The Soda Pop
Không bấm vùng phía trên kẻo mất tiền nhé!

Ngừng giây lát, Nhu hất hàm, trở lại vẻ lạnh lùng lúc đầu:
- Anh đã giải quyết con bé rồi chứ?
Vị cười tự đắc:
- Dạ rồi, thưa ông Cố vấn. Chỉ thiếu thận trọng một ly thôi, có thể tôi đã bị nguy hiểm với con bé rồi.
Hắn lấy khẩu súng ngắn và con dao găm trong túi ra đặt lên bàn, rồi tiếp:
- Con bé giấu kín hai vật này ở dưới bắp chân, tôi không hề phát hiện ra. Nó đúng là thú dữ.
Nhu vừa ngắm nghía hai thứ vũ khí, vừa gật gù:
- Theo lời tên Thinh, cháu của mụ Soái, thì Bảy Liệng chỉ huy gần hai trăm lính gái, giỏi võ, gan lì, được vợ chồng Soái tin cậy nhất. Chính tôi đã nói với anh trước rồi.
- Thưa vâng, nhớ lời dặn của ông Cố vấn, tôi đã ra tay trước đúng lúc nó hoàn toàn bất ngờ.
Hình như Nhu đã nôn nóng, hắn nhìn chiếc túi xách, với giọng ra lệnh:
- Anh cho tôi coi chiếc túi da đi!
Đại úy Vị hấp tấp kéo khóa, lôi từ trong chiếc xắc du lịch, một chiếc túi da gói kỹ trong lớp áo cũ trịnh trọng bằng hai tay đưa cho Nhu. Nhu cố ý giữ thái độ thờ ơ mở túi ngó sơ qua rồi đặt ngay lên mặt bàn, giọng hắn trở nên thân mật:
- Chúng ta đang trong tình trạng thiếu trước bụt sau. Người Mỹ còn dè dặt thăm dò, chưa phóng tay viện trợ. Ngân quỹ quốc gia có được số này quả là ơn trên đã phù hộ chúng ta. Thay mặt Thủ tướng và Chính phủ, tôi ghi công đầu về phần "thiếu tá..."
Nhu đưa bàn tay cho đại úy Vị nắm chặt bằng cả hai tay. Hắn xúc động được vinh thăng thiếu tá quá bất ngờ, trong khi Nhu cười cởi mở:
- Để mừng công thiếu tá, chúng ta phải uống nhé? Nào, anh qua phòng kia - Nhu chỉ cánh cửa bên trái còn khép kín - mở tủ rượu lấy chai champagne đem ra đây, mình cụng ly.
Vị nhanh nhẹn đứng lên tiến về phía vách trái, mở cửa bước vào phòng cạnh đó. Chỉ trong mấy giây ngắn ngủi, từ phòng bên vang ra một tiếng động mạnh, tiếng động của một thân người rớt xuống nền nhà, rồi im lặng. Nhu lạnh lùng khoan thai đứng dậy, đi lại phía cửa, đứng yên nhìn vào. Đây là phòng rửa mặt riêng, nhưng có tủ lạnh, có tủ buffet, cánh cửa còn mở, phía dưới sàn, thiếu tá Vị nằm yên không động.
Nhu từ từ bước đến bên cạnh, cúi xuống rút trong lần áo sơ mi phía trước bụng Vị khẩu súng ru-lô, bình thản, nhằm vào đầu viên tân thiếu tá, bóp cò. Tiếng nổ như bị nghẹn tắc, không âm vang lớn, làn khói mỏng tan ngay. Từ lỗ nhỏ bên thái dương nạn nhân rịn máu, cặp mắt kinh ngạc còn mở lớn ngó vào khoảng không. Viên thiếu tá đã ngã xuống và hôn mê ngay từ lúc mở cánh cửa tủ, bộ phận tự động bên trong bắn ra một luồng hơi cực độc. Giờ thì hắn đã chết hẳn, mang theo một bí mật về cái tài sản tỉ phú, cái công lớn mà hắn vừa hoàn thành!
Nhu lấy chiếc khăn trong túi quần lau khẩu súng, thận trọng lót tay đặt báng súng ấn mạnh vào bàn tay phải của tử thi, rút tấm hình Bảy Liệng còn trên túi Vị bỏ vào túi mình. Hắn lặng lẽ ra khỏi phòng, khép cửa, đi đến bên sa-lông, ngồi xuống ghế. Hắn dùng hai ngón tay ám khói nhón một điếu thuốc Melia trong hộp sơn mài, bật quẹt ga châm hút. Vài phút sau, hắn đứng dậy cầm theo chiếc túi da, đi lại bàn giấy, ngồi xuống chiếc ghế có trục xoay. Sau lưng ghế là chiếc tủ sắt cao hơn đầu người, mặt tủ nổi rõ bốn ổ khóa số mạ kền sáng bóng.
Hắn dốc chiếc túi da xuống lòng cái khay tre đựng thư từ, những hạt kim cương tràn xuống cùng với những vòng ngọc, dây chuyền bạch kim và lác đác vài món trang sức bằng vàng. Bằng hai ngón tay, Nhu cào đi gẩy lại, những viên đá quý chuyển động theo chiều tay, ánh sáng phản chiếu lên mặt hắn đang nghiêng nghiêng ngắm nghía. Nhu vừa rít từng hơi thuốc lá dài vừa đùa chơi với cái tài sản không nặng về trọng lượng nhưng khổng lồ về giá trị, cái tài sản mà vợ chồng Năm Lửa đã dành dụm gàn trọn đời bằng máu của đồng bào giờ đây đã nằm gọn trong tay Ngô Đình Nhu. Trong phòng im ắng về đêm, chỉ còn chiếc đồng hồ treo tường từng giây gõ nhịp đanh và đều. Gần mười phút trôi qua, Nhu chầm chậm nhặt từng nhúm hạt xoàn, từng chiếc vòng ngọc bỏ lại vào túi da, kéo khóa, đứng lên mở tủ sắt lớn đặt vào ngăn trong. Ngồi xuống ghế quay qua phải, Nhu uể oải nhắc ống điện thoại dùng trong nội thất:
- Thiếu tá Cương? Đến phòng tôi.
Nhu vừa đốt xong điếu thuốc, thiếu tá Cương đã mở cửa vào. Hắn khoảng bốn mươi tuổi vận quần áo dân sự, tóc để thấp, chải bóng láng, khuôn mặt hơi dài, dôi mắt nhỏ so với sống mũi cong vòng, cặp môi tai tái, ẩn hiện sắc thái lạnh lùng, thâm độc.
- Thiếu tá Cương có mặt.
Nhu ngoắc tay:
- Ngồi xuống đi.
Bằng giọng nói rầu rầu, Nhu kể lể:
- Đại úy Vị có nhiệm vụ trực căn biệt thự số 5 Vigerie. Trưa nay anh ta bắt cóc một cô gái đưa về đó. Hình như cô gái quê có ít vàng tiền gì đó, anh ta đã giết và đoạt số vàng. Tôi bất ngờ phát hiện, rất bực anh ta đã làm ô danh sĩ quan Quân lực Quốc gia, tạo tiếng xấu cho Thủ tướng. Tôi kêu về đây vừa nẹt cho một trận. Có lẽ quá sợ, nhân lúc xin qua phòng bên rửa mặt hắn đã tự bắn vào đầu, chết ngay ở đây.
Nhu hất đầu về phía cửa bên phải, viên thiếu tá quay mặt nhìn theo, rồi đồng lúc cả hai quay đầu lại, bốn mắt nhìn nhau, Nhu tiếp:
- Với ý định la rầy cho qua, không ngờ anh ta... - Nhu ngập ngừng lắc đầu biểu lộ thương tiếc - Có thể vì tôi mắng quá lời, anh ta không chịu nổi, mắc cỡ!
Nhu đẩy nhẹ hộp thuốc lá qua cho viên thiếu tá sau khi nhón một điếu. Cả hai đốt thuốc yên lặng nhìn làn khói vươn cao, đăm chiêu giây lát như kềm cho cơn xúc động qua đi. Nhu cao giọng:
- Thôi lỡ rồi! Anh phải làm ngay mấy việc. Tẩm liệm đại úy Vị, lấy máy bay đưa xác về Quảng Trị giao cho gia đình. Qua trung tá Đinh Sơn Thung, Bộ Quốc phòng, chỉ thị làm giấy báo tử, hy sinh vì công vụ, bị phiến loạn Ba Cụt phục kích sát hại. Xuất hai trăm ngàn tiền thưởng và truy thăng thiếu tá, vợ con được hưởng tiền tuất. Còn xác cô gái bên số 5, thủ tiêu ngay đêm nay. Anh giải quyết hai việc, tranh thủ sớm nhất. Nội vụ chỉ riêng anh và tôi biết thôi. Hiểu chứ?
Từ đầu đến khi nhận xong lệnh, viên sĩ quan tùy viên cố vấn Chính phủ vẫn giữ thái độ phục tùng đến lạnh lùng, không một nét thay đổi trên mặt, ngay cả khi được báo tin người bạn thân, người chiến hữu của hắn tự sát. Hắn đứng phắt dậy, lập nghiêm, nhấn giọng:
- Tuân lệnh ông Cố vấn, tôi hiểu.
Nhu cúi đầu xuống, nhìn tập giấy trước mặt, tỏ ý hắn cần tiếp tục làm việc, chỉ thốt ra mấy tiếng gọn sắc:
- Xong rồi, anh đi đi!

2.
Trong phòng làm việc của cố vấn chính phủ, Ngô Đình Nhu chăm chú nghe Trần Kim Tuyến, giám đốc Sở Nghiên Cứu Chính Trị - thực chất là cơ quan mật vụ - trình bày về lý lịch và hoạt động của người phụ tá mới của hắn:
- Lê Nguyên Vũ sinh năm 1926 tại Thanh Hóa. Là đồng hương với tôi, tôi ở Nga Sơn, anh ta ở huyện Hoằng Hóa. Cha, chú đều xuất thân từ khoa bảng, làm quan. Bác ruột là Lê Nguyên Phan làm tới Thị Lang Bộ Lại cùng thời Cụ nhà ta đang làm Thượng Thư trong triều đình Huế. Vũ học trường nhà chung Thanh Hóa bốn năm trung học, được linh mục Poncé bề trên nhà dòng đỡ đầu, có thể anh ta đã trở lại đạo hồi đó. Cha Crass xác nhận, mỗi lần từ Hà Nội vào thăm Cha Poncé đều gặp Vũ ở cạnh Cha, cả hai tỏ ra thân thiết. Năm 1950, Vũ ra Hà Nội tiếp tục học đại học Văn khoa, lại được linh mục Dưỡng, giáo sư triết học đỡ đầu. Năm 1951, cha Dưỡng giới thiệu Vũ tham gia hoạt động trong chi hội Hòa bình thế giới do Nguyễn Hữu làm chủ tịch, được cử phụ trách sinh viên. Hồi đó tôi cũng gia nhập nhóm sinh viên này. Để có tiền ăn học, Vũ đã xin dạy học tư tại trường trung học Ô Chợ Dừa, trường của Dòng Chúa cứu thế Hà Nội mở do linh mục Gagné làm hiệu trưởng. Vũ còn cộng tác viết cho tuần báo "Đạo binh đức Mẹ" của linh mục Nguyễn Ngà. Trong giấy giới thiệu, cha Gagné xác nhận Vũ là giáo viên dạy giỏi, tận tụy có tư cách tốt. Cha Nguyễn Ngà thì chứng nhận anh ta là một cây viết vững, sâu...
Tuyến lật từng tờ giấy trong hồ sơ, có những bản photocopy, bản đánh máy, hình phóng.
lớn của Vũ, nhưng Nhu tỏ vẻ không cần coi. Tuyến để vào chỗ cũ và tiếp:
- Trong hai năm sinh hoạt với nhóm sinh viên, tôi nhận thấy anh ta có trình độ chính tri, thông minh, có tư cách, trung thực với bạn. Cha Dưỡng tỏ ra mến trọng Vũ như bạn vong niên, không phân biệt thầy trò như đối xử với các sinh viên khác...
Chuông điện thoại reo, Tuyến phải dừng lại, Nhu uể oải dụi mẩu thuốc hút dở vào, gạt tàn, xoay người cùng ghế trục qua phía bàn nhỏ, trên bàn có một hàng ba máy điện thoại. Nhấc ống nghe, giọng Nhu hơi gắt:
- A lô? ... Tôi nghe đây... Được, năm giờ tôi qua.
Tuyến ngước nhìn đồng hồ trên tường: 15 giờ 30 (ngày 11-4-1956) rồi đốt thuốc châm hút, nhưng Nhu đã quay lại:
- Võ Văn Hải báo, ông Cụ và đại tá Lansdale đi nghỉ cuối tuần ở Long Hải đã trở về. Cụ dặn tôi lại ăn cơm chiều. Nào chúng ta tiếp tục.
- Vâng? Tháng 12-1954, Vũ từ Hà Nội di cư vào Sài Gòn một mình. Gia đình bị kẹt lại Thanh Hóa, điều này dễ hiểu thôi, vì anh ta làm sao dám trở về quê? Tại đây, Vũ chỉ có hai người thân thiết nhất: linh mục Dưỡng, Cha đỡ đầu và Hoàng Văn Trọng, anh em kết nghĩa. Trọng là bạn cùng học với cha Dưỡng, họ cùng nhau sống nhiều năm trong dòng Đa Minh ở Phi Luật Tân, ở Hồng Kông. Học mãi đến năm thứ năm Đại chủng viện, Trọng mới xuất tu ra Huế, lấy vợ, thi cử nhân luật, làm thẩm phán tòa án Thượng thẩm Huế. Năm 1949, chính phủ Nguyễn Phan Long mời Trọng ra làm bộ trưởng Nội vụ. Hai năm sau, Trọng về quê vợ, ở hẳn Hà Nội. Cuối năm 1954, Trọng di cư vào Nam, được bộ trưởng Huỳnh Văn Nhiệm mời ra làm đổng lý cho Bộ Nội vụ trong chính phủ Liên hiệp vừa qua. Cũng trong giai đoạn này, Trọng đã tiến cử Vũ làm phụ tá cho Nhiệm. Vũ có thông báo với tôi khi vào nhận việc tại Bộ Nội vụ chính tôi khuyên anh ta và cả Trọng, cứ làm ở Nội vụ, vì ở đâu cũng là công việc chung của Chính phủ. Sau khi bọn giáo phái từ chức, nội các cải tổ, Vũ được cha Dưỡng đưa về viết cho tờ báo "Tinh thần" của Nha tổng tuyên úy công giáo trong Bộ tổng tham mưu. Với khả năng và trình độ văn hóa của Vũ, ý kiến của Cha Dưỡng nên đặt anh ta ở vị trí xứng đáng, tôi đã mời Vũ làm phụ tá cho tôi để qua giúp anh Nguyễn Thiệu nắm "Phong trào Cách mạng quốc gia" đô thành bộ.
Tuyến đã trình bày xong, nhưng Nhu vẫn tỏ vẻ đăm chiêu, im lặng. Trong phòng chỉ có hai người, cánh cửa bọc da cách ly mọi tiếng động từ bên ngoài, lúc này càng nghe rõ hơn nhịp gõ đều đều của đồng hồ treo tường cùng động cơ rì rì của máy điều hòa. Lát sau, Nhu đi lên tiếng:
- Anh đã nghiên cứu kỹ tờ tố cáo của tên gì đó nhận là đồng hương với anh ta chưa?
Chính ông Võ Văn Trưng đã báo cho tôi tháng trước.
- Thưa anh rồi! Tên Nguyễn Gia tự khai từng làm phó chủ tịch xã, cán sự đoàn dân công, được phong chiến sĩ thi đua, bỏ trốn vào đây. Hắn phát hiện Vũ đang làm phụ tá tổng trưởng Nội vụ và lấy làm ngạc nhiên. Theo hắn, Vũ là Việt cộng chính cống - Tuyến nhấn giọng nhưng lại mỉm cười mỉa mai - nên rất thắc mắc khi thấy anh ta giữ một chức vụ cao trong chính phủ, đã tố cáo với ông Trưng, ủy viên Trung ương đảng là bà con của hắn.
Tuyến nhìn thằng vào cặp mắt lạnh lùng của Nhu, mạnh dạn:
- Theo tôi, từ các anh Kiều Công Cung, Trần Chánh Thành, Hoàng Trọng Bá, Lê Khắc Duyệt... nhiều anh em đã hoạt động trong hàng ngũ Việt Minh mãi đến khi biết rõ cộng sản và Việt Minh chỉ là một, họ trở về ngay với chính nghĩa quốc gia. Trường hợp Vũ không có chi khác biệt.
Nhu cau mày:
- Khác chứ.. Theo lời tố giác, Vũ đã được cộng sản kết nạp vào Đảng từ năm 1949!
- Thưa vâng, tên Gia khẳng định như thế, có điều hắn không phải là đảng viên cộng sản nên chẳng biết gì về tổ chức đảng. Hắn cố ý nhấn mạnh điểm này để tự đánh giá cho là quan trọng. Rõ ràng hắn có chủ ý hướng cho chúng ta tin nên đã làm tôi nghi ngờ chính hắn thiếu trung thực. Như chúng ta biết, Đảng cộng sản Đông Dương tuyên bố giải tán, tất nhiên là để rút vào bí mật, từ đó họ giữ kín tuyệt đối cả tổ chức lẫn con người, đứng ngoài chỉ nhìn qua hiện tượng mà suy luận rất dễ sai lầm. Ngay phía ta cũng thế, bất cứ ai đã cộng tác với chúng tôi, bên ngoài họ đều gắn cho là đảng viên "Cần Lao" hết. Phần Lê Nguyên Vũ, xuất thân từ một gia đình mà Việt Minh không đủ tin, làm sao họ có thể nhận anh ta vào Đảng cộng sản?
Cặp mày giãn ra, ánh mắt của Nhu dịu lại nhưng vẫn với giọng gay gắt cố hữu:
- Đối chiếu với lý lịch tự khai của anh ta, có chi đáng lưu ý?
- Thưa, Vũ không giấu giếm một điểm nhỏ nào. Năm 1945, gia nhập Đoàn thanh niên Cứu quốc. 1947, được tuyển vào ngành công an, công tác tại ty công an Thanh Hóa. Năm 1950, Việt Minh thực hiện chính sách tăng cường thành phần cố nông vào các cơ cấu chính quyền, Vũ bị loại khỏi công an, về ở tại xã địa phương, cũng là cơ hội thuận lợi để anh ta trốn ra Hà Nội.
Nhu vừa ngồi nghe vừa liên tục hút thuốc theo thói quen. Thấy Nhu chưa có ý kiến, Tuyến tiếp:
- Khi nhận bản tố giác anh chuyển qua, tôi đã đến gặp anh Lê Kiểu, hiện là bác sĩ quân y để thẩm tra lại. Từ năm 1945 đến 1950, anh Kiểu đã làm Phó chủ tịch ủy ban Kháng chiến hành chánh tỉnh Thanh Hóa, anh Kiểu không biết Vũ nhưng biết gia đình này, đúng là thành phần không được Việt cộng ưa chuộng. Hồi ấy anh Kiểu nói - hầu hết thanh niên có học đều hăng hái tham gia hoạt động kháng chiến chống thực dân, nhưng không phải ai cũng được vào đảng, tiêu chuẩn chủ yếu được kết nạp phải là thành phần cơ bản. Qua những nhận xét của anh Kiểu và số người khác nữa, tôi rất yên tâm trong vụ mời Vũ cộng tác. Sở nghiên cứu chưa có đủ người, hạng có khả năng như anh ta thì hiếm lắm..
Nhu vươn vai dựa vào thành ghế tỏ ra mệt mỏi. Năm mươi tuổi, trong gần mười năm chiến tranh vừa qua hắn quá long đong, thời trai trẻ lại lao vào cuộc sống trác táng buông thả theo lối sống của số đông công thức thời Pháp. Tuy nhiên, Nhu đã ở Âu châu trong thời du học, hấp thụ lối tiếp xúc nói chuyện, không có vẻ quan liêu phong kiến như Diệm, nên người đối thoại với Nhu cũng cảm thấy thoải mái hơn. Đặc biệt Nhu thận trọng trong cách ăn mặc, vừa hợp thời trang vừa đúng mức. Trong số tay chân thân cận, chỉ riêng có Trần Kim Tuyến, thư ký riêng của Nhu, nay là giám đốc Sở mật vụ, là Nhu không giữ kẽ, được tiếp ngay trong phòng ăn, phòng ngủ, bất kể giờ giấc, chứng tỏ Nhu tin Tuyến ở mức cao hơn. Vì vậy, đôi khi trước mặt Tuyến, Nhu có cử chỉ thiếu lịch sự chỉ là ngoại lệ.
- Thôi được, tôi đồng ý với anh, cho tổ chức lễ kết nạp để ràng buộc anh ta vào kỷ luật của đảng.
Nhu dưới người về phía trước, lại đốt thuốc, gật gù nhè nhẹ, tiếp:
- Thực ra tôi rất thích những mẫu người đó như Võ Đức Diên ở tổng ủy Dinh điền, như Kiều Công Cung ở Công dân vụ. Họ có văn hóa, có khả năng hơn chúng ta về kiến thực chính trị, phần mà họ được Việt Minh đào tạo. Có họ, chúng ta hiểu được Việt cộng, nhờ họ, chúng ta đánh địch những đòn đau, những đòn trúng. Nhưng đối với họ, khi tin được mới sử dụng, anh nhớ nhé? Đã sử dụng phải sòng phẳng, đó là nghệ thuật thuyết phục họ hết lòng với chúng ta.
Nhu liếc nhìn đồng hồ:
- Tôi chỉ còn hơn nửa giờ dành cho anh, hãy tóm tắt công việc của phong trào kết quả đến đâu? Tôi nghe đây.
- Thưa vâng? Theo lệnh của anh, tôi đã giao toàn quyền cho anh Vũ giúp anh Thiệu tiến hành việc củng cố Ban chấp hành đô thành đến các quận bộ và khu bộ, từ đó tập hợp lực lượng phong trào làm nòng cốt, chuẩn bị cho cuộc bầu cử Quốc hội. Ban chấp hành Đô thành bầu lại chỉ giữ 29 ủy viên, kể cả chủ tịch, gạt bỏ hết số "danh dự". Đây là ý của anh Vũ, tôi và anh Thiệu sau khi bàn bạc cũng nhất trí.
Nhu giơ tay ra hiệu, Tuyến ngừng lại.
- Sao không giữ đủ 37 như lúc đầu, lại còn gạt bỏ số ủy viên danh dự? Ý gì vậy?
- Thưa anh, Vũ làm vậy là đúng. Trước đây Ban chấp hành lâm thời với số ủy viên quá đông, nhóm nào cũng giành đưa người nhóm mình vào. Nạn chia rẽ bè phái phát sinh, hầu hết chỉ mong chiếm chỗ đứng để rồi cầu cạnh, nịnh hót kiếm ghế ngồi. Đã không làm được việc cho phong trào, còn phá hoại nội bộ, gây dư luận xấu ra ngoài. Lựa chọn lại, đào thải bớt, vừa hạn chế phức tạp, vừa nâng cao được giá trị. Bỏ những ủy viên đại diện đảng này, phái nọ vừa không biết làm gì, vừa không đóng góp gì gọi là chút công của, chỉ tổ "nhiều sãi không ai đóng cửa chùa". Trong số dự kiến đã trình anh duyệt, khi bàn tính lại, chúng tôi chỉ giữ hai ủy viên của chị Nhu, trong đó có chị Nguyễn Thị Minh vợ anh Nguyễn Văn Là, Tổng giám đốc Công an và bốn của Đức cha Từ và Chi. Loại bỏ bảy tên, bọn này luôn gây rắc rối, dựa thế đại diện lực lượng giáo dân di cư làm loạn. Các ủy viên Hoa kiều, ngoài hai người do các bang hội Chợ Lớn đề cử, còn lại mười sáu thương gia hoàn toàn mới. Họ tự đến cầu cạnh, tự nguyện ủng hộ phong trào trên dưới một triệu mỗi người. Chúng ta không cần loại phe phái chính trị xôi thịt, chúng ta cần có tiền cho phong trào, vừa có hơi tiền đã thấy có người bu lại hăng hái, tích cực nhận công tác. Các khu bộ, quận bộ nào cũng gây được quỹ cả triệu đồng, có vài quận thu hai, ba triệu đồng. Đúng là có mật tất có ruồi, sinh khí của phong trào cơ sở trỗi dậy tức khắc. Và đây là kết quả trong mấy tháng hoạt động. Trong bốn triệu dân Sài Gòn - Chợ Lớn, đã có xấp xỉ tám trăm ngàn người chịu tham gia phong trào. Hoạt động của chiến dịch "tố cộng, diệt cộng" phía các anh Cung bên Công dân vụ, anh Là bên Cảnh sát càng tích cực, càng đẩy dân chúng nhào vô các khu bộ nhận thẻ đoàn viên, tấm thẻ màu nhiệm bảo đảm cho họ yên tâm về mặt chính trị, an toàn trong đời sống xã hội. Chúng ta có quyền tự hào, chưa có một đảng chính trị nào ở miền Nam này, ngay cả đảng Đại Việt, có lực lượng hùng hậu như đảng ta.
Nhu nghe rất chăm chú, hiểu rõ Tuyến đang áp dụng kế sách "cây gậy và củ cà rốt" của cố vấn Mỹ chỉ đạo. Nhưng với Nhu, tuổi đời gần gấp hai tuổi Tuyến, nửa đời lăn lộn trong nhiều chế độ chính trị để sống được, ngoi lên, hắn không chấp nhận hoàn toàn lối đánh giá đơn giản chủ quan như Tuyến. Nhu không kém thủ đoạn, trái lại còn già dặn, sâu sắc hơn nhiều. Hắn chưa vội phê phán, chưa muốn chặn lại cái tinh thần phục vụ hăng say của Tuyến đang lao vào công việc có lợi cho sự nghiệp của chính anh em Nhu, nhất là trong giai đoạn khó khăn ban đầu này, nên trước hết hắn khích lệ:
- Tốt đấy! Các anh đã làm được việc. Với đà này, anh phải hướng cho Thiệu tập trung mọi nỗ lực đẩy phong trào mạnh lên. Trước mắt nắm cho được dân chúng, chủ động xếp đặt cuộc bầu cử Quốc hội sắp tới thành công. phải thành công trong công bằng. Bọn Pháp còn đây, những người Mỹ không phải tất cả đều ủng hộ chúng ta đâu, giở trò gian lận trong bầu cử bị chúng phát hiện được chúng ta sẽ bị đánh gục đấy. Còn về lâu về dài, chính anh phải tuyển lựa một số nhân viên có năng lực, tung qua phong trào Thành bộ nghiên cứu lý lịch số đoàn viên tốt thành lập một mạng lưới mật vụ nằm sâu trong dân, rải khắp Sài Gòn, Chợ Lớn ngày đêm săn lùng Việt cộng kể cả bọn đối lập, hỗ trợ cho sách lược tố cộng diệt cộng.
- Với kế hoạch mật vụ toàn dân này, anh lập một bản dự trù kinh phí, cứ rộng rãi đi, tôi sẽ trình ông Cụ duyệt chi. Chúng ta sẵn sàng mua mọi nguồn tin với giá cao, mua những tên Việt cộng, kể cả những tên phản động đối lập với bất cứ giá nào. Cần có an ninh ở thủ đô để Nhà Trắng và Quốc hội Mỹ phải công nhận chúng ta có khả năng, có chính phủ mạnh, có thế họ mới yên tâm phóng đô-la ra, nhất là vấn đề chống bọn cộng sản họ sẵn sàng tung tiền ra không keo kiệt. Anh biết đấy, trọn một năm nội chiến không dẹp xong, Quốc hội Mỹ không chịu duyệt viện trợ, tổng thống Einsenhower liên tục phái người qua xem xét, gần như quay lưng lại phía chúng ta. Một số người Mỹ khác chẳng ưa gì chúng ta đã nhăm nhe, tung con bài Phan Quang Đán ra, ông Cụ mất ăn mất ngủ. Quả là may mắn, Trần Văn Soái đã về hàng, miền Tây tạm ổn. Lạy chúa! Chúng ta mang ơn thằng cha Năm Lửa đấy, chính hắn xoay mặt Tổng thống Mỹ lại với ta, chính hắn đã thúc Quốc hội Hoa Kỳ chấp thuận ngay hai trăm triệu đô-la viện trợ. Bây giờ anh đã hiểu tại sao ông Cụ căn dặn chúng ta dành nhiều ưu đãi cho vợ chồng Soái rồi chứ? Trước đó, Cụ đã quyết không tha mạng hắn.



Xem trang:
[1][2][3][4][5][6][7][8][9][10][11][12][13][14][15][16][17][18][19][20]
[21][22][23][24][25][26][27][28][29][30][31][32][33][34][35][36][37][38][39][40]
[41][42][43][44][45][46][47][48][49][50][51][52][53][54][55][56][57][58][59][60]

TOP WAP WORLDWIDE


mobiV trang ch

© GIAITRI102.TK
Thanks to XTGEM