XtGem Forum catalog
Không bấm vùng phía trên kẻo mất tiền nhé!

3.
Bốn giờ chiều ngày 26 tháng 4 năm 1955, Bảy Viễn mời mọi người vào phòng riêng ở hành dinh, dự cuộc họp khẩn cấp. Vũ đi cùng Thành Nam vào sau cùng, thấy Salvani và tên đại tá lai Pháp Le Roy đã ngồi bên cạnh Viễn. Cặp mắt có quầng đen vì thiếu ngủ, Bảy Viễn tỏ ra sa sút cả thể chất lẫn tinh thần. Với vẻ khẩn trương, hắn cất giọng khàn khàn:
- Báo cáo với quí ông một tin buồn: lực lượng Tây Ninh đã bi đánh tan. Tòa thánh bị chiếm. Đức hộ pháp được thiếu tướng Nguyễn Thành cứu thoát, vượt vòng vây đào tẩu qua Nam Vang.
Nguồn tin đúng là tiếng sét dội mạnh trong lòng bọn chúng. Tên đại tá Lê Văn Tất và thiếu tá tùy tòng ngồi bên cạnh ngơ ngác như đang trong giấc mộng du, nhìn sững vào mặt Viễn. Bảy Viễn buồn buồn kể tiếp:
- Thằng Phương đã giúp Diệm tập kích Tổng hành dinh của Đức hộ pháp đêm hôm qua bằng tám ngàn lính của hắn. Cuộc tấn công bất ngờ từ trong nội bộ trợ lực cho bên ngoài, tướng Thành không kịp trở tay. Tham mưu phó Hồ Hán Sơn, hàng chục sĩ quan tham mưu bị bắt ngay trong cuộc họp. Tất cả bị Phương chôn sống dưới giếng. Chỉ trong hai giờ, toàn bộ lực lượng bố phòng và quân dự bị, lớp bị tiêu diệt, lớp phải ra hàng. Cho đến trưa nay, các đơn vị đóng quân ở xa đã về đầu hết!
Phòng họp yên lặng đến nghẹt thở, tất cả đêu cúi đầu thở dài không muốn nhìn mặt nhau. Viễn tiếp:
- Trình Minh Thế vừa đưa lực lượng của hắn chặn cửa Nhà Bè và sát cầu Tân Thuận.
Diệm quyết đón đường rút của chúng ta. Để chắc ăn hơn, có thể Diệm còn sai đại tá Trần Vãn Đôn cho hai tiểu đoàn chặn đường về Cần Giờ, đẩy chúng ta vào thế duy nhất: phải chiếm cho được mục tiêu trong thành phố, dựa lưng vào Pháp, cầm cự lâu dài, nếu không chuyển được thế chính tri thì ít ra cũng buộc Diệm phải tạm thời thỏa hiệp, không dám kéo dài nội chiến trong thành phố, không có lợi cho hắn.
Không khí trong phòng vẫn nặng nề, căng thẳng. Tình hình diễn biến đột ngột đá làm giảm lòng tin trong chúng. Salvani tỏ ra bình tĩnh, hắn an ủi:
- Tuy tổn thất ở Tây Ninh là nghiêm trọng, nhưng nếu chúng ta quyết tâm đánh chiếm được các mục tiêu dự tính trong Sài Gòn, cùng lúc với cuộc tấn công của trung tướng Soái ở miền Tây, Bộ tư lệnh Pháp có điều kiện đòi hỏi Diệm, thúc hắn phải nhượng bộ, tình hình chính trị sẽ có lợi về phía ta.
Bỗng Tư Hiểu, Tham mưu trưởng lực lượng của Viễn, đẩy cửa bước vào. Với màu xam xám, vài nét chém nhỏ đã thành sẹo ở trên mặt, cặp mắt lờ đờ hừng đỏ, trông Hiếu đúng là một tên hiếu sát. Hắn bận bộ đồ nhà binh Pháp còn thẳng nếp, đôi giày da cao cổ bóng lộn, mỗi bước đi có tiếng rít vang lên. Hắn cúi đầu chào mọi người, rồi đến bên Viễn, nói giọng hằn học:
- Thưa anh Bảy, đã có đủ bằng cớ thằng Minh phản bội, đầu Diệm.
Viễn tái mặt, quay lại nhìn sửng tên Tham mưu trưởng:
- Chú cứ nói cho mọi người cùng nghe. Lúc này không còn là chuyện riêng trong nội bộ ta, mà là việc chung của tất cả quí ông có mặt.
- Hệ thống thuốc nổ đặt ngầm tại các mục tiêu qui định, chỉ có anh, tôi và Minh làm. Ngày giờ tấn công cũng chỉ ba chúng ta biết. Vậy mà thuốc nổ đã bị tháo gỡ hết, Diệm đã biết tin ngày ta mở trận đánh để chuẩn bị tập kích ta trước ba giờ sớm hơn. Bốn tiểu đoàn anh giao cho Minh đã rời vị trí, rút theo quân đại tá Đôn đóng bên kia cầu Nhị Thiên Đường. Bốn tên không chịu, bỏ trốn về báo với tôi là việc rút quân của bốn tiểu đoàn đó do lệnh của Minh, và Minh đã bí mật đầu hàng từ trước.
Đối với giới anh chị giang hồ không gì nhục nhã hơn là có kẻ dưới tay phản bội mình.
Viễn vừa căm giận, lại vừa lo sợ, xanh mặt, cười gằn:
- Khi đã biết rõ rồi, chú đã làm gì chưa?
- Tôi sẽ bắt được hắn nội trong đêm nay thôi.
- Được? Chú để cái đầu hắn nguyên, giao về cho tôi.
Tư Hiếu lạnh lùng nhếch môi, nhưng đó không phải là một nụ cười:
- Thì dạo nào tới giờ tôi vẫn giữ luật lệ của anh Bảy.
Viễn gật đầu bằng lòng. Hắn đứng lên quay lại phía sau, lấy tay chỉ lên chiếc bản đồ Sài Gòn treo trên tường:
- Tôi biết rõ hệ thống cống ngầm trong thành phố, nhất là khu vực này, nên ba chúng tôi đã đích thân mang chất nổ đặt bên dưới dinh Norodom, góc Pasteur và Chasseloup, Laubat, sào huyệt của bọn CIA, đài phát thanh, tòa đại sứ Mỹ và tổng ngân khố, gần hai ngàn ký. Tôi quyết ăn thua đủ với chúng, hoặc được gì hoặc cùng chết - Viễn ngó Salvani, hơi nhếch môi cười - Xin lỗi Bộ tư lệnh Pháp, và thiếu tá nhé, tôi đã cãi lời dặn: "Đừng cố ý sát hại người Mỹ, sẽ làm khó cho các ông" nhưng bây giờ thì không còn cơ hội tốt nữa!
Viễn ngồi xuống, vài tiếng xuýt xoa bật lên tiếc rẻ. Tất cả nhìn Viễn đầy vẻ thương hại.
Tên đại tá Le Roy cất tiếng với vẻ cộc cằn vốn có:
- Tụi nó đã biết, định đánh phủ đầu ta trước. Anh Bảy tính đi để tôi phá phách cho hả, ăn hay thua làm quái gì, quá lắm rút vào rừng Sác. Ở đó anh Bảy thuộc như trong bàn tay mình, còn đối với tụi nó lại là bát quái trận. Ta nhử chúng vào diệt bằng thích. Tình thế này mình không đánh trước đi, chúng cũng chẳng buông tha mình rồi.
Tên Tây lại chấm câu bằng một tiếng chửi thề quen miệng. Viễn dương cặp mắt sắc lạnh, nhưng vẫn giữ giọng từ tốn:
- Đã vậy tôi sẽ nổ súng trước một ngày. Năm giờ sáng mai! Các mục tiêu tấn công không thay đổi. Ngay đêm nay chúng tôi sẽ bí mật rút quân ra khỏi căn cứ cố định, tản ra áp sát gần khu vực mục tiêu. Xin thiếu tá Salvani cho pháo yểm trợ. Chú Hiểu phải lo khai thông đường sông, dẹp bọn Thế. Quí ông từ bây giờ xin xuống hết giang hạm, cùng với tôi hợp tác chỉ huy chung. Tôi sẽ điện khẩn cấp xuống Cái Vồn báo đổi giờ tấn công, để phối hợp tác chiến.
Viễn đứng lên giọng thành trang trọng:
- Viễn tôi thành thực biết ơn quí ông, đã vì sự sống còn của lực lượng chúng tôi và vì sự nghiệp chung của ba lực lượng, của các chính đảng, mà xáp lại bên nhau, đồng tâm diệt bọn Diệm. Để đáp lại, chúng tôi quyết xả thân đánh một trận thắng lợi. Bây giờ xin mời quý ông đâu về đó để chuẩn bị.
Trong phòng chỉ còn Tư Hiểu và Ba Búa. Viễn hỏi Hiểu:
- Chú cho tôi biết kế bắt thằng Minh có chắc ăn không?
- Tôi đã lấy mười tám sinh mạng trong đó có vợ con hắn và toàn gia đình Triệu Vĩnh Kỳ làm con tin. Tôi bắt Kỳ phải dụ nó về nhà nội trong đêm nay. Dù hắn đã lủi vào ồ của CIA, Kỳ cũng phải gọi được hắn như lời Kỳ cam kết. Anh Lại Văn Sang đã bố trí đón nhận đưa hắn về bót Catinat chờ tôi.
Viễn trầm ngâm giây lát:
- Triệu Vĩnh Kỳ có thể moi hắn ra khỏi sào huyệt CIA không? Không riêng gì Minh tinh ranh, bọn Mỹ có thể không cho hắn ra ngoài.
Hiếu khẳng định:
- Anh yên tâm. Kỳ phải lừa hắn, dụ hắn, để đổi lấy mười tám mạng sống của những người thân nhất và của chính Kỳ. Ngoài ra, tôi đã chuyển đại đội cảm tử quân của tôi. Chúng thề lấy trăm mạng để đổi lấy thằng Minh cho anh. Đưa khẩu cối 81 tới phía trước sào huyệt của bọn CIA, tôi sẽ cho lệnh bắn cối và xung phong vào đúng giờ G, không để cho một tên nào sống sót?
- Được! Chú có thể đi chuẩn bị. Nếu không có thay đổi, đúng giờ chú cho lệnh nổ súng - Hắn ra lệnh cho Ba Búa - Mày đi theo chú Tư, cùng xử lý thằng Minh, tao không muốn thấy nó sống nhìn tao. Đưa nó về với chiếc đầu nguyên vẹn.
- Tuân lệnh ông Bảy.
Nét lo buồn lộ rõ trên khuôn mặt Viễn khi hai đứa đàn em ra khỏi phòng. Hắn biết hơn ai hết, chỉ còn mươi giờ nữa, tất cả sự nghiệp của hắn sẽ ra tro, trong cuộc chiến mà sự chênh lệch giữa lực lượng hắn và kẻ địch quá xa, cả về thế và lực. Hắn già hẳn đi trong vài tháng lo âu, uất hận, khi hắn hết hy vọng trông Diệm "mời về hợp tác" như Phương, Thế. Hắn đã tính đến việc đầu hàng bọn Mỹ, khi đánh hơi được Pháp đã chuẩn bị rút đi, khi Trinquier, người thày của hắn báo trước, Sài Gòn sẽ thuộc quyền của Mỹ. Hắn ôm vừng trán đã nhăn nhiều, gục đầu rên rỉ, tự thán một mình:
- Biết làm sao hơn, CIA và cả Diệm đã không chịu mở cho ta đường sống.
Viễn từ chối không ăn tối, ngồi im như bất động trong phòng. Chín giờ mười phút, Salvani tới, đem theo một tiểu đội lính Pháp. Hắn tự động mở cửa vào phòng gặp Viễn:
- Đại tướng Ely chuẩn y đề nghị của chúng ta - Hắn nói to như reo lên - Đúng ba giờ sáng mai các khu vực Phập sẽ thiết quân luật, dứt khoát không cho quân Diệm di chuyển qua lại. Tăng đã chặn các ngả đường tiến tới các mục tiêu tấn công của ta. Pháo 105 ly đã vào vị trí, sẽ khai hỏa yểm trợ quân ta cho tới khi nào phái bộ Mỹ yêu cầu ngừng lại. Đại tướng còn phái một trung đoàn phân tán nhỏ tiếp tay bí mật cho quân ta. Đơn vị đóng lại kho cảng sẽ trợ giúp anh đánh bọn Trình Minh Thế tại cầu Tân Thuận. Thông đường, các anh cứ cho giang hạm tiến dần ra xóm Tíu nhà Bè, coi như vô sự.
Viễn ngước mắt lắng nghe, một nụ cười nở trên cặp môi xám ngắt:
- Như vậy đủ rồi thiếu tá ạ! Rất cám ơn anh đã lo cho chúng tôi - Hắn đứng lên - Tôi cần phải đi kiểm tra lại việc chuyển quân và công việc chuẩn bị lần cuối. Anh đi với tôi và góp ý nhé.
Cả hai ra ngoài. Ba chiếc xe Jeep lướt nhanh vào bóng tối. Dãy đèn trên cầu chữ Y vạch một đường vòng cung trên khoảng trời không trăng nhưng sao treo dày đặc.

4.
Tại bến kinh Cây Khô, chiếc tàu du lịch của Viễn đậu cạnh hai giang hạm sơn màu xám nhạt. Tàu khá lớn, đẹp và đủ tiện nghi, được dự trữ nhiều lương thực và có lực lượng bảo vệ mạnh, đang là đài phát thanh lưu động của "Mặt trận thống nhất toàn lực quốc gia". Trong khoang Hồ Hữu Tường, Trần Văn Ân, Nguyễn Hữu Lượng cắm cúi soạn những tài liệu cho chương trình phát thanh. Ngồi vây quanh là những tên cố vấn Nguyễn Hữu Thuần, Lại Hữu Tài, Nguyễn Văn Đồng, cũng là thành viên của Mặt trận bình dân Việt Nam. Xướng ngôn viên của đài là Trịnh Khánh Vàng, luôn sẵn sàng ngồi trước mắt khuếch âm.
Vũ ngồi uống cà phê với Thành Nam ở cửa khoang ngoài. Anh chăm chú nhìn những khuôn mặt dưới ánh đèn huỳnh quang. Trên từng bộ mặt cửa chúng đều mang vẻ lo âu, lòng tự tin lúc đầu của cả bọn đã tan biến từ lâu rồi. Hơn lúc nào hết, tất cả đều ý thức rằng cuộc chiến không cân sức sắp diễn ra phần bại đã nghiêng về phía Mặt trận. Anh nghĩ tới giai đoạn nguy hiểm nhất sẽ đến với tất cả và riêng anh, khi toàn khu vực này chìm trong lưới đạn của hàng chục ngàn quân vây quanh, siết chặt.
- Người ta sẽ đón mình vào lúc nào? Vũ hích nhẹ.
Thành Nam đang mải lơ đãng suy nghĩ gì đó. Hắn giật mình:
- Tôi đã căn dặn kỹ rồi, chúng ta sẽ được đón sộm ở ngay tóm Tíu nhà Bè, hoặc tại rừng Sác
Thành Nam cũng phải biết sợ chết chứ? Vũ nghĩ. Nếu tàu du lịch này và cả hai giang hạm không thoát được, chắc chắn tất cả sẽ lọt vào lưới của Diệm. Thành Nam phải tính làm sao khi tình trạng xấu nhất đó xảy đến? Bản thân hắn phải tự liệu con đường đào thoát. Ở bên cạnh hắn, Vũ thấy có phần an tâm. Anh đứng lên bước ra boong tàu, tựa lưng vào lan can, ngước mắt nhìn vòm trời đầy sao. Con kinh lượn vòng và bị khuất sau rừng bầu lúp xúp.
Hai giang hạm gần bên, đèn từ các cửa hắt ánh vàng xuống mặt nước, vạch những đường ngoằn ngoèo, lóng lánh lay động. Tiếng rì rầm của động cơ cả ba chiếc tàu vẫn nổ đều, rung động một khoảng không im vắng. Nơi đây chỉ cách hành dinh của Viễn khoảng hai cây số đường chim bay, với hàng ngàn mái nhà lá, tôn lẫn lộn, lác đác đột ngột vươn lên những căn nhà, còn nhấp nháy ánh đèn xanh.
Bỗng một đoàn xe hơi sáu bảy chiếc, pha đèn rọi sáng mặt đường, nối đuôi lao thẳng vào cầu tàu, từng chiếc dừng sát bờ đá, tiếng động cơ, tiếng rít vỏ xe, náo động. Viễn, Salvani, Tư Hiếu, Le Roy và cả chục tên sĩ quan tham mưu tiến lên giang hạm chỉ huy, hành dinh lưu động. Ngay sau đó, có lệnh mời tất cả qua giang hạm. Đồng hồ chỉ mười hai giờ bốn mươi phút..
Cạnh cửa vào khoang lớn văn phòng Bộ chỉ huy, Vũ nhìn thấy một xác người đặt trên băng ca, mặt mũi còn nguyên, nhưng bộ quân phục nhừ nát lẫn vào da thịt toàn thân. Chiếc xích xe mô tô có đoạn cầm lót da, còn đặt ngay trên xác chết. Vũ Hiểu, với phương tiện giết người này, nạn nhân phải chịu đựng sự đau đớn tột độ. Mỗi cái đánh, từng phân tấc thịt xương vụn nát, tuần tự cho hết cả người. Vũ chưa từng biết hình phạt tùng xẻo cổ xưa, đánh một tiếng trống, đao phủ cắt một miếng thịt nạn nhân ra sao, nhưng trước mắt trông cảnh này, quả là rùng rợn. Thì ra chủ ý của Viễn giữ chiếc đầu kẻ phản bội còn nguyên vẹn theo kiểu này, gây được ấn tượng khủng khiếp hơn nhiều so với lối bêu đầu thị chúng. Chưa từng gặp nạn nhân. Vũ cũng đoán ra xác chết nằm đó chính là Thái Hoàng Minh.
Trong phòng họp, Tư Hiếu báo cáo tình hình rút quân và ém sát các mục tiêu tấn công đã hoàn tất, đã tổ chức xong các vị trí tiếp đạn, rời các kho vũ khí vào các cứ điểm an toàn, chỉ còn chờ phát lệnh khai hỏa. Thấy không có việc gì liên can đến mình, Thành Nam kéo Vũ về tàu du lịch, ngồi tựa lan can hút thuốc, bàn chuyện rút lui.
Thời gian lặng lẽ trôi, sự chờ đợi tạo một cảm tưởng kéo dài, chậm chạp. Nhưng rồi giờ G cũng phải tới... Vừng đông vừa rạng, hàng chục khẩu cối đủ cỡ tại hành dinh của Viễn gầm lên. Những đốm đạn nháng lửa tung vào các mục tiêu định trước, những tiếng nổ vang rền, Sài Gòn bừng dậy và rực lửa. Vũ nghe rõ, tiếp theo đó là những tiếng đại bác rền hơn, từng chùm trùm xuống dinh Norodom. Pháp đã giữ lời yểm trợ. Chỉ năm phút sau, pháo của Diệm cũng thi nhau dập xuống bên này cầu chữ Y. Hành dinh Viễn chìm ngay trong khói. Một góc Sài Gòn về phía Chợ Lớn, những cột khói bốc lên cao, kéo theo những ánh lửa chập chờn, từng đám bụi tro rực đỏ. Đồng lúc, tiếng súng các loại râm ran khắp chỗ. Vũ nghe văng vẳng tiếng la thét của quân lính Viễn từ đầu cầu chứ Y tràn xuống đơn vị nhỏ của Diệm đóng phía bên kia đường.
Máy bộ đàm rộ lên trong khoang giang hạm chỉ huy, từ các cánh quân báo về tin chiến thắng bước đầu, vẫn tạo được thế bất ngờ, chiếm được vài vị trí, nhưng lại là những vị trí không người, bọn Mỹ khôn hơn đã bí mật rời đi từ trước. Chiến xa Pháp tung ra ở các ngả đường lấy cớ để tự bảo vệ, giúp cho lính của Viễn ngăn quân tiếp viện của Diệm. Vài mục tiêu bị tràn ngập, lính của Diệm bị tàn sát chẳng nương tay, như để trả mối thù truyền kiếp. Tin báo về, những đại đội lính quốc gia bị tiêu diệt, và ba đơn vị của quân Diệm ở Đồng Khánh, ở Nancy, ̣Đa-kao, Pétrus Ký... bỏ chạy. Tin thắng lợi như thổi về sở chỉ huy trên giang hạm những luồng sinh khí.
Buổi trưa, nắng lửa bốc lên hừng hực. Tiếng súng nhỏ đã bớt rộ lên như trong những giờ đầu chỉ còn trọng pháo của phía Diệm không ngớt rải đạn đi khắp nơi trong thành phố. Những dãy nhà hiền lành của dân thi nhau sụp đổ và bùng cháy. Khu vực cửa Viễn bên này cầu chữ Y đã thành bình địa, nhưng trái nổ vẫn chưa ngừng rơi. Cầu tàu bến Cây Khô bắt đầu nhận những trái pháo 105 mãnh liệt. Ba chiếc tàu được lệnh xả máy chạy vào chỗ có những vườn cây trái để ẩn mình.
Đến chiều, một nguồn tin bay đến làm cho Viễn và toàn bọn giận buồn lẫn lộn. Soái không hợp đồng tấn công, án binh bất động. Tiếp đó, tin Diệm đã lấy lại được bình tĩnh, chuẩn bị phản công. Cơn giận như kích thích Viễn. Hắn bật lên tiếng cười gằn, tràng cười lạnh sắc như dao. Hắn nhìn và tất cả cùng nhìn theo hắn chiếc đầu còn nguyên trên cổ nối với thân thể vụn nát của tên đàn em phản bội, vẫn còn bất động ngoài cửa khoang tàu. Có lẽ hắn đang nghĩ đến Soái đang phản hắn. Thành Nam run lên trước cử chỉ và cặp mắt long lên của Viễn. Vũ hiểu, anh nắm chặt cánh tay Thành Nam trấn an bảo hắn hãy yên tâm, nếu Viễn có cật vấn thì trả lời là ngày giờ tấn công đã định, thay đổi gấp quá như vừa rồi đâu có dễ dàng thực hiện!
Thành Nam liếc nhìn Vũ gật đầu, thầm cám ơn. Quả vậy, mười ngàn lính của Soái, năm ngàn lính của Ba Cụt, rải rác đóng xa nhau hàng chục cây số, lệnh tấn công đã báo rồi, thay đổi đột ngột khó mà thi hành. Thành Nam không còn run sợ nữa, nhưng Viễn không ngó ngàng tới hắn.
Trời xẩm tối, cả ba chiếc tàu vẫn còn trong vùng phong tỏa. Súng lại nổ mạnh hơn lên, báo hiệu địch đá bắt đầu mở đợt phản công quyết liệt. Đúng vào lúc đó, tên sĩ quan cận vệ của Soái, thiếu tá Phan Thành Vọng, lái chiếc bo-bo tới cặp sát mạn tàu, bước lên báo cáo với Viễn là Soái xin cho đưa Thành Nam và Vũ về gấp Cái Vồn để chuẩn bi mở trận đánh Cần Thơ. Viễn tin ngay, hắn lưu luyến bắt tay Vũ:
- Tôi biết trung tướng rất trọng ông. Có ông bên cạnh ổng, tôi không còn lo bị một mình chịu trận. Nếu miền Tây nổ súng đúng sáng mai, Diệm phải phân binh, tôi sẽ được giải tỏa.
Chiếc xuồng máy thể thao như bay trên mặt nước lao vào bóng tối. Tiếng máy nổ chìm trong tiếng rền hối hả của mọi loại súng. Thành Nam nói gì đó, gió tạt đi, Vũ chẳng nghe thấy nhưng đoán là hắn không kềm được để thốt lên nhưng lời vui mừng thoát nạn!

5.
Thì ra Thành Nam đã chuẩn bị con đường rút lui khá chu đáo. Đường sông thật là bảo đảm, không bao lâu chiếc bo-bo đã cặp vào một bến nhỏ trong Thảo cầm viên. Lần đầu Vũ được giới thiệu với kỹ sư Quan Hữu Kim, Giám đốc Sở nuôi thú này, là người thân tín của bọn Soái. Hắn đón tiếp rất niềm nở cả ba người.
Thành Nam không còn tâm trí để nhận bữa ăn chiều, hắn cùng Vọng lên xe đi tới dinh Cao ủy Pháp. Hắn bàn với Vũ:
- Tôi phải tìm gặp Bộ tư lệnh Pháp trước khi đi Cái Vồn, và để bảo đảm cho chúng ta, tôi sẽ xin xe riêng của Cao ủy Pháp đưa chúng ta đi. Sáng ngày mốt lên đường, anh cứ về chuẩn bị, rồi gặp nhau tại đây, cùng đi.
Vũ biết hắn vốn là sĩ quan Phòng nhì Pháp, được cài vào cạnh Soái với chức Bí thư.
Nhất cử nhất động của Soái đều không qua được mắt hắn. Hắn có nhiệm vụ báo cáo hay nhận chỉ thị của tình báo Pháp trước khi trở lại Cái Vồn. Phần Vũ, anh cũng có nhiệm vụ báo cáo khẩn cấp xin chỉ thị của Trung tâm. Đề nghị của Thành Nam rất trùng hợp với công việc riêng của Vũ lúc này. Anh bắt tay tạm biệt bọn chúng.
Anh về nhà Trần Đình, vừa bước vào cửa, câ hai vợ chồng bạn rú lên mừng rỡ:
- Người ta hay là hồn ma đây?
Bạch Hường nhào tới nắm chặt tay Vũ:
- Có đau không?
Cái véo nhẹ vào cánh tay làm Vũ buồn cười nhưng không khỏi cảm động trước mối thân tình của người bạn gái. Anh vờ nhăn mặt:
- Ái đau, đau rồi đó chỉ hai?
Đình cất tiếng cười thật lớn:
- Đúng người ta rồi? Bọn này đã tưởng cậu bị vùi dưới đạn đại bác. Sáng, trưa, hai đứa chằng nuốt nổi cơm, lo cho cậu. Đã dặn tình hình găng quá đừng sang đó nữa là xong.
Bạch Hường vui ra mặt:
- Anh Vũ phải nhịn suốt là cái chắc. Tắm rửa thay đồ đi, tôi đi lo chuẩn bị bữa ăn.
Bữa cơm gia đình thật ấm cúng. Vừa ăn, Vũ vừa kể cho vợ chồng bạn nghe tình hình phía Bảy Viễn. Bạch Hường lè lưỡi, rụt cổ, khi nghe Vũ kể chuyện Viễn trừng trị tội phản bội của Thái Hoàng Minh và tỏ vẻ lo âu:
- Bên đó đã vậy, bên này nhà cháy, người chết. Họ lo đánh giết nhau, chẳng kể đến dân, cư kéo dài còn bao nhiêu người phải chết thêm nữa?
Vũ trấn an:
- Không thể kéo dài đâu. Phía ông Diệm thì quá mạnh, bên này quân số đã ra hàng phần nửa rồi, số còn lại bị sa sút tinh thần, nội đêm nay dám bị bật ra khỏi thành phố, cầm cự sao nổi!
Đình bật hỏi:
- Chạy đi đâu?
- Viễn dự tính rút tàn quân vào rừng Sác.
- Đánh đám vậy thì còn được bao nhiêu? - Đình chép miệng thở dài - Lực lượng của Viễn đến đây coi như xóa sổ.
Bạch Hường không chịu thái độ có vẻ tiếc rẻ của chồng:
- Xóa sổ là vừa, anh không thấy dân Sài Gòn đã phải chịu đựng bao năm rồi không?
Bạch Hường quay lại phía Vũ:
- Sáng nay tôi đi chợ, dân chúng tản cư từ bên kia sang, thấy họ chẳng sợ, mà cũng chẳng buồn. Họ nói thế nào anh biết khỏng? Họ bảo để cho chúng giết bớt nhau đi cho bà con bớt khổ. Nếu chúng bắt tay nhau được, hè nhau giết người cướp của, dân còn khổ gấp vạn dân. Bây giờ tôi mới hiểu vì sao trước đây người dân thường la reo mừng mỗi khi lính ông Diệm và công an Bình Xuyên đánh lộn, bắn lộn ở các tiệm ăn, rạp hát. Tưởng họ tò mò, vô tư, nhưng không, họ căm ghét cả hai phía đấy.
- Thì ra là vậy?
Thấy Vũ tỏ ra bàng quan, vợ Trần Đình còn nhấn thêm:
- Đúng chứ anh! Rõ là phía nào cũng chỉ reo rắc tai họa cho dân chứ có đem lại cho ai lợi ích gì?
Đình cười ha hả:
- Tôi có cảm tưởng mình đã trở thành nhà chính trị xã hội đấy!
Bạch Hường nguýt chồng:
- Chỉ là người dân thôi, nhưng cũng phải biết thấy biết nghe và suy nghĩ chứ? Không lẽ chỉ vùi vào cuộc sống vô tư, đến đây hay đó mãi sao?
Bên kia sông, phía bến Vân Đồn, trận chiến đã có phần ác liệt, đại bác nổ dồn dập, làm rung chuyển các cửa kính trong nhà. Ăn xong, Đình rủ Vũ đi một vòng thành phố coi tình hình. Anh lấy cớ mệt, về phòng chờ đón bản tin trên đài bán dẫn. Hôm nay là ngày dự bị rồi, anh cần nhận chỉ thị của Trung tâm và báo cáo tình hình mới để sáng mai kịp chuyển.
Sáng sớm hôm sau, Sài Gòn lại trở về yên tĩnh. Tiếng đại bác đã chuyển hướng về nẻo xa. Bọn Viễn sống còn ra sao chưa rõ, nhưng chắn chắn là lực lượng "ông Bảy", đúng như lời Trần Đình nói, kể từ đây không còn tồn tại. Khu Trung tâm thành phố vẫn đông người đi lại, với những khuôn mặt bình thản, những bước chân vội vàng, những chiếc xe xuôi ngược - cuộc sống trở lại bình thường. Vũ đi taxi lại nhà anh Trọng. Sau hôm gặp linh mục Dưỡng, anh đã báo cho Trọng lời mời của cha Thuận. Trọng nhận lời cộng tác. Trọng ở bên cạnh cha Dưỡng và cha Thuẫn, Vũ rất hy vọng Trọng có được nhiều tin tức của bọn Mỹ ở đây, và đó cũng là chỗ dựa cho chính anh trong giai đoạn sau này.
Thấy Vũ đến, Trọng mừng rỡ:
- Tôi đang lo, chỉ sợ chú qua bên Viễn bị kẹt thì rắc rối. Mới nghe đài phát thanh, Viễn và số quân còn lại rút hết ra rừng Sác rồi.
- Chị và mấy cháu đâu?
Trọng cười:
- Sáng hôm qua cả bốn mẹ con tản cư lên Thủ Đức ở với người em. Bả sợ đến nỗi bước đi không vững.
- Còn anh? Đã nhận cộng tác với cha Thuẫn rồi chứ?
- Từ hổm lận. Sau khi chú bảo tôi, tôi đi gặp ngay và ổng giữ chịt tôi luôn. Công việc tuy bận, vừa lo quản lý khóa học, vừa phụ trách tập san "Tinh thần", nhưng không mệt óc như những tháng ở Bộ Nội vụ. Cả ngày hôm qua và suốt đêm rồi, ông Thuẫn và cha Dưỡng bắt tôi ở lại trên đó, mãi mờ sáng nay tôi mới ghé coi qua nhà, lát nữa lại lên.
- Có tin gì về bọn Viễn không?
- Tối hôm qua tôi được nghe các cha cho biết ông Diệm đang tập trung phản công Viễn.
Ông ta quyết đánh mạnh, giải quyết mau. Khoảng mười một giờ thì được tin Viễn phá vòng vây qua cầu Tân Thuận, phóng xuống Nhà Bè. Lực lượng của Trình Minh Thế chặn ở Tân Thuận bị thiệt hại nặng vì có quân Pháp ở kho 11 gần đó trợ lực. Mãi đến năm giờ sáng mới được tin Thế đã bị bắn chết ngay trên chiếc xe chỉ huy giữa trận đánh. - Trọng thấp giọng gần như thì thầm - Thế không phải chết trận mà bị ám sát từ phía sau.
- Chắc Viễn bố trí người giết Thế?
Trọng lắc đầu:
- Không phải Viễn mà là anh em ông Diệm.
- Kỳ nhỉ?
- Có gì kỳ? Chú biết không, sau khi Nguyễn Thanh Phương phản phé đánh tan lực lượng của Đức hộ Pháp tại Tây Ninh, ông Diệm nhờ người Mỹ bố trí đưa Phương đi tham quan Hoa Kỳ nói là để tưởng thưởng, nhưng thực ra là tách Phương ra để phiên chế lại các lực lượng dưới quyền của hắn. Sau này nếu không bị chết như Thế thì Phương cũng chỉ là tên "tướng không quân". Tờ mờ sáng nay trung tá cố vấn Ed Kơ-rô ghé lại nói cho cha Thuẫn biết vụ ông Diệm cho giết Thế, nhưng phàn nàn ông Diệm đã dùng một tên giết người ngu xuẩn, dù ngồi chung xe đã không dám bắn Thế từ phía trước. Chủ trương của ông Diệm là quyết không dùng số tướng loại "bổ sung" của Pháp, phản trắc và bất tài, nếu buộc phải để chúng sống thì cũng không cho ra sống. Ed Kơ-rô còn cho biết, Thế bị giết bằng súng Côn 12, đoạn xuyên ra từ sau ót tạo nên chuyện xàm xì. Nhu hoảng hốt cho lệnh bắt tên sĩ quan được giao việc ám sát để nếu có gì xảy ra thì lấy tên này làm vật đỡ. Nhưng xong rồi, rất ít người biết chuyện, tên sĩ quan giết Thế đã bị Nhu bắn chết khi hắn trả lời Nhu rằng, nhìn vào mắt Thế, hắn thấy như có uy lực gì khiến hắn không sao lẩy cò được, hắn đành nhắm mắt bắn từ sau lưng ông. Diệm sẽ cho tổ chức một tang lễ rầm rộ để che giấu hành động này, và cũng để câu nhử nhưng người khác nữa.



Xem trang:
[1][2][3][4][5][6][7][8][9][10][11][12][13][14][15][16][17][18][19][20]
[21][22][23][24][25][26][27][28][29][30][31][32][33][34][35][36][37][38][39][40]
[41][42][43][44][45][46][47][48][49][50][51][52][53][54][55][56][57][58][59][60]

TOP WAP WORLDWIDE


mobiV trang ch

© GIAITRI102.TK
Thanks to XTGEM