Duck hunt
Không bấm vùng phía trên kẻo mất tiền nhé!

Vòm trời trong xanh, mỗi một góc phương đông rực đỏ, vừng thái dương lộ dân sau rặng xanh kéo dài trong làn sương mỏng, báo hiệu một ngày đẹp.
Trần Đình cho xe chạy tốc độ trung bình cố ý dành cho mọi người thưởng thức vẻ đẹp bình minh, hít thở thoải mái không khí trong lành sáng sớm. Anh sẵn sàng nhường đường cho xe sau từng lúc vượt qua. Chiếc Bel-air kiểu mới của anh, màu xanh nước biển, lòng xe quá rộng, chắc thoải mái đối với dân Mỹ cao lớn, nhưng với người Việt lại thừa thãi, cũng có chỗ bất tiện. Vũ ngồi cạnh Trần Đình ở băng trước không nghe rõ tiếng chuyện trò của Bạch Hường, Ninh Đa ngồi sát ghế sau. Đã một năm nay Vũ thường xuyên theo vợ chồng Đình đi nghỉ cuối tuần tại Long Hải hoặc Vũng Tàu, mỗi tháng hay tháng rưỡi một lần theo định kỳ tàu viễn dương sau mỗi chuyến đi Hương Cảng trở về, mà Đình là thuyền trưởng. Cũng khoảng thời gian này, Bạch Hường đã hết mặc cảm với cô "me tây" - cái tên nàng gán cho Phù Ninh Đa, mỗi khi nói chuyện với chồng. Nàng đã kín đáo dò xét quan hệ giữa Vũ và cô gái, xác nhận cả hai không hề vi phạm đạo đức sinh hoạt, đối xử bằng tình anh em kết nghĩa rất minh bạch.
Từ chỗ nghi ngờ, lạnh nhạt, đến nay Bạch Hường lại thương mến Ninh Đa hơn ai hết, quan tâm săn sóc cô gái có một quá khứ khốn khổ chẳng khác em ruột của mình. Nàng buộc Vũ phải đưa Ninh Đa cùng đi nghỉ mát cuối tuần, để nàng có bạn. Với họ thật là vô tư, hạnh phúc. Nhưng với Vũ, anh rất ít có được ngày nghỉ trọn vẹn. Vũ dựa đầu vào thành ghế nhắm mắt chìm trong suy tư, khi đầu óc không ngừng hoạt động, từng lúc phải tính toán công việc chi ly, xếp lại một cách hệ thống những biến động quan trọng nhất ở miền Nam trong hai năm qua, lo phục vụ cho tốt yêu cầu cấp thiết của Trung tâm mà anh có nhiệm vụ phải báo cáo gấp...
Kể từ khi đại sứ Mỹ Dierbrow và đại tá CIA Colby có trung tá Conein phụ tá trở lại Sài Gòn nhận chức thay thế những tên cầm đầu cũ, miền Nam với hai năm biến động không ngừng, Vũ phải hết sức vất vả đẩ bám sát mọi diễn biến của tình hình. Nhà Trắng đánh giá đường lối cũ đã lỗi thời, không đạt hiệu quả mong muốn, ăn cướp thời gian tranh thủ làm thay đổi tương quan lực lượng với cộng sản bằng sách lược mới. Với sách lược này, Tổng thống Mỹ có thể không chủ quan, tin ở tướng Lansdale đã sử dụng anh em Nhu-Diệm loại được thực lực của ông bạn đồng minh Pháp ra khỏi vòng chiến, và cuối cùng, thu gọn số trí thức nhân sĩ còn vọng Pháp và mảnh lưới mang màu sắc "khối dân chủ" để sử dụng hoặc vô hiệu hóa khi cần. Như vậy, CIA đã hoàn thành kế hoạch mở đường cho Mỹ xâm nhập miền Nam Việt Nam trực tiếp, biến mảnh đất này thành căn cứ quân sự, đúng với danh nghĩa "Tiền đồn tại vùng biên cương của Mỹ ở Đông Nam Á".
Bản thân Diệm ngay từ chuyến qua Mỹ đã nhận thức được ý đồ của Nhà Trắng. Mỹ không thể vì một người chịu để vuột khỏi tay cái mắt xích miền Nam Việt Nam trong hệ thống mắt xích vùng Đông Nam Á. Diệm không còn chủ quan để mãi mơ hồ tín vào quyền uy của ông, khi tổng thống Einsenhower trưng đủ bằng cớ chứng minh ông đang bị đa số dân chúng chống đối. Đấy là nguyên nhân buộc Diệm phải chấp nhận những điều kiện, trong đó có điều kiện mở rộng cửa đón hàng vạn cố vấn quân sự "nhập nội" trực tiếp nhận trách nhiệm cứu vãn tình hình. Đổi lại, chính phủ Hoa Kỳ vẫn giữ lời cam kết, bảo vệ sự nghiệp của ông và cả gia đình ông! Một cuộc mặc cả hoàn toàn dành cho tổng thống Việt Nam Cộng Hòa tự cân nhắc, ông Diệm đã thức thời chọn lấy chỉ một lá phiếu của Mỹ có sức nặng bằng cả mấy triệu cử tri, mà bốn năm trước ông đã có để chiến thắng Bảo Đại. Ông Diệm không giận về lời trách cứ của ông Nhu, nhưng ông buồn về lối suy luận chủ quan của em ông, cho rằng Hoa Kỳ trước sau vẫn buộc phải trợ giúp Việt Nam Cộng Hòa đủ mạnh làm lực lượng xung kích cho Mỹ chiến đấu chống cộng sản, bảo vệ quân lợi cho chính họ ở khu vực Thái Bình Dương.
Riêng ông, chưa quên vụ Mỹ trắng trợn trở mặt hất chân người bạn đồng minh Pháp đã phải đổ máu ở Việt Nam cho quyền lợi của Mỹ! Tùy vậy ông vẫn cần đến khả năng chính tri của người em nhằm bù đắp nhược điểm vốn có của mình, nhưng ông Diệm không còn đặt hết tin tưởng vào Nhu như trước. Qua sự kiện này ông đã thấy rõ em ông chưa đủ sâu sắc.
Tổng thống Diệm quả rất lo buồn khi buộc phải dành quyền chủ động cho tập đoàn cố vấn Mỹ đang chuyển từ giai đoạn đấu tranh chính trị qua bạo lực quân sự. CIA, với đại tá Colby đã phân bố thuộc viên, trực tiếp chỉ đạo hoặc gián tiếp từng bước nắm chắc nhiều tay sai trở nên trung thành và đắc dụng, thay vì trước đây chỉ nắm một mình Diệm. Nhưng Trần Kim Tuyến tin cậy bậc nhất của Nhu, đã bí mật gắn bó với Colby, đại tá Đỗ Mậu từng là tay chân sống chết của tổng thống Diệm, đã thức thời hợp tác với Conein, Dương Văn Hiếu, trưởng đoàn công tác mật vụ của Cẩn mới phái vào Sài Gòn trọn lực cho Nhu, đã phục vụ cho CIA sau lưng chủ. Từng loạt sĩ quan các cấp trong quân đội Sài Gòn được CIA tuyển chọn đưa sang Đài Loan, Phi Luật Tân và cả Hoa Kỳ huấn luyện nghiệp vụ nhưng thực chất đã được đào tạo thành những cộng sự trung thành với chủ Mỹ.
Anh em ông Diệm không thấy được hết, nhưng cũng đã ý thức được dần dần, biết mình không còn độc quyền liên hệ với Hoa Kỳ và cũng không thể nắm chắc được lòng trung thành của số tay chân cộng sự. Đó là mối nguy hiểm đối đầu buộc Nhu phải cấp tốc lập riêng một lực lượng đặc biệt, giao cho Lê Quang Tung bí mật chỉ huy, cùng một hệ thống đàn áp quy mô, khoa học, đồng bộ nhằm thực hiện quốc sách "tố cộng, diệt cộng".
Đồng bào miền Nam rùng mình ghê sợ mỗi khi nhắc đến các địa điểm: P.42, bót Ngô Quyền, Hàng Keo, Trại Cây Mai, bến Vân Đồn, Lê Văn Duyệt... cả chục lò tra tấn giết người ngay trong Sài Gòn Chứ Lớn, chưa kể nhưng "mồ chôn người bí mật mọc lên nhan nhản ở các tỉnh và thành phố khác..
Chính sách bạo lực đã bôi đen học thuyết nhân vị của chế độ Diệm. Cả Mỹ lẫn Diệm đều thấy rõ triệu chứng đổ vỡ, dân chúng mất lòng tin, nghi ngờ tự do nhân quyền. Người ta phát hiện những bàn tay sắt của CIA, của Nhu mặc dù đã được bọc nhung khá kỹ.
Để cứu vãn tình thế, các cố vấn Hoa Kỳ đưa một đoàn chuyên gia Đài Loan vào Sài Gòn, trưởng đoàn là cháu đời 72 của Khổng Phu Tử, nhằm giúp chính phủ Diệm phục hồi học thuyết Khổng-Mạnh. Số giáo sư tâm lý xã hội của phân viện đại học Michigan đã xác định chín mươi phần trăm người Việt Nam thấm nhuần đạo lý Khổng-Mạnh và coi đây là nền tảng chân chính, là ý thức hệ chống Cộng!
Tổng thống Diệm giao cho số đảng viên Cần Lao lão thành tin cậy như Nguyễn Trác, Hà Huy Liêm, Võ Văn Trưng... cấp tốc thành lập ngay Hội Khổng học Việt nam. Ông ta đích thân đến tham dự lễ ra mắt của Hội và ban lời huấn từ: "truyền bá học thuyết Khổng Mạnh để giáo dục dân chúng là điều tâm đắc đối với tôi! Đối với nhóm "Tâm huyết", đại tá Đỗ Mậu cho đó là triệu chứng của sự thành công của nhóm, ông ta đề nghị đưa hết lực lượng lồng vào Hội Khổng học, dựa vào tổ chức hợp pháp này để dễ dàng hoạt động.
Nằm sâu trong hậu trường sân khấu chính trị Sài Gòn, Vũ có điều kiện khai thác khá sâu những âm mưu thủ đoạn của Mỹ-Diệm, hiểu rõ những mâu thuẫn nội tại của chúng. Qua tài liệu của Sở mật vụ, anh còn biết được những tổn thất và sự hy sinh to lớn của chiến sĩ và đồng bào ta trong giai đoạn khốc liệt này. Ngay trong ngành tình báo nội thành, số điện đài liên tục bị địch phát hiện, phương tiện bị mất, nhiều đồng chí đã anh dũng hy sinh.
Đã một năm nay, Trung tâm chỉ thị cho Vũ hủy bỏ hệ thống "hộp thư" trong phạm vi Sài Gòn, xây dựng hệ thống "hộp thư" mới ở Vũng Tàu, Long Hải. Đối với Vũ, phải đi xa Sài Gòn để liên hệ với hộp thư quả không ít nguy hiểm: Lực lượng CIA phối hợp với tổ chức mật vụ ngụy quyền rải khắp các đầu mối giao thông. Chúng soi mói, rình mò từ cách sinh hoạt đến sự di chuyển của bất kỳ người nào có ít nhiều hiện tượng nghi ngờ. Bọn chúng không tin ai một cách mù quáng dù người đó ở vị trí tin cậy hay ở chức vụ cao. Hơn ai hết, Vũ hiểu tầm quan trọng của khâu giao liên tình báo nhưng đây cũng là điểm yếu của ta đồng thời là mục tiêu chủ yếu mà kẻ địch rất quan tâm để tìm ra đầu mối. Song Vũ đã chấp nhận chia xẻ phần nguy khó cho mình.
Anh đã tìm được một "vỏ bọc" có thể che mắt những kẻ tò mò nhất: Dựa vào những đợt nghỉ cuối tuần với vợ chồng Trần Đình, có Phù Ninh Đa cùng đi để liên hệ với "hộp thư".
Không một ai nghi ngờ những người ngồi trong chiếc Belair lộng lẫy kia: một cặp vợ chồng, một đôi tình nhân đang háo hức đi "đổi gió", sau một thời gian làm việc căng thẳng. Và ngay ba người bạn thân của anh cùng ngồi trong xe lúc này cũng không một ai biết rằng, bên cạnh họ là một cán bộ tình báo cách mạng mà đầu óc chỉ bận bịu đến nguồn tin mà anh ta sắp chuyển về cơ quan Trung tâm. Nguồn tài liệu anh vừa thu lượm được hết sức quý giá, nhưng nó sẽ trở thành vô dụng nếu không chuyển kịp đến cấp trên khi nó còn giá trị thời gian...
Chiếc xe Belair không tăng tốc độ, chạy êm như ru trên con đường nhựa phẳng lý. Phía băng sau, Bạch Hường và Ninh Đa vẫn đang chuyện trò sôi nổi về mốt thời trang mà họ quan tâm.. Trần Đình chăm chú vào tay lái, thỉnh thoảng đưa mắt sang phía Vũ, miệng khẽ mỉm cười khi thấy bạn đang lim dim mất dưỡng thần.
Tình cảm ngày càng thân thiết giữa anh và Trần Đình, những chuyến tàu viễn dương mà Trần Đình thường xuyên sang Hồng Kông, nơi Linh Phương đang cùng chồng sinh sống... bỗng lóe lên trong anh một dự tính táo bạo. Anh sẽ xây dựng một đường dây liên lạc mới với Hà Nội qua Trần Đình và Linh Phương, điều này có thể giúp anh khắc phục được tình trạng giao thông liên lạc khó khăn với trung tâm, mà anh tin tưởng rằng sẽ được lãnh đạo chấp nhận.
Lúc ấy, Vũ cũng đang nóng lòng, chỉ muốn kết thúc sớm ngày nghỉ để trở về Sài Gòn. Tối mai anh có cuộc gặp mặt với Hoàng Hồ, thư ký tòa soạn báo Thời Luận, ủy viên thư ký thường trực khối Dân Chủ của Phan Quang Đán. Ít lâu nay, Vũ đã sử dụng báo Sinh Lực của nhóm Tâm Huyết viết bài hưởng ứng, kín đáo nhưng mạnh dần, quan điểm chống đối của tuần báo Thời Luận là cơ quan ngôn luận của Phan Quang Đán, cố ý đẩy tập đoàn Võ Văn Trưng, Đỗ Mậu, chuyển thành thế ly khai Nhu Diệm. Nhờ vậy, Vũ đã tạo được cảm tình của Hoàng Hồ. Với ý đồ riêng, Colby đã cử số thuộc viên loại tầm cỡ đi sát Phan Quang Đán, Đỗ Mậu, ra mặt đỡ đầu, khiến Ngô Đình Nhu không thể mạnh tay dẹp hai tờ báo đang mỗi lúc một tăng đần luận điệu chống đối. Tuy vậy, thấy chủ trương đối đầu chế độ của báo Thời Luận không thu hút được nhiều cây viết, không tạo được sự đồng tình của các nhật báo xuất bản ở Sài Gòn vì họ sợ nguy hiểm, Vũ đã gợi ý khuyên Hoàng Hồ đứng tên xin ra tờ tuần báo Trinh Thám, phù hợp với anh ta nguyên là giáo sư trường cảnh sát Pháp tại Ba Lê, để quy tụ nhà văn, ký giả, tạo thành lực lượng hỗ trợ cho Thời Luận. Hoàng Hồ hân hoan đón nhận ý kiến, nhờ Vũ gặp bộ trưởng Thông tin Trần Chánh Thành vận động. Chỉ sau vài tháng, tờ báo nghiệp vụ duy nhất ở miền Nam ra đời, có ngay số đọc giả kỷ lục. Từ đó Hoàng Hồ gắn bó thiết thân với Vũ, yêu cầu được kết nghĩa anh em, dù hơn Vũ cả 15 tuổi đời, anh ta đặt cho Vũ phụ trách bộ phận biên tập cho Trinh Thám.
Biết rõ Hoàng Hồ với Phan Quang Đán vốn là bạn học, sau này trở thành bạn tâm giao, Vũ quyết tâm dùng anh làm gạch nối, từng bước vận dụng cho hai nhóm Cần Lao ly khai của Võ Văn Trưng và nhóm Dân Chủ của bác sĩ Phan Quang Đán, tập họp thành lực lượng tương đối có bề thế, có sức mạnh khả dĩ đối đầu với chế độ Nhu-Diệm. Vũ đã thực hiện đúng lời hứa với Đỗ Mậu, thuyết phục được Trần Kim Tuyến bí mật ủng hộ nhóm Cần Lao ly khai, lôi kéo khối Dân Chủ đồng tâm hợp lực, khiến Mậu đã hết lời biểu dương Vũ, dành cho anh sự tin cậy, trọng nể đặc biệt. Ảnh hưởng của Vũ không chi gia tăng trong nhóm Cần Lao Võ Văn Trưng, mà còn phát triển trong khối Dân Chủ của Phan Quang Đán. Con đường công tác thật nhiều khó khăn nguy hiểm. Vũ đã đầu tư trí tuệ suốt thời gian, vượt được một chặng đường khá dài, anh vững tin vào đoạn cuối cùng tới đích đang có nhiều thuận lợi. Chưa lúc nào phấn khởi như lúc này, anh sẽ đến đặt bản báo cáo kết quả công tác trong thời gian qua vào hộp thư chuyển về Trung tâm...
Trần Đình ngừng xe bên vệ đường, quay lại bắt gặp nụ cười trên môi Vũ, chực hỏi:
- Có điều gì thích thú? Cười trong lúc ngủ phải là mộng đẹp?
Vũ mở mắt nhìn ánh nắng ban mai một vừng hồng rực rỡ, nhận điếu thuốc của Đình, anh vẫn mơ màng trả lời bạn, cũng là nói với chính mình:
- Đúng vậy anh Đình ạ. Tôi mơ thấy mình biến thành một nghệ nhân, ngắm nghía tác phẩm của mình sắp hoàn thành, lý thú thật.
Xe đã đến ngã ba đường, rẽ trái đi Long Hải, chạy thẳng tới Vũng Tàu, Đình rời xe đến trạm thuế nộp tiền tắm biển. Băng sau, Bạch Hường, Ninh Đa hình như còn hăng hái tiếp tục câu chuyện chưa chịu bỏ dở, chẳng quan tâm gì đến ngoại cảnh. Đình đã trở về lại, cho xe rẽ trái.

2.
Phái viên đặc biệt của ứng cử viên Tổng thống Kennedy thuộc đảng Dân chủ Hoa Kỳ đến Sài Gòn trước vài ngày nhân dịp lễ Quốc Khánh 26-10 (năm 1960). Không phải là khách mời, cũng chưa phải có chức quyền gì trong Tòa Bạch ốc, vậy mà đại sứ Mỹ tại Nam Việt Nam cùng đại tá chỉ huy cơ quan CIA Colby tỏ ra rất trân trọng đón tiếp. Chẳng có gì lạ khi Kennedy chắn chắn sẽ ngồi trên chiếc ghế Tổng thống Hoa Kỳ chỉ trong vài tháng tới.
Phái đoàn gồm sáu người được bố trí ăn ở tại tòa nhà số 6 đường Ngô Thời Nhiệm. Trước khi đến Việt Nam, trung tâm CIA tại Langley (Virginia) đã thông báo cho đại tá Colby biết có ba nhân vật chủ yếu trong phái đoàn: George Ball, Michel Forrestal và Hilsman sẽ là những viên chức cầm đầu cơ quan đối ngoại của tổng thống Kennedy trong tương lai. Họ đặc trách về các vấn đề Việt Nam và Đông Nam Á. Phái đoàn bí mật qua Sài Gòn, đội lốt du khách, tất nhiên, không để dự lễ Quốc Khánh của Việt Nam Cộng Hòa, nhiệm vụ chính của họ là tiếp xúc với các nhân vật cầm đầu các cơ quan quân sự, chính trị của Mỹ đang hoạt động tại Sài Gòn, để nghiên cứu tình hình Nam Việt Nam tại chỗ. Tòa Đại sứ, cơ quan CIA và các tướng tá chỉ huy cố vấn quân sự Mỹ tại đây, hiểu ngầm rằng, phái đoàn đặc nhiệm của Kennedy có quyền quyết đinh về địa vị chức quyền tương lai của họ, nên hầu hết những viên chức được mời đến tiếp xúc đều có thái độ thận trọng, đúng mực, không khác gì gặp gỡ các nhân vật đương quyền.
Hôm nay, theo chương trình đã sắp đặt, phái đoàn làm việc với tiến sĩ Grore và Huss Colquyver. Trong căn phòng lớn, cửa yểm kính mờ, có máy điều hòa, đủ tiện nghi cho một văn phòng làm việc, máy ghi âm, điện thoại, máy chữ, giấy tờ... dù lối trang trí là phòng khách sang trọng của khách sạn.
Trưởng đoàn George Ball; có tin sẽ là Cố vấn đối ngoại của Tổng thống kế nhiệm, chỉ mới ngoài bốn mươi, với chức vụ quan trọng như vậy quả là rất trẻ, cũng như Kennedy sẽ là Tổng thống Hoa Kỳ trẻ tuổi nhất từ trước tới nay. Ông ta có chủ trương lựa chọn những người cộng sự đồng lứa. Năm người ngồi chung bàn dài phủ nỉ xanh lót mặt kính. Tiến sĩ Grore và Huss Colquyver ngồi một bên đối diện phái đoàn, trước mắt Huss là tập hồ sơ kẹp bìa cứng. Rõ ràng đây là buổi họp báo cáo, không phải là cuộc tiếp xúc thông thường.
George Ball nhìn xuống cuốn sổ đặt trước mặt như để kiểm tra những điểm đã được ghi nhớ, giây lát hắn ngước mắt nhìn tiến sĩ Grore, rồi Huss, cặp mắt thật xanh, thông minh, giọng nói dịu dàng:
- Thưa hai ngài, theo yêu cầu của Thượng nghị sĩ Kennedy, mà chúng ta đều biết, không lâu nữa ông sẽ là Tổng thống kế nhiệm, chúng tôi được cử đến gặp các ngài để tìm hiểu sâu hơn các nhân vật đang có chức quyền trong Chính phủ của tổng thống Diệm, các tướng lãnh chỉ huy quân đội Việt Nam Cộng Hòa, trong phạm vi trách nhiệm của RAND Corporation do hai ngài phụ trách. Vấn đề Việt Nam, mà thượng nghị sĩ Kenedy đưa lên hàng bậc nhất trong nhiệm kỳ năm năm của Tổng thống kế nhiệm, chính vì nó gắn bó với quyền lợi, trách nhiệm và danh dự của đất nước chúng ta. Do đó, chúng ta cần phải có một chính sách đúng, một đường lối hữu hiệu, để đạt được thắng lọi nhanh chóng hơn, mà điều trước nhất đòi hỏi chúng ta phải hiểu sâu sát, cụ thể về nhân vật, địa bàn, về tình hình chung các mặt. Phần các ngài xin cho chúng tôi được hiểu về các phần tử chủ chốt, kể từ hai anh em ông Diệm trở xuống.
Grore gật đầu, quay sang người phụ tá. Huss trịnh trọng giở tập hồ sơ, bắt đầu đọc chậm rãi:
- Trước hết về tổng thống Ngô Đình Diệm. Sinh ngày 3 tháng giêng năm 1901, tại tỉnh Quảng Bình, Trung phần. Tốt nghiệp trường Hậu bổ Huế được cử làm tri phủ, rồi Thượng Thư Bộ Lại trong triều đình Bảo Đại từ 1932. Sau đó dưới áp lực của Pháp, Bảo Đại đã cách chức Diệm và cho về nghỉ....
George Ball nghe có vẻ chăm chú, mặc dù lai lịch của Diệm từ thuở hàn vi đến khi trở thành tổng thống Việt Nam Cộng hòa ngày 26-10-1960, ông ta và cả phái đoàn đã nghiên cứu tỉ mỉ qua hồ sơ của cơ quan Langley chuyển sang. Huss cũng thừa biết điều đó, nhưng y vẫn không hề bỏ qua một chi tiết quan trọng nào về lai lịch của Diệm. Cuối cùng, y nói:
- Ít nét sơ lược về quá khứ chỉ xin tóm tắt nhắc lại, còn diễn tiến từ đó cho đến bây giờ các ngài đã biết chi tiết trong hồ sơ chúng tôi đã chuyển đến. Nhưng khi đề cập cá nhân tổng thống Diệm, chúng tôi thiết nghĩ không thể tách khỏi vai trò bí ẩn của người em ông ta, Ngô Đình Nhu. Một lẽ khá dễ hiểu, hiện nay ở Sài Gòn, người ta chú ý đến nhân vật thứ hai nấp sau hậu trường này hơn hẳn tổng thống đương quyền, họ cho ông Nhu chính là bộ óc, là linh hồn của Diệm. Nhu sinh năm 1908, em kế của ông Diệm trong số năm anh em trai gia đình họ Ngô, một gia đình theo đạo Thiên chúa quan lại, vọng tộc. Thời thanh niên, Nhu du học ở Pháp, tốt nghiệp đại học, về Hà Nội là trưởng thủ thư viện Đông Dương từ năm 1940 đến 1944, cưới vợ năm 1943, là con gái của ông Trần Văn Chương hiện đang làm đại sứ Việt. Nam tại Hoa Kỳ.
Từ sau ngày Diệm làm tổng thống, Nhu không giữ một chức vụ chính thức nào trong chính phủ, tự nhận mình là cố vấn Tổng thống, đựng sau chính quyền nhưng nắm hết quyền hành trong tay. Ở Sài Gòn người ta coi quyền hành mạnh hơn pháp lý. Mọi việc lớn nhỏ quan trọng hay không quan trọng đều qua ông Nhu, công văn giấy tờ đều có chữ phê của ông ta trước khi có chữ ký chính thức của tổng thống Diệm. Hầu hết các bộ trưởng trong chính phủ, các tướng lĩnh cao cấp chỉ huy quân đội đều phải đến họp mỗi tuần do chính Nhu triệu tập và điều khiển, mặc nhiên biến thành Hội đồng quốc gia chính thức. Hội đồng quốc gia này ban hành mọi quyết định cụ thể, quy mô, sau đó tổng thống Diệm mới họp nội các công bố. Riêng phần Nhu, nắm việc cắt đặt nhân sự trong mọi cấp thuộc chính phủ và trong quân đội, tổng thống Diệm biến thành người thực hiện với chữ ký của ông ta.
Quan niệm của Nhu cho rằng Hoa Kỳ buộc phải bảo trợ cho Nam Việt Nam, viện trợ tiền và vũ khí, để cho Nam Việt Nam có đủ sức mạnh bảo vệ quyền lợi cho Hoa Kỳ trước hiểm họa cộng sản. Và chỉ có Diệm, một lãnh tụ chống cộng mới có đủ uy tín, đủ tầm cỡ đối đầu với Việt cộng miền Bắc. Chính phủ Mỹ không thể có một đối tượng nào khác khả dĩ thay thế được. Tổng thống Einsenhower và tổng thống kế nhiệm phải hiểu điều đó, và cần nhận rõ điều này: quyền lợi của Mỹ gắn chặt với sự sống còn của mảnh đất này. Với suy nghĩ đó Nhu nuôi tham vọng bảo vệ mối quan hệ độc quyền giữa tổng thống Mỹ với Diệm, không cho phép bất cứ cá nhân, tập đoàn nào bắt tay với Hoa Kỳ sau lưng ông Diệm. Nhu đã không ngần ngại giết ngay tướng Trình Minh Thế, tướng Ba Cụt khi biết họ qua mặt Nhu liên hệ riêng với người Mỹ. Nhu khuyến cáo ông Diệm không chấp nhận bác sĩ Phan Quang Đán, Đặng Văn Sung và một số nhân vật khác tham gia chính quyền, lý do những người này có liên lạc với các viên chức Mỹ cầm đầu tổ chức CIA tại Sài Gòn, và được ủng hộ cách riêng. Mặt khác, Nhu ban ân huệ, cho địa vị, đôi khi cả quyền lợi để tập họp một hệ thống cộng sự viên trung thành. Cùng với vợ, Trần Lệ Xuân, Nhu tổ chức riêng các lực lượng hậu thuẫn cho mình: Thanh niên Cộng hòa, Phụ nữ Liên đới, lực lượng vũ trang đặc biệt, Phụ nữ bán quân sự... Không chỉ có vậy, vợ chồng Nhu, rồi Ngô Đình Cẩn, bà cả Lễ, em trai và chị gái Nhu ở miên Trung, ngoài việc lộng quyền, còn tổ chức buôn lậu có hệ thống. Họ tậu đất đai, nhà cửa ở Pháp, gửi châu báu, đô-la qua ngân hàng Thụy Sĩ, không chỉ là tiền do buôn lậu. Trong đó có phần viện trợ của Hoa Kỳ chạy vào túi riêng, tổng số còn chờ kết quả điều tra, nhưng quả là quá lớn. Chính những hoạt động mờ ám của vợ chồng Nhu đã phát sinh mâu thuẫn, dân chúng mất lòng tin trầm trọng.



Xem trang:
[1][2][3][4][5][6][7][8][9][10][11][12][13][14][15][16][17][18][19][20]
[21][22][23][24][25][26][27][28][29][30][31][32][33][34][35][36][37][38][39][40]
[41][42][43][44][45][46][47][48][49][50][51][52][53][54][55][56][57][58][59][60]

TOP WAP WORLDWIDE


mobiV trang ch

© GIAITRI102.TK
Thanks to XTGEM