay cho Soái rồi cho Phương bắt, nhưng không quên nhắc khéo:
- Tôi chờ tin thắng lợi của hai ông chiều mai, có thể bằng điện thoại.
Sau khi lạnh lùng từ giã Nguyễn Thành Phương, Trần Văn Soái ngả mình trong xe trên đường trở về nhà. Hắn đã thấy rõ ý đồ của Diệm, muốn gián tiếp buộc cả hai lực lượng Soái - Phương phải án binh bất động, để tự do diệt Viễn. Với gần trăm ngàn binh sĩ dưới quyền, hàng chục tướng tá tốt nghiệp ở các quân trường bên Pháp đang quay đầu thờ chủ mới, cùng hàng triệu đô Diệm đang có trong tay, rõ ràng Viễn không phải là đối thủ đương đầu được. Số phận của Viễn đã đến ngày cáo chung!
Soái chợt nghĩ đến thân phận mình, mồ hôi vã ra trên vầng trán đã có nhiều vết nhăn. Phải, cả hắn, cả Phương, lúc này cũng không còn đủ cân lượng để nói bằng sức mạnh nếu Diệm gom luôn tất cả chung vào số phận với Viễn. Hay là "ai chết mặc ai, hãy lo lấy phận mình"? Soái lắc đầu nghĩ đến nụ cười khinh miệt của Diệm, đến câu dặn cuối cùng của hắn: "Chờ tin thắng lợi bằng điện thoại". Chắc chắn hắn không dừng lại khi đã diệt xong Viễn, cũng như hắn đã ra lệnh cho mình và Phương thi hành mà không cần chờ kết quả. Nét mặt bình thản, hân hoan của Nguyễn Thành Phương vừa rồi hiện tiếp lên. Soái cảm thấy lạnh buốt ở sống lưng. Phải chăng Phương đã bị những đồng đô-la khuất phục?



Xem trang:
[1][2][3][4][5][6][7][8][9][10][11][12][13][14][15][16][17][18][19][20]
[21][22][23][24][25][26][27][28][29][30][31][32][33][34][35][36][37][38][39][40]
[41][42][43][44][45][46][47][48][49][50][51][52][53][54][55][56][57][58][59][60]

TOP WAP WORLDWIDE


mobiV trang ch

© GIAITRI102.TK
Thanks to XTGEM