Không bấm vùng phía trên kẻo mất tiền nhé!

3.
Huỳnh Văn Trọng quàng tay qua vai Vũ kéo vào phòng:
- Nghe cha Dưỡng nói chú đã vào đây, tôi đi kiếm mãi không ra. Trốn ở đâu mà kín thế?
Chị Trọng từ trong bước ra thấy Vũ, reo lên trách móc:
- Tệ chưa, vào đây lâu rồi mà tránh bọn tôi không thèm lại hả?
Không kịp để Vũ phân trần, chị tiếp:
- Hôm chúng tôi đi, cả hai đứa đến rủ chú, người ta nói chú đã đi nghỉ hè ở Đồ Sơn.
Trọng khoát tay:
- Mình vào tiếp tục lo cơm đi, mời chú Vũ cùng ăn đấy nhé. Để hai anh em chúng tôi hàn huyên trước đã.
Chị Trọng nguýt chồng:
- Giành đấy à? Thôi được, chú Vũ phải ở lại ăn cơm đấy nhé.
Từ ngày quen hai vợ chồng Huỳnh Văn Trọng đến nay, sau khi họ kết nghĩa anh em và dĩ nhiên Trọng trở thành người anh bằng mười lăm năm ra đời trước Vũ, cả hai vợ chồng luôn dành cho anh một cảm tình thân thích. Trọng mở bia rót đầy hai ly lớn:
- Nào uống? Mừng được gặp chú.
- Chúc sức khỏe anh chị và các cháu.
- Cha Dưỡng đưa chú địa chỉ của tôi phải không?
- Vâng, vào đây muốn đến anh chị ngay nhưng có biết anh chị ở đâu. Chiều hôm qua lên Thủ Đức thăm cha Dưỡng cha mới cho biết anh chị ở đây. Nghe cha nói, anh đã cộng tác với Huỳnh Văn Nhiệm, Tổng trưởng Nội vụ.
- Qua một người quen giới thiệu, Nhiệm mời tôi làm phụ tá cho y. Nhiệm là đại diện của giáo phái Hòa Hảo được cử ra tham chính. Hiện giáo phái Hòa Hảo được giữ bốn bộ trong chính phủ liên hiệp do ông Diệm là Thủ tướng, Lương Trọng Tường, Tổng trưởng Bộ Kinh tế, Nguyễn Công Hầu, Bộ Canh nông và trung tướng Trần Văn Soái, Bộ Quốc vụ khanh. Nói chung các giáo phái thiếu người có khả năng, nên họ đang cần lắm. Từ một lực lượng vũ trang nhảy ra làm chính trị, rồi bây giờ bất ngờ tham chính, rất mới mẻ đối với họ.
- Huỳnh Văn Nhiệm là người thế nào?
- Con một của gia đình địa chủ, từ nhỏ được đưa qua Pháp học, chỉ tốt nghiệp tú tài rồi về quản lý tài sản của cha. Nhiệm theo đạo Hòa Hảo từ ngày ông Huỳnh Phú Sổ còn sống, đến nay coi như hạng đại đồ. Được Soái cử ra tham chính nhưng nhiệm vụ vượt quá khả năng, vì vậy họ mời tôi làm phụ tá cho Nhiệm với chức đổng lý văn phòng. Công việc trong Bộ y khoán trắng cho tôi, một mình tôi làm không nổi, tôi đi tìm chú. Nay chú đã vào, tôi sẽ giới thiệu chú với Nhiệm. Được hai anh em mình phụ tá, y tất mừng lắm.
- Tôi vừa mới vào, chưa hiểu được tình hình nhất là trong các giáo phái. Cộng tác với họ, ít ra cũng phải biết. họ thế nào đã chớ?
- Tình hình chung thì nó bày ra đó, có chi mà phải tìm hiểu nữa? Mục đích của tôi, có lẽ với chú cũng phải vậy thôi, là tạo lấy cuộc sống thoải mái, gió chiều nào che chiều đó, băn khoăn gì cho nó mệt xác. Về giáo phái ở đây tôi sẽ nói lại chú nghe những gì tôi biết về họ.
Thế rồi tuần tự, Trọng đã kể lại cho Vũ nghe về lịch sử ra đời của các giáo phái. Cuối cùng anh nhận xét về lực lượng vũ trang của nhóm Trần Văn Soái. Danh xưng quân đội Hòa Hảo, thực chất không phải là thuộc quyền của giáo phái này, mà là của riêng trung tướng Trần Văn Soái, tục danh Năm Lửa và ba thiếu tướng: Hai Ngoan, Ba Cụt, Nguyễn Giác Ngộ. Lực lượng này từ lâu rồi được coi như "lính bổ sung" của quân viễn chinh do chính Pháp trả lương và sử dụng. Số quân của trung tướng Năm Lửa có khoảng mười ngàn. Ba tướng kia, mỗi người có trên dưới năm ngàn, tổng số hai mươi lăm ngàn, vũ trang đầy đủ. Lúc đầu, Pháp cử tướng Năm Lửa là tổng chỉ huy, nhưng gần đây ba tướng dưới quyền phản ứng không chịu lệ thuộc, có vài lúc gây ra đụng độ. Pháp đành phải để cho mạnh ai nấy sống riêng rẽ từng vùng.
Việc tham gia vào chính phủ liên hiệp cũng vậy, trên danh nghĩa là giáo phái Hòa. Hảo, được giữ bốn Bộ, nhưng thực tế cả bốn Tổng trưởng đều là người thân tín của Năm Lửa đưa ra, vấn đề đang gây thắc mắc trong nội bộ các tướng. Từ khi ông Huỳnh Phú Sổ chết, người lên thay thế chính là ông thân sinh ra Đức Thày, ông Huỳnh Công Bộ. Ông Bộ chỉ lo việc đạo, trụ trì đền thờ Đức Thày tại xã Hòa Hảo, thuộc tỉnh Châu Đốc, danh xưng là "thánh địa" với gần một triệu tín đồ rải khắp các tỉnh miền Tây. Chính ông Bộ cũng như đa số tín đồ không bằng lòng về hành động của nhóm tướng lĩnh, vì các lực lượng vũ trang này vẫn không loại trừ các việc hiếp đáp, bóc lột thuế má cả của họ. Nói chung giáo phái Hòa Hảo phân chia ra bên đạo, bên vũ trang khá rõ rệt, mâu thuẫn trầm trọng giữa bốn cánh quân, đó, là chỗ suy yếu nghiêm trọng, tuy bên ngoài nhìn vào vẫn cho là một tổ chức có lực lượng hùng hậu.
- Nhưng bản thân họ, trong nội bộ, họ có nhận thấy chỗ suy yếu nghiêm trọng đến thế không?
- Có thể họ chủ quan - Trọng gật gù suy nghĩ giây lát rồi tiếp - Qua sự giao dịch với nhau trong số cầm đầu, tôi cảm thấy họ thiếu trung thực. Chính họ phải biết điều nghiêm
trọng trên, có điều họ không chịu nhìn thẳng vào. Bề ngoài họ cần phải dựa vào nhau để giữ uy tín chung cho toàn giáo phái.
- Anh đã từng tiếp xúc với các ông tướng đó anh thấy họ là người ra sao?
- Cả bốn đều xuất thân từ các gia đình trung bình ở nông thôn, nhưng không chiu làm ruộng, chẳng chịu học hành, chỉ ăn chơi, luyện võ tự đo phóng túng từ thuở thiếu thời. Họ luyện được ba "miếng nghề", muốn ra làm cha thiên hạ. Ba tướng kia khi có danh phải cố học để biết qua loa. Còn riêng Năm Lửa chỉ biết độc nhất chữ ký tên mình, hoàn toàn vô học. Từ thái độ, cử chi, cách ăn nói, giao dịch, đến lối suy diễn, giống như một phú ông, nhưng là phú ông "hiện đại", nên nham hiểm, tàn bạo, ghê gớm hơn nhiều. Chẳng thế mà dưới tay Năm Lửa có đủ các hạng người thuần phục, từ trí thức như Lương Trọng Tường, Nguyễn Công Hầu, Quan Hữu Kim hoặc người cũng có trình độ học vấn như Phan Hà, Thành Nam, Văn Phú... Đến các loại anh chị lưu manh, dao búa, tất thảy gọi dạ bảo vâng, cúi đầu nghe lệnh. Chú thấy có kỳ cục không?
Vũ cười:
- Có gì kỳ cục đâu anh, khi trung tướng Soái là người thân tín của đại tướng Paul Ely, và chính Pháp đưa tiền cho ông ta trả lương cho lớp dưới quyền, thì những người anh vừa kể tên có thể cúi đầu vì đồng bạc Đông Dương của Pháp.
- Đã đành là thế, ở đây tôi muốn nói những kỹ sư Tường, Hầu và Kim, rồi số có tú tài như Phan Hà, đại tá Cường tiếng Pháp nói không thua tiếng mẹ đẻ. Họ không làm cho được Pháp trọng dụng hay sao mà phải qua trung gian một viên tướng không biết nói một tiếng Pháp nào?
- Đấy là giai đoạn Pháp cần người giỏi bắn giết hơn người giỏi chứ nghĩa!
Cầu chuyện bi ngưng lại vì chị Trọng đã đưa cơm lên. Trong không khí gia đình, Vũ nhận thấy vợ chồng anh Trọng thật tinh tỏ ra niềm vui thân thích. Cơm xong, khi chỉ còn lại một mình Trọng, anh giữ Vũ lại uống cà-phê trong phòng khách, và gạn hỏi:
- Chú nhận cộng tác với Nhiệm chứ? Cả tháng rồi tôi đã giới thiệu trước về chú, y có ý trông đợi, hai ba lần nhắc tôi tìm chú. Trong Bộ hiện còn thiếu một công cán ủy viên, phụ tá về công tác chính trị.
Vũ trầm ngâm giây lát:
- Anh để tôi suy nghĩ lại đã, chậm một vài ngày có gì quan trọng. Tôi nghe nói họ không mấy tin người Bắc mình, nhất là thuộc tôn giáo khác.
Trọng hoa tay đính chính:
- Không đâu. Dân Bắc như kỹ sư Ngọc, Thành Nam, cả hai rất được tin cậy. Tôi chưa hề thấy có hiện tượng kỳ thị.
- Ông Nhiệm và cả trung tướng Soái có biết anh là nhà tu xuất của Thiên Chúa giáo không?
Trọng cười ha hả:
- Có thể họ biết đấy, nhưng chẳng ai hỏi mà tôi cũng không xưng. Bây giờ họ có thể coi tôi như một tín đồ của họ, có sao đâu? Phần tôi chỉ cộng tác với Nhiệm trên danh nghĩa là nhân viên chính phủ liên hiệp, chủ yếu là Nhiệm và cả tướng Năm Lửa có tin mình hay không, vậy thôi?
- Họ tin anh?
- Tin chứ, qua những công việc giúp Nhiệm, ý kiến đóng góp, tự tôi đã tạo lấy lòng tin ở họ. Còn những vấn đề bí mật trong nội bộ, có thể họ còn giấu mình, phần mình cũng chẳng cần biết làm gì. Tôi chỉ làm để kiếm sống.
Là một nhà tu thuộc dòng Đa Minh Thiên Chúa giáo, Trọng theo học trường luật và tốt nghiệp cử nhân, nên khi bỏ tu anh xin làm công chức ngành tư pháp trong thời Pháp thuộc. Sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công, tiếp theo là cuộc kháng chiến chống Pháp, Trọng không chịu nổi cảnh thiếu thốn, bom đạn, bỏ chạy vào vùng địch kiểm soát, chỉ cốt cầu an. Trở lại cuộc đời của người công chức rồi được đặt lên chiếc ghế bộ trưởng trong ngụy quyền bù nhìn của Pháp, Trọng đã thực hiện đúng theo ý nghĩa là gió chiều nào che chiều ấy, cốt để tạo lấy một cuộc sống an nhàn, sung túc.
Trọng cùng người Huế với cha Dượng là bạn đồng tu nhiều năm với cha ở Philippine và Hồng Kông. Làm việc ở Huế nhưng Trọng thường ra Hà Nội và mỗi Giần ra đêu có đến với Dưỡng. Chính qua cha Dưỡng mà Vũ làm quen với Trọng từ sơ đến thân.
Trọng cởi mở, chân tình, nhưng hời hợt, ít quan tâm đến diễn biến tình hình quanh mình, vì ngoài cái địa vị khả dĩ đảm bảo cho mình một cuộc sống như mong muốn, Trọng không có tham vọng chính trị gì, và vốn cũng lười suy nghĩ.
Vũ gợi ý cho Trọng:
- Theo tôi, cuộc sống của bản thân có liên quan rất chặt chẽ với công việc mình làm. Công việc làm có kết quả, có lâu bền mới đưa lại cuộc sống bảo đảm. Mà những thay đổi của tình hình, diễn biến của thời cuộc, luôn luôn ảnh hưởng đến công việc làm của chúng ta. Nghe anh nói khiến tôi cảm thấy anh không mấy quan tâm đến chính cuộc sống thiết thân của anh, là tại sao nhỉ?
Trọng gật gù tỏ ra đăm chiêu:
- Đúng? Tôi có chỗ vô tâm, bàng quan với thời cuộc, và cũng lười suy nghĩ, cứ cho là đến đâu hay đó.
- Vì anh dễ kiếm chỗ đứng, dễ tìm việc làm, kiếm đồng tiền cũng không mấy khó khăn.
Nhưng theo tôi nghĩ, làm gì cũng phải cho chắc, cho vững, được lâu bền mới gọi là thành công, chứ nay ở chỗ này, mai ở chỗ khác cực thân lắm. Việc anh bàn, cả hai chúng mình cùng vào giúp Nhiệm, một người thân tín của tướng Năm Lửa, tôi cần phải tính lại cho kỹ về phần mình, chứ chưa được ăn đã gặp vạ, dại gì?
Trọng tỏ vẻ ngạc nhiên chồm dậy ngó Vũ:
- Cái gì mà ăn với vạ? Chúng mình là viên chức công khai của chính phủ, lén lút làm loạn đâu mà sợ?
- Một ngày nào đó, có thể là không lâu lắm đâu, người Mỹ và ông Diệm sẽ dẹp tình trạng sứ quân, cát cứ. Bắt cầm tù hoặc cần thì giết các viên tướng lãnh "bổ sung" của Pháp, dẹp hết tập đoàn tay chân của các tướng đó, thì những kẻ đồng lõa như anh và cả tôi nữa sẽ chui vào đâu, ông Diệm sẽ đối xử thế nào?
- Chú nói gì tôi không hiểu. Bất cứ ai cũng thấy rằng sau khi Pháp thất bại, chịu bỏ miền Bắc, buộc Hoa Kỳ phải trực tiếp nhúng tay vào, cùng nhau giữ lấy phần đất miền Nam, một chính phủ liên hiệp hình thành, được đồng minh Pháp - Mỹ bảo trợ, không lẽ họ lại để cho ông Diệm diệt các lực lượng kia, nay đã hợp thức hóa thành quân đội quốc gia?
- Thì đúng như anh nói, nhưng rồi một chính quyền sẽ hình thành trên nền tảng hiến pháp, bầu cử, quốc hội... như ông Diệm tuyên bố, chắc chắn sẽ không thể để tình trạng sứ quân cát cứ tồn tại, anh có nghĩ vậy không? Về phía các lực lượng kia, các tướng lãnh có chịu bỏ tất cả để trở thành những tướng chính qui trong chính phủ cộng hòa của ông Diệm, ngày đi làm tám tiếng đồng hồ ở Bộ Quốc phòng, hay một cơ quan nào khác, cuối tháng lĩnh một số lương theo đúng qui chế, sống bình thường trong vòng pháp luật không? Tướng Trần Văn Soái tướng Bảy Viễn và tất cả các tướng khác có chấp nhận được một chính quyền và một cuộc sống như vậy không?
- Ồ nếu đúng là vậy, họ không bao giờ chịu! - Trọng lắc đầu ngẫm nghĩ rồi tiếp - Vậy mà mới tối hôm kia, trong buổi tiếp tân do tướng Nguyễn Thành Phương tổ chức, tôi đã gặp hầu hết các tướng tá, các Tổng trưởng của ba lực lượng. Họ đều rạng rỡ, đầy tự hào và thỏa mãn, chúc tụng nhau, tỏ ra toại nguyện về những điều đã được ông Diệm nhượng bộ. Họ đứng bên bờ vực thẳm đang chờ họ bước tới, mà họ không biết!
Vũ gật đầu:
- Anh nói đúng. Các lực lượng kia mệnh danh là quân đội giáo phái, mà ngay từ lúc đầu đã tự mình tách ra khỏi khối tín đồ vì hành vi tàn bạo, cướp bóc cả đạo hữu của họ. Nhìn vào thực trạng ơự Sài Gòn thì thấy rõ, người nào mà không căm ghét lính Bình Xuyên. Chắc chắn ông Diệm sẽ không bỏ lỡ thời cơ để trừ đứt đi một tai họa dai dẳng quá lâu rồi. Ông ta sẽ có hai điều lợi: nắm trọn quyền cai trị và lấy được lòng dân, tranh thủ cả triệu phiếu khi có bầu cử. Anh thấy đấy, các lực lượng kia đem lại lợi ích gì cho dân, hay chỉ chuyên reo rắc tai họa, làm sao tránh khỏi bị cô lập với dân chúng và cả khối tín đồ của họ. ông Diệm sớm muộn tất phải thẳng tay với họ?
Trọng lắc đầu thở ra:
- Nguy hiểm thật! Họ đang nầm trong cái thế dao kề cổ mà vẫn dương dương tự đắc.
Vú nói chậm rãi như vừa lần theo từng dòng suy nghĩ của mình:
- Vừa rồi anh nói cả Pháp - Mỹ hợp tác, yểm trợ cho một chính phủ liên hiệp đã được Pháp trao trả quyền tự trị. Trong chính phủ đó thế lực thân Pháp, hay của chính Pháp, giữ một nửa số ghế. Đức quốc trưởng Bảo Đại vẫn tại vị. Hình thức thì vậy, nhìn thực chất?
Trước kia Pháp nhận tiền của Mỹ, bây giờ Mỹ giao tiền trực tiếp cho ông Diệm. Trên nguyên tắc ai nắm tiền người đó sẽ là chủ. Ông Diệm chỉ chi tiền cho những ai thuần phục ông ta, và sẽ cắt lương của bất cứ ai không chiu nghe lời. Để rõ vấn đề, chúng ta hãy nhìn ngược lại thời gian, hồi Đức quốc trưởng là vua mà ông Diệm là Thượng thư Bộ lại của triều đình Huế. Hai người không thuận nhau, Bảo Đại cách chức ông Diệm, hiện nay đài phát thanh và báo chí đang tuyên truyền ông Diệm có tinh thần chống Pháp, nên "rũ áo từ quan". Sau khi cách chức ông Diệm, Bảo Đại còn ra lệnh bắt, khiến ông ta phải chạy trốn. Mối thù không đội trời, chung đó, chằng có gì xóa được trong lòng ông Diệm suốt mười năm câm lặng trong một tu viện ở Hoa Kỳ. Vậy mà bỗng nhiên Đức Quốc trưởng phải đuổi hoàng thân Bảo Lộc của mình ra, để mời ông Diệm về chấp chính. Đâu phải là chuyện đơn giản nhỉ? Sự kiện này đã rõ Pháp nhượng bộ. Từ khi ông Diệm về, người ta chỉ tuyên truyền cho chính phủ Ngô Đình Diệm, chẳng một ai nhắc tới Đức Quốc trưởng hữu danh vô thực. Ngài không được về nước, vẫn phải chịu cảnh lưu vong, Anh thấy đấy! Còn ông Diệm thì đang tích cực cho soạn thảo hiến pháp thành lập chế độ cộng hòa, chuẩn bị tổ chức bầu cử. Ông ta cần tranh thủ lòng dân hạ uy tín đối thủ. Theo tôi nghĩ, đây là thời cơ để ông ta chỉ bắn một mũi tên mà được hai con chim: lôi kéo hoặc diệt lực lượng tay chân của Bảo Đại, tức là của Pháp, làm mất chỗ tựa của đối thủ, vừa được lòng dân. Lực lượng của ông Diệm nay đã mạnh hơn nhiều so với các lực lượng khác. Ông ta nắm quyền chính phủ, nắm đô-la, có trăm ngàn lính quốc gia được trả lương đầy đủ, lại biết lợi dụng lòng dân... chỉ còn chờ lúc ra tay!
Trọng chăm chú lắng nghe không sót một lời Khi Vũ vừa nói dứt. Anh tỏ vẻ hốt hoảng:
- Đúng là ông Diệm sẽ ra tay. Đến lúc đó chính tôi cũng khó tránh bị kẹt, đừng nói đến những tướng tá đối lập.
Vũ cười:
- Tránh được à? Hai bên húc nhau, có thể húc nhau cật lực, anh là người cộng tác với tướng Trần Văn Soái sao khỏi bị coi là đồng lõa?
- Hay tôi rút lui đi thì vừa?
Vũ làm mặt nghiêm, khuyến khích:
- Dù sao thì giữa anh với cá nhân ông Nhiệm cũng đã trở nên bằng hữu, không lẽ bỏ bạn trong lúc khó khăn? Theo tôi, nếu như anh thấy những điều tôi nói là có cơ sở anh nên giảng giải cho ông Nhiệm hiểu. Một khi họ ý thức được ý đồ của ông Diệm và cả của Mỹ, chắc họ sẽ đối phó được kịp thời, đâu đến nỗi phải bó tay. Phần anh, đây là dịp anh đáp lại lòng tin mà họ đã dành cho anh lâu nay.
Trọng trở lại bình tĩnh và sôi nổi:
- Nhất định rồi, tôi sẽ gặp ngay Nhiệm và cảnh tỉnh ông ta. Nhưng riêng về tôi, chú giúp tôi ý kiến chứ?
Vú vui vẻ nói giả lả:
ối, anh đã có gan làm giặc thì phải có gan ở tù.
Vũ đứng lên. Trọng nắm chặt tay anh:
- Định về sao? Tối nay ở lại ngủ. Mải mê chuyện quên không hỏi chú, chú vào đây ở đâu? Đến với vợ chồng tôi nhé, nhà rộng đấy, thấy không?
- Trần Đình đã dành cho tôi một phòng riêng, vợ chồng ảnh tốt với tôi, không thể bỏ đi được. Sáng mai tôi có việc, không ngủ lại được. Mai mốt anh em mình sẽ gặp lại nói chuyện nhiều.
- Vậy tôi đưa chú về để biết chỗ ở. Tôi có xe mà.
Trọng tự lái xe đưa Vũ về Quai de Belgique tận nhà Trần Đình.



Xem trang:
[1][2][3][4][5][6][7][8][9][10][11][12][13][14][15][16][17][18][19][20]
[21][22][23][24][25][26][27][28][29][30][31][32][33][34][35][36][37][38][39][40]
[41][42][43][44][45][46][47][48][49][50][51][52][53][54][55][56][57][58][59][60]

TOP WAP WORLDWIDE


mobiV trang ch

© GIAITRI102.TK
Thanks to XTGEM

XtGem Forum catalog